Tỉnh táo lựa chọn cổ phiếu giữa cao điểm dịch
Yếu tố tâm lý đang chi phối mạnh mẽ thị trường chứng khoán trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Thay vì hoảng loạn bán tháo hay tranh mua ở một số nhóm cổ phiếu, nhà đầu tư cần bình tĩnh xem xét, đánh giá toàn diện trước khi “chọn mặt gửi vàng”. Bởi ngay cả khi thị trường xấu nhất, vẫn luôn có những cổ phiếu tốt, đầy triển vọng.
Sau những phiên hoảng loạn, thị trường rơi vào trạng thái trầm lắng do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Ảnh: N.H.
Thị trường trông đợi điều gì?
Sau những phiên bán tháo hoảng loạn, tuần qua, các chỉ số dao động trong biên độ hẹp, quy mô giao dịch thị trường tiếp tục suy giảm do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Nhìn lại các năm trước, sóng đầu năm luôn là sự khởi đầu thuận lợi cho thị trường chứng khoán Việt Nam, để lại dư âm tích cực cho các tháng tiếp theo. Năm 2020, nếu không có sóng đầu năm, sức nóng của thị trường sẽ cần thêm rất nhiều thời gian để tích lũy. Với dự báo tăng trưởng kinh tế giảm và tác động tiêu cực từ dịch bệnh chưa thể tính toán đầy đủ, sự trầm lắng của quý 1 có thể kéo dài sang quý 2, thậm chí cả nửa cuối năm nếu như không có những diễn biến mới giúp thay đổi cục diện kinh tế và thị trường chứng khoán.
Theo các chuyên gia của Công ty chứng khoán SSI, hiện tại có 2 diễn biến mà các nhà đầu tư có thể trông đợi. Thứ nhất là làn sóng kích thích kinh tế, hạ lãi suất tại hàng loạt các quốc gia. Ở Việt Nam, đó là tích cực giải ngân đầu tư công và hạ lãi suất cho vay. Dịch bệnh sẽ là một động lực rất lớn để gia tăng quyết tâm tái cơ cấu, từ đó mang lại sức bật mạnh cho kinh tế Việt Nam cả ngắn hạn cũng như dài hạn. Thứ hai là kết quả xếp hạng thị trường, với một khả năng nhất định Việt Nam được FTSE cân nhắc nâng hạng. Dù khả năng thứ 2 không lớn nhưng những nỗ lực vừa qua của Việt Nam chắc chắn sẽ được ghi nhận, từ đó mang lại tâm lý tích cực cho thị trường.
Chọn cổ phiếu nào?
Dù thị trường chung diễn biến ảm đạm, song cơ hội vẫn luôn hiện hữu cho các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. Các chuyên gia đánh giá, đà bán tháo trong những ngày qua đã đưa mức định giá của nhiều cổ phiếu về mức hấp dẫn trong ngắn hạn, điều này mở ra cơ hội lớn với hoạt động đầu tư trung hạn.
Video đang HOT
Xét theo từng nhóm ngành, cổ phiếu dược đã có nhiều phiên tăng mạnh kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Dù đã có điều chỉnh trở lại trong những phiên gần đây, nhưng nhìn chung giá cổ phiếu dược vẫn duy trì được trạng thái tăng trong khi thị trường chung suy giảm. Giới phân tích nhận định, mức tăng của cổ phiếu dược chủ yếu đến từ tâm lý kỳ vọng của thị trường về việc ngành này sẽ được hưởng lợi từ dịch bệnh do người dân tăng chi tiêu cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, trong thực tế, mỗi DN có chủng loại sản phẩm khác nhau, nên mức độ hưởng lợi cũng khác nhau. Thêm vào đó là các yếu tố về chất lượng tiêu chuẩn nhà máy, kênh phân phối, tỷ trọng đóng góp của từng sản phẩm trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận…
Báo cáo của Công ty chứng khoán Rồng Việt chỉ ra rằng, nhóm ngành dược, vật tư y tế và bán lẻ dược có thể được hưởng lợi, tuy nhiên quy mô của nhóm ngành này còn nhỏ. Cụ thể, các DN được phép nhập khẩu thuốc (đặc biệt là thuốc đặc trị) và các công ty phân phối, sản xuất vật tư y tế là các DN chính được hưởng lợi. Còn lại đa phần các doanh nghiệp dược trong nước chủ yếu sản xuất các sản phẩm kháng sinh, thuốc chữa bệnh đơn giản và thực phẩm chức năng không được hưởng lợi từ sự bùng phát của dịch. Ngoài ra, Rồng Việt cũng lưu ý rằng các cổ phiếu ngành dược có đặc thù là thanh khoản thấp nên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư nếu tầm nhìn đầu tư không quá dài.
Điểm đáng chú ý trong tuần vừa qua chính là Hiệp định EVFTA đã được Nghị viện châu Âu thông qua. Theo lộ trình cắt giảm thuế quan của EVFTA, hầu hết các sản phẩm sợi, vải sẽ được miễn thuế ngay lập tức trong khi hàng may mặc sẽ giảm dần về 0% trong 6-8 năm. Từ đó, hàng may mặc Việt Nam ngày càng rút ngắn khoảng cách với Bangladesh (0%), và lợi thế hơn so với Trung Quốc (12%), trong khi chính sách ưu đãi thuế cho Cambodia (0%) đang bị ngưng do các vi phạm quyền lao động thời gian gần đây. Điều này mở ra kỳ vọng tích cực cho nhóm cổ phiếu ngành dệt may.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Công ty chứng khoán Bảo Việt, tác động từ EVFTA trong ngắn hạn đối với ngành dệt may chỉ ở mức tương đối do hạn chế về khả năng tự chủ nguyên vật liệu trong khi EVFTA đòi hỏi quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi” và việc cắt giảm thuế quan với hàng may mặc diễn ra theo lộ trình. Vì vậy, điểm sáng EVFTA chỉ thật sự mang đến cơ hội cho những doanh nghiệp có năng lực tự chủ nguyên vật liệu cũng như tệp khách hàng EU lớn như TNG với 54% doanh thu đến từ thị trường EU. Còn tại May Thành Công (TCM), hiện thị trường EU mới chỉ đóng góp khoảng 5% doanh thu, nhưng công ty có thể tự chủ 60-70% nguyên vật liệu sản xuất giúp đáp ứng quy tắc xuất xứ trong EVFTA.
Cùng với đó, nhà đầu tư cũng có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ở những cổ phiếu ngân hàng thương mại tư nhân, đặc biệt là những ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt. Theo thống kê, nhóm cổ phiếu ngân hàng là 1 trong 4 nhóm ngành có mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tốt nhất trong năm 2019 và cả số liệu dự báo cho năm 2020. Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn được đánh giá sẽ là nhóm đóng vai trò nâng đỡ thị trường trong thời gian tới.
Nhóm cổ phiếu điện khí, phân bón như Công ty CP Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2), Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí ( DPM), Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM)… cũng có triển vọng tích cực trong bối cảnh giá dầu giảm giúp giảm chi phí đầu vào. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể xem xét những DN có tỷ lệ chi trả cổ tức cao, DN có mức tăng trưởng bền vững…
Khải Kỳ
Theo Haiquanonline.vn
Thay đổi nhân sự cấp cao, Sợi Thế Kỷ đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 10% năm 2020
Sợi Thế Kỷ cũng sẽ trình cổ đông thông qua phương án phát hành cđể tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu 5%.
Ảnh minh họa.
CTCP Sợi Thế Kỷ (mã STK) vừa công bố nghị quyết HĐQT về kế hoạch kinh doanh năm 2020, phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn và thay đổi nhân sự cấp cao.
Theo đó, năm 2020, Sợi Thế Kỷ dự kiến doanh thu đạt 2.558 tỷ đồng, gần như đi ngang so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 235 tỷ đồng, tăng 10% so với kết quả đạt được năm 2019. Phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ 15% bằng tiền mặt.
Cùng với đó, Sợi Thế Kỷ sẽ trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu 5%. Với 70,7 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, công ty dự kiến sẽ phát hành hơn 3,5 triệu cổ phiếu mới nhằm tăng vốn thêm 35 tỷ đồng lên 742 tỷ đồng.
Đáng chú ý, HĐQT Sợi Thế Kỷ cũng vừa thông qua đơn từ nhiệm của ông Đặng Triệu Hòa khỏi chức vụ Chủ tịch HĐQT từ ngày 14/2 đồng thời bổ nhiệm bà Đặng Mỹ Linh, em gái ông Hòa làm Chủ tịch HĐQT thay thế.
Theo Sợi Thế Kỷ, việc thay đổi nhân sự này nhằm phù hợp với Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng với công ty đại chúng. Kể từ ngày 1/8, Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm Tổng giám đốc.
Trước đó trong khoảng thời gian từ 7 - 31/1/2020, bà Đặng Mỹ Linh đã mua thêm 3,65 triệu cổ phiếu STK qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên 14,33% (tương đương 10,1 triệu cổ phiếu) và trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại Sợi Thế Kỷ sau CTCP Tư vấn Đầu tư Hướng Việt với 19,99% cổ phần.
Trên thị trường, cổ phiếu STK đang hồi phục khá tích cực từ đáy nhờ thông tin hỗ trợ từ EVFTA. Hiện cổ phiếu này đang giao dịch với giá 19.000 đồng/cổ phiếu, tăng gần 15% trong chưa đến 1 tháng.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Phiên 13/2: Khối ngoại bán ròng không đáng kể, tự doanh đã mua ròng trở lại Giá trị bán ròng của khối ngoại trên 3 sàn là 12,93 tỷ đồng trong đó việc bán diễn ra chỉ diễn ra tại HOSE. Khối tự doanh đã quay trở lại mua ròng trong phiên hôm nay. Khối ngoại chỉ còn bán ròng ở HOSE trong phiên giao dịch hôm nay với giá trị là 23,2 tỷ đồng trong đó STK và...