Tinh thần thể thao… Nô-bi-ta!?
Giá như ai cũng “nhận thức” được như Nôbitô, cháu ba đời của Nôbita, biết “lo xa”, biết tìm về quá khứ… để mà cải thiện, để đừng có “mắc nợ” dài lâu, để mà thịnh vượng!
Họa sĩ, nhà văn Fujiko Fujio với bộ truyện tranh để đời Đôrêmon làm say mê bao nhiêu trẻ em nhiều nước trên thế giới, trong đó tất nhiên là có trẻ em Việt Nam.
Nhân vật chính trong bộ truyện tranh hấp dẫn này là cậu học trò lớp 04 tên là Nôbita vô cùng hậu đậu, cậu bé luôn thất bại trong mọi công việc trong hiện tại. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến sau này tiếp tục thất bại trong công việc, trong cuộc sống, đẩy vợ con gia đình và cháu chắt vào cảnh nợ nần, túng thiếu, bần cùng.
Cũng vì thấy trước được điều này, cháu ba đời của Nôbita là Nôbitô quyết định gửi chú mèo máy Đôrêmon về quá khứ để giúp đỡ ông mình tiến bộ, hóa giải, cải thiện hoàn cảnh hiện tại, nhằm hướng đến những điều tốt đẹp hơn, hoàn mỹ hơn trong tương lai.
Những nhân vật này đã trở nên quen thuộc với trẻ em VN
Như bao trẻ thơ khác, Nôbita rất nhân hậu, ham chơi và có nhiều khát khao, mơ ước. Cậu ấy muốn trở thành người có ích, muốn trở thành siêu nhân. Nhưng nghịch lý thay, cậu ấy lại mang trong mình những “khuyết điểm” vô cùng lớn đó là lười biếng, học dốt và chơi thể thao thật tệ. So với các bạn cùng trường, cùng lớp thì cậu ấy là cá biệt.
Điều cá biệt của cậu bé Nôbita là sự “bất thường” trong tinh thần Nhật Bản. Một đất nước làm nên được những điều thần kỳ trong kinh tế, công nghệ và thể thao nhờ tinh thần tự lực tự cường, thận trọng, đoàn kết, kỷ luật, cần cù, tỉ mỉ. Nền văn hóa Nhật Bản được thế giới tôn trọng, và tính “bất thường” hợp lý trong bộ truyện tranh Đôrêmon làm nên biểu tượng văn hóa của đất nước này.
Khả năng thực tế là không thể, thế nhưng, khi Nôbita muốn “đi tắt đón đầu”, muốn đạt được “thành tích cao”, cậu bé thường “bám víu” vào các “bảo bối” của Đôrêmon lấy ra từ chiếc túi kỳ diệu ở trước bụng chú mèo máy mập ú dễ thương ấy. Và lợi bất cập hại cũng từ đó mà ra, khi sử dụng những sự trợ giúp không đúng cách, quá trớn quá đà, nó trở thành con dao hai lưỡi, phản tác dụng.
Video đang HOT
Trẻ em thế giới yêu thích truyện Đô rê mon vì những suy nghĩ và hành động dễ thương sinh động của các nhân vật trong câu chuyện. Bao thế hệ trẻ em Việt Nam gần đây cũng mê mẩn bộ sách ấy và đặt nó vào một vị trí trang trọng trong tủ sách của gia đình. Giá trị của “Đô rê mon” có lẽ còn mãi “tính thời sự” trong những thế hệ tiếp sau…
Trẻ em Việt Nam cũng yêu thích thể thao như trẻ em Nhật Bản, và có lẽ yêu thích nhất là bóng đá. Quay về lịch sử hơn nửa thế kỷ, người Nhật đã lưu niệm cho “cường quốc bóng đá” Việt Nam một chiếc giày cỏn con với ngụ ý về nền bóng đá xứ Phù Tang còn khiêm tốn, nhỏ bé lắm. Thế nhưng hiện tại đã khác hoàn toàn.
Thể thao nói chung và bóng đá nói riêng thì Nhật Bản là cường quốc của châu lục và thế giới, còn Việt Nam vẫn loanh quanh trong chiếc “ao làng” Đông Nam Á mà không có cách nào thoát ra được. Nguyên nhân tại sao Việt Nam vẫn “dậm chân tại chỗ” như vậy thì rất nhiều… Và kinh tế Việt Nam vẫn còn nghèo lắm!
Những khuyết điểm “cá biệt” của Nôbita thì Việt Nam cũng có, không những ở trẻ em mà còn có cả người lớn. Và khi muốn “đi tắt đón đầu”, khi muốn đạt được “thành tích cao” họ cũng trông cậy vào nhiều “bảo bối”, trong đó có “bảo bối” là xin đăng cai tổ chức đại hội thể thao các cấp, cấp khu vực, cấp châu lục… Và công nhận, sau những lần đăng cai ấy, bản “thành tích” của đơn vị đăng cai được “cải thiện” đáng kể.
Những trẻ em Việt Nam ngồi xem truyền hình vỗ tay reo hò, vui mừng, phấn khởi vì những màn pháo hoa, ca múa, rước cờ của một biển người đầy màu sắc, đầy ánh đèn sân vận động trong những lần trực tiếp lễ khai mạc đại hội. Thế nhưng, chắc gì các em đã biết…
Câu chuyện của Nôbita và các bạn là chuyện của “những đứa trẻ” với nhau. Sự “bám víu” vào “bảo bối” của chú mèo máy Đôrêmon đến từ tương lai cuối cùng chỉ đọng lại những lời khuyên răn bổ ích cho “bọn trẻ”. Đó chính là sự chừng mực, cố gắng tự lực tự cường từ chính bản thân mình, thận trọng tính toán kỹ lượng trước mọi hành động suy nghĩ, biết trân quý thiên nhiên, con người và nhân loại.
Giá như “những đứa trẻ” Việt Nam “nhận thức” được như Nôbitô, cháu ba đời của Nôbita, biết “lo xa”, biết tìm về quá khứ… để mà cải thiện, để đừng có “mắc nợ” dài lâu, để mà thịnh vượng!
Minh Phước
Bài cùng tác giả: Đừng để VN mang tiếng “quốc gia nhiều tiến sĩ” Đừng để VN “mang tiếng” là một quốc gia nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng lại quá hiếm những công trình, sáng kiến tầm cỡ, chỉ giỏi “kiếm quyền, kiếm tiền”. Sớm hay muộn, lá bài nào cũng phải lật ngửa! Trong thời buổi CNTT phát triển như vũ bão hiện nay, trước sau gì “cặp đôi hoàn hảo” truyền thông và bạn đọc sẽ “lật ngửa” tất cả các con bài. Đã làm quan thì phải… thật giàu Bức xúc làm gì chứ, đã làm quan thì phải thật giàu… Quan mà nghèo thì còn tâm trí đâu mà lo việc dân việc nước.
Theo_VietNamNet
Sao ta cứ... cắm đầu mà yêu?
Tôi chờ đợi người đàn ông tôi yêu suốt 4 năm, người đó ra nước ngoài làm việc. Nhưng khi tôi giục anh ấy về, vì tôi đã 30 tuổi, không còn quá trẻ để mà mơ mộng nữa, thì các bạn biết câu trả lời là gì không? Đó là anh ta đang sống cùng người đàn bà khác, con gái họ đã hơn 1 tuổi.
Đây là cú sốc mạnh đối với tôi, vì tôi đã quá tin tưởng, đã trao điều quý giá nhất cho người đàn ông đầu tiên của mình. Trong liên lạc đòi anh ta giải thích, không phải tôi mong chiếm lại được trái tim anh ta mà chỉ muốn nhận được một lời xin lỗi tử tế, hay một chút cảm thông, an ủi từ phía anh ta...
Song tôi chỉ nhận được những lời đáp thậm tệ, rằng "yêu là do hai bên tự nguyện, khi không còn tình cảm (là khi anh ta không còn yêu tôi) thì chia tay là điều bình thường, hiển nhiên"; rằng hãy "tha" cho nhau để mọi người sống hạnh phúc (thực ra là để anh ta hạnh phúc); rằng "Đồ ngu! Nói thế mà không hiểu à?..."; cuối cùng là "Con điên. Câm cái mồm mày đi!"...
Tôi đã khóc đến mụ mị cả đầu óc, rồi suy sụp tinh thần đến mức phải điều trị, nhưng xem ra vài viên thuốc ngủ không dễ làm nguôi ngoai nỗi đau sau những gì 4 năm tôi vun đắp cho tình yêu tưởng chết đi sống lại ấy.
Cũng có lần tôi đã hái về một nắm lá trúc đào, định sẽ kết thúc tất cả, may thay đúng buổi tối hôm đó, người bạn gái thân nhất tình cờ đến chơi và ở lại... Tôi biết rằng mình vẫn phải sống, phải gắng gượng từng phút để chờ đợi cảm giác đau lắng xuống.
Tôi là người mộ đạo nên tin vào luật nhân quả, ai sống thế nào thì sẽ nhận lại như vậy. Chúng ta chỉ có thể sống tốt phần của mình mà không thể bắt người khác tốt với mình được. Nhưng làm thế nào để "một ngày nào đó, cuộc đời sẽ trả lại cho chúng ta những gì chúng ta xứng đáng được hưởng", đó mới là vấn đề quan trọng.
Sau nỗi thất vọng nặng nề, tôi từ chối tất cả những người đàn ông có ý định đến với mình, vì tôi tin rằng bọn giống nhau cả thôi... Gần đây tôi bắt đầu ăn chay và nghĩ đến chuyện nhận 1 - 2 đứa con nuôi, dành tình yêu thương để nuôi dạy chúng lớn khôn thay vì để chúng lớn lên trong trại trẻ mồ côi.
Có thể điều đó sẽ giúp tôi thanh thản, tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống. Tôi cũng nghĩ đến một ngôi chùa để đi tu lúc về già, để nếu có kiếp sau tôi hy vọng mình không phải nhận "quả đắng" như đang phải nhận...
Lúc này tôi chỉ muốn nói với các bạn gái một điều, rằng thời đại này người ta đang dần cởi bỏ quan niệm nặng nề về tình dục trước hôn nhân, nhưng từ kinh nghiệm xương máu của mình, tôi khuyên các bạn không nên dễ dãi với chuyện đó, trừ khi bạn tự tin rằng bạn có thể vượt qua mặc cảm của chính bản thân để sống với người đàn ông thứ hai trong đời.
Bởi nếu bạn quan hệ trước hôn nhân, nhất là với người đàn ông mà bạn thực lòng yêu thương quý trọng, thì việc gác lại cảm giác đau đớn bởi sự phản bội để bắt đầu một tình yêu mới không phải là chuyện dễ dàng. Giống như tôi vậy. Dù bác sĩ kết luận tôi không hề bị lãnh cảm hay có vấn đề về tình dục, nhưng căn bệnh tâm hồn mới là lý do của mọi nỗi bất hạnh.
Tôi cũng muốn nói vài điều với những người xa xứ, các bạn đi ra nước ngoài có thể học được những điều tốt đẹp, nhưng chắc hẳn các bạn cũng phải trải qua những đau khổ vì xa nhà, xa người thân và thậm chí bị phản bội, nhưng hãy sống cho thật với lòng mình.
Dù có chuyện gì thì cũng hãy đối diện thẳng thắn với nhau để giải quyết. Có thể các bạn sẽ phải nhận vài lời khó nghe từ người mà bạn đã làm họ thất vọng (như tôi từng nói với người ấy trong lúc nóng giận), nhưng dù gì thì cũng đừng để đến khi sống với người khác và có con rồi mà vẫn không nói với người ta, để ngần ấy năm người ta chờ đợi.
Dù đôi khi bạn không yêu cầu họ chờ đợi, nhưng tình yêu không đơn giản là một sợi dây để bạn muốn cắt là đứt, muốn chia tay hay "tha cho nhau" là xong, không ai có lỗi... Chỉ có lòng chân thành mới làm lành được một vết thương chân thành mà thôi.
Và những người đàn ông, liệu các anh sẽ sống hạnh phúc khi những người đàn bà yêu các anh như chúng tôi suốt quãng đời còn lại sống trong nước mắt, hoặc phải tìm đến nương nhờ cửa Phật sau khi lòng tin sụp đổ? Cái tuổi 30 của tôi, đã từng vật lộn hàng chục năm với cuộc sống thành thị, chắc hẳn không thể nói tôi là cô gái chưa trưởng thành nên mới yêu đến độ bồng bột?
Chắc hẳn các anh cũng hiểu, một khi người ta đã trưởng thành và chân thành dốc cả tuổi thanh xuân cho những gì mình yêu thương thì nỗi đau đớn và thất vọng sẽ khủng khiếp đến thế nào? Nhưng tôi nghĩ mình mù quáng. Lòng chân thành đã biến tôi thành mù quáng... Giờ tôi chỉ biết cầu mong cuộc đời sẽ ngày càng vắng bóng những nỗi đau như thế này.
Theo Laodong