Tỉnh táo dàn quân chống dịch
Với 714 ca mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố ngày 3-7, TP.HCM chính thức vượt ngưỡng 5.000 ca nhiễm kể từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay (5.503 ca)
Đây cũng là ngày có số ca nhiễm cao nhất từ đầu mùa dịch.
Nhân viên y tế phun khử khuẩn khu dân cư thuộc phường 9, quận 4, TP.HCM – Ảnh: T.T.D.
Cho rằng số ca mắc ở TP.HCM nhiều khả năng còn tăng cao và duy trì ở mức 3 con số, song các chuyên gia dịch tễ cho rằng người dân không nên quá lo lắng bởi “kịch bản” nằm trong dự báo.
Đặc biệt chiến lược mở rộng xét nghiệm “truy bắt” F0 “lang thang” trên toàn TP đang đi đúng hướng và cần tiếp tục duy trì một cách hợp lý, khoa học.
Bất ngờ với làn sóng dịch thứ 2
Có một điều khá đặc biệt so với các tỉnh thành khác là trong cùng đợt dịch thứ 4, TP.HCM đang trải qua 2 làn sóng dịch. Đó là từ 18-5 đến 14-6, chuỗi lây nhiễm tại nhóm truyền giáo Phục Hưng (quận Gò Vấp) đến nay đã ghi nhận có gần 600 ca.
Làn sóng thứ 2 bắt đầu từ ngày 15-6, từ vài ca chỉ điểm ban đầu đã dần xâm nhập sâu vào các khu nhà trọ, cụm dân cư, tòa nhà văn phòng, chung cư… Từ đó tiếp tục lan ra các khu chế xuất, khu công nghiệp…
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, để ứng biến với số ca mắc tăng cao, ngành y tế đề ra các kịch bản “gối đầu”, đảm bảo có đủ cơ số giường điều trị.
Với “tình huống xấu nhất” trên 5.000 ca mắc cần tối đa 1.000 giường hồi sức, trường hợp nhẹ được điều trị tại các bệnh viện dã chiến, trường hợp nặng được điều trị ở các bệnh viện chuyên điều trị COVID-19.
Với sự đe dọa của chủng virus Delta có đặc tính lây nhiễm nhanh – mạnh, giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng tình hình dịch bệnh còn có thể tăng nhanh trong thời gian tới.
Do đó ngành y tế tiếp tục chuẩn bị kế hoạch “gối đầu” điều trị cho 10.000 hoặc thậm chí 15.000 ca bệnh, phân tuyến 3 cấp điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế.
Cụ thể cấp không triệu chứng điều trị ở bệnh viện dã chiến, cấp có triệu chứng nhẹ, trung bình điều trị ở bệnh viện điều trị COVID-19 tại 4 cửa ngõ TP và cấp bệnh nhân nặng điều trị ở các bệnh viện tuyến trung tâm TP.
Ngoài 10 bệnh viện đang điều trị COVID-19 với quy mô 5.000 giường hiện nay, ông Bỉnh cũng vừa ký quyết định trưng dụng để lập thêm 2 bệnh viện dã chiến có quy mô 5.000 giường.
Trong đó ký túc xá của Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh (ĐH Quốc gia TP.HCM) quy mô 1.000 giường và ký túc xá khu A của ĐH Quốc gia TP.HCM quy mô 4.000 giường. Với việc hai bệnh viện dã chiến mới được thành lập, TP.HCM có tổng cộng 10.000 giường để điều trị bệnh nhân COVID-19.
Tính từ thời điểm phát sinh làn sóng dịch đầu tiên, chỉ trong một tháng rưỡi TP.HCM đ. ghi nhận trên 5.000 ca mắc, thời gian thiết lập các ngưỡng ca nhiễm cao hơn rút ngắn đến chóng mặt – Dữ liệu: Hoàng Lộc – Đồ họa: N.KH.
Xác định đỉnh dịch: khó
Hiện TP.HCM đã thành lập 1.000 đội lấy mẫu với 3.000 nhân viên y tế, 6.000 sinh viên y khoa. Ngoài ra còn huy động thêm 4.000 thanh niên tình nguyện sau khi hoàn tất chiến dịch tiêm vắc xin sẽ chuyển sang nhập liệu thông tin các trường hợp xét nghiệm.
“Ngoài ra mỗi quận huyện sẽ được phân công 2 nhân viên của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP và 2 nhân viên của Sở Y tế TP để phối hợp trong công tác lấy mẫu xét nghiệm và truy vết” – một lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM nói.
Chiến thuật xét nghiệm cũng được chuyển hướng phù hợp khi áp dụng linh hoạt xét nghiệm test nhanh và RT-PCR, mẫu đơn và mẫu gộp, khu vực có ca mắc bị phong tỏa, khu vực lân cận và khu cách ly tập trung.
Ngoài ra ngành y tế đã triển khai test nhanh tại các khu cách ly tập trung thay vì phải thực hiện xét nghiệm RT-PCR 5 lần như quy định nhằm phát hiện sớm ca mắc để cách ly riêng, tránh lây lan.
Thời gian trả kết quả xét nghiệm cũng được kéo giảm xuống còn 12 tiếng, điều này giúp truy vết nhanh, kịp thời cách ly và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp mắc bệnh và tiếp xúc gần.
Một vấn đề khá quan trọng là xác định đỉnh dịch ở TP.HCM. Theo các chuyên gia dịch tễ, đây là đợt dịch (thời điểm mà các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng phát bệnh sau thời gian ủ bệnh) mà TP.HCM rất khó khăn trong việc xác định đỉnh dịch chính xác bởi có nhiều chuỗi lây bệnh nối tiếp nhau.
Nếu xác định được đỉnh dịch sẽ giúp đánh giá cục diện, từ đó chủ động có các biện pháp đối phó quyết liệt.
“Giai đoạn này cần phải quyết liệt thực hiện đồng loạt các giải pháp như truy vết, xét nghiệm, cách ly. Song song đó, người dân cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch, tránh tụ tập hạn chế nguy cơ. Nếu làm tốt, đó sẽ là chìa khóa ngăn chặn để đi đến dập tắt dịch” – một chuyên gia dịch tễ khẳng định.
Thêm 14 ca dương tính, Tiền Giang phong tỏa hàng loạt chợ
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Tiền Giang chiều 2-7 cho biết tỉnh này vừa ghi nhận thêm 14 ca dương tính COVID-19, đa số liên quan ổ dịch ở cảng cá Mỹ Tho.
Chợ Tân Mỹ Chánh đã được UBND thành phố Mỹ Tho phong tỏa lúc 9h ngày 2-7 cho đến khi có thông báo mới - Ảnh: HOÀI THƯƠNG
Riêng thành phố Mỹ Tho đến thời điểm này đã ghi nhận 37 trường hợp nghi mắc COVID-19, liên quan đến 3 ổ dịch tại cảng cá Mỹ Tho và 2 ngân hàng thương mại trên địa bàn.
Hiện tại tỉnh Tiền Giang có 128 ca nhiễm trong cộng đồng đã được Bộ Y tế công bố và còn 12 ca đang chờ Bộ Y tế công bố.
Huyện Châu Thành có ca nghi mắc COVID-19 đầu tiên được ghi nhận. Đó là ông N.V.T. (66 tuổi, ngụ xã Hữu Đạo, huyện Châu Thành). Cơ quan chức năng đã truy vết, cách ly y tế tập trung các trường hợp F1, cách ly F2 tại nhà và phong tỏa khu dân cư có ca nghi mắc để dập dịch.
Ổ dịch phức tạp tại cảng cá Mỹ Tho thuộc phường 2, thành phố Mỹ Tho, cơ quan chuyên môn đã ghi nhận thêm 5 ca dương tính với SARS-CoV-2, truy vết những người tiếp xúc gần với ca nghi mắc COVID-19 và đưa đi cách ly y tế tập trung. Qua xét nghiệm ghi nhận thêm 7 trường hợp F1 trở thành F0 đều trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, trong đó có một em nhỏ 4 tuổi.
Nhân viên y tế phun khử khuẩn tại chợ Tân Mỹ Chánh - Ảnh: HOÀI THƯƠNG
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Tiền Giang ban hành công văn yêu cầu người từ các địa phương khác đến địa bàn tỉnh Tiền Giang phải có giấy xét nghiệm PCR hoặc test nhanh kháng nguyên âm tính với SARS-CoV-2 không quá 3 ngày kể từ khi có kết quả xét nghiệm.
Ngoài ra, hàng loạt chợ ở Tiền Giang đã bị phong tỏa như: chợ Cũ, Bảo Định, Tân Mỹ Chánh (thành phố Mỹ Tho), chợ Tịnh Hà (huyện Chợ Gạo), Chợ Bưng (Châu Thành)... vì nghi có ca nhiễm COVID-19 từng đến.
Một người ở Hà Tĩnh dương tính với nCoV chưa rõ nguồn lây Bệnh nhân có triệu chứng sốt, mệt mỏi, đến trung tâm y tế khám và được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2. Sáng 28/6, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh, trường hợp này là N.T.T. (71 tuổi, trú thôn Đông Hà, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà). Ngày 25/6, bệnh nhân có biểu hiện sốt, mệt mỏi. Tối 27/6,...