Tình phí chưa bao giờ đắt như vậy
Lạm phát kéo theo chi phí cho một buổi hẹn hò tăng cao kỷ lục, khiến nhiều người thậm chí không dám nghĩ đến chuyện yêu đương.
Tháng 8, một báo cáo cho biết lạm phát hàng năm (tốc độ tăng giá trong một khoảng thời gian) ở 19 quốc gia thành viên của Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng 8,9% trong tháng 7 do biến động giá năng lượng. Vào tháng 6, con số này là 8,6%.
Ngày 12/8, Mỹ đã thông qua Đạo luật Giảm lạm phát, một gói cải cách trị giá hơn 430 tỷ USD cho một nền kinh tế vẫn đang quay cuồng với đại dịch.
Vài tuần trước, Shaktikanta Das, thống đốc ngân hàng trung ương Ấn Độ, nói với các phóng viên rằng lạm phát của nước này đang ở mức cao “không thể chấp nhận được”.
Theo một cuộc khảo sát gần đây do Dating.com thực hiện, 52% người được hỏi cho biết đã từ bỏ việc hẹn hò để có thể tiết kiệm tiền mua quần áo, xăng, bữa tối, đồ uống và phương tiện giao thông công cộng.
Nói không với các buổi hẹn hò
Lạm phát đã ảnh hưởng đến cách mà mọi người chọn để thể hiện tình cảm của mình, đặc biệt là ở Ấn Độ, nơi bày tỏ tình cảm công khai là đặc quyền.
“Điều đó phụ thuộc vào việc bạn đang ở đâu trong kim tự tháp đẳng cấp”, Shrayana Bhattacharya, nhà kinh tế học được đào tạo tại Harvard (Mỹ), nói với Vice. “Đất nước đang chứng kiến sự gia tăng mạnh của chi phí sinh hoạt. Những phụ nữ độc thân có công việc được trả lương thấp so với đàn ông (độc thân) sẽ muốn kết hôn với một nam giới có nhà và thu nhập ổn định”.
Cô nói thêm rằng phụ nữ độc thân nhập cư không hẹn hò nhiều, vì chi phí để ra ngoài giao lưu quá cao.
“Hẹn hò là một điều xa xỉ, nếu bạn đang phải vật lộn với các hóa đơn và gửi một khoản tiền về cho bố mẹ. Phí nhiên liệu và vận chuyển tăng cao có thể đẩy nữ giới độc thân vào cuộc sống ẩn dật hơn, đặc biệt trong các gia đình khó khăn đang cần tiết kiệm”.
Putlibai Dora, một góa phụ 29 tuổi và là người nhập cư từ bang Bihar, đang làm giúp việc gia đình tại các khu nhà ở cao cấp ở trung tâm Delhi (Ấn Độ), nói với VICE rằng việc hẹn hò và yêu đương tốn quá nhiều thời gian, mà cô ấy đơn giản là không có.
Video đang HOT
“Tôi đã thất nghiệp 4 tháng trong đại dịch. Điều này thật lạ lẫm, vì tôi từng làm việc trong nhà của các chính trị gia và quan chức giàu có trên thế giới. Trong tình hình rủi ro như vậy, tôi làm sao dám hẹn hò. Hồi chồng tôi còn sống, chúng tôi thậm chí còn phải dành dụm tiền để ăn bánh khoai tây ven đường”, Dora nói.
Dora nói rằng lạm phát không chỉ khiến cô mất niềm tin vào sức mạnh của một nhà nước đem đến phúc lợi cho phép những người như cô thực hiện ước mơ, mà còn khiến cô quên mất mong muốn được hẹn hò là như thế nào.
Theo nhà tư vấn tâm lý Deepak Kashyap, mặc dù tất cả trải nghiệm đều có giá trị, những người Ấn Độ thành thị có đặc quyền phải xác định được “tai ương tài chính” trong bối cảnh kinh tế xã hội lớn hơn của đất nước.
“Nếu bạn lo lắng về việc không đủ tiền mua đồ uống trong một quán rượu cao cấp với người mình hẹn hò sau một ngày làm việc tồi tệ, bạn không đơn độc. Bạn cần phải ưu tiên tài chính”, anh nói.
Cắt giảm tình phí
Labhanshi Agarwal (22 tuổi), một người sáng tạo nội dung, nói rằng bây giờ khi cô kiếm được tiền, sự lãng mạn mà cô từng hình dung gắn với các quán cà phê và nhà hàng sang trọng thời sinh viên đã tan biến. Thực tế càng khắc nghiệt khi cô sống một mình ở thành phố như Delhi, cách xa bố mẹ, và hơn hết cô hiểu được mức độ lạm phát.
“Tôi muốn tập trung vào việc dành thời gian tạo ra những khoảnh khắc cùng nhau. Thường thì chỉ cần đến một lán ven đường để ăn bánh và uống trà với người yêu là đủ thỏa mãn, thay vì đổ hết tiền kiếm được trong ngày cho ly cà phê ngon và bánh sừng bò. Tôi và nửa kia cũng cùng nhau đi dạo và lái xe đường dài”, Agarwal chia sẻ.
Abhiveer Mehta, một nhà thiết kế thời trang 23 tuổi ở Delhi, nói rằng tiền quan trọng hơn cả trái tim khi nói đến các mối quan hệ lãng mạn. Mehta thích hẹn hò ở những nơi cao cấp, nhưng anh nhận thấy ngày càng nhiều người đang suy nghĩ lại về việc chi tiêu xa hoa cho những buổi gặp gỡ.
“Tôi quan trọng việc đánh giá mức sống của người mà mình hẹn hò. Bởi vì tôi không hẹn hò một cách vô tâm. Tôi kỳ vọng những buổi hẹn sẽ dẫn đến mối quan hệ lâu dài”.
Tuy nhiên, nhà kinh tế học Bhattacharya nói rằng điều quan trọng là phải hiểu sự bình đẳng giới khi chúng ta nói về lạm phát và các mối quan hệ lãng mạn.
“Ở Ấn Độ, nam giới có thu nhập trung bình cao hơn và có khả năng tiếp cận việc làm nhiều hơn. Xét đến một động lực vốn đã không ổn định như vậy, nơi hầu hết phụ nữ phụ thuộc vào đàn ông vì tiền, lạm phát có thể làm cho mối quan hệ cặp đôi trở nên bất bình đẳng hơn”.
Vợ đòi thêm tên vào sổ đỏ, chồng đi nước cờ khó lường làm sụp đổ hôn nhân
Lệ năm nay 32 tuổi, mới kết hôn được một năm, nhưng cuộc sống đã có nhiều thay đổi. Cuộc hôn nhân hiện tại hóa ra không tốt đẹp như cô tưởng tượng.
Ảnh minh họa: Sohu.
Chồng của Lệ - Mạnh - kém cô ba tuổi. Hai người gặp nhau trong một buổi hẹn hò qua mai mối và đã dành thời gian tìm hiểu. Lệ từng qua vài mối quan hệ nhưng vì nhiều lý do mà chẳng đi đến đâu. Độc thân suốt bao năm, cuối cùng cô nghe lời bố mẹ bắt đầu đi hẹn hò qua mai mối.
Khi đó dù đã 29 tuổi nhưng yêu cầu của Lệ không hề thấp, tất cả đều liên quan đến vật chất. Tiền dẫn cưới 300 triệu đồng, chú rể phải có nhà, và ô tô. Căn nhà phải có tên cô trong giấy tờ. Nếu ngôi nhà mua trước khi kết hôn thì phải thêm tên cô vào, mua sau hôn nhân thì đương nhiên vợ chồng cùng đứng tên. Cô còn yêu cầu lương tháng của bên kia phải không dưới 30 triệu đồng, vì bản thân cô đã có lương 17 triệu.
Buổi hẹn hò lúc đầu không mấy suôn sẻ vì Lệ hơn tuổi Mạnh, cả hai chỉ đơn giản để lại thông tin liên lạc và không liên lạc quá nhiều. Nhưng tình cờ vì có chung sở thích chơi game nên họ tiếp xúc nhiều hơn, lâu dần thành một cặp và bắt đầu yêu nhau.
Khi cưới, Lệ giảm tiền dẫn cưới xuống còn 200 triệu vì gia đình Mạnh kêu 300 triệu nhiều quá. Nhưng cô nhất quyết đòi đứng chung tên sở hữu nhà. Cả hai đính hôn và mua nhà. Cứ nghĩ mọi chuyện sẽ diễn ra theo những gì mình mong đợi, nhưng nhìn thấy cách cư xử của Mạnh sau khi kết hôn, Lệ bắt đầu cảm thấy bất lực.
Mạnh không đưa tiền lương cho vợ hàng tháng, cũng không hỏi lương của vợ, nhưng mỗi tháng khi trả tiền thế chấp nhà, anh đều yêu cầu Lệ chi một nửa. Điều này làm cho Lệ cảm thấy khó hiểu. Cô hỏi tại sao, Mạnh nói:
"Căn nhà đứng tên hai người, phải cùng nhau trả nợ. Mẹ anh nói căn nhà vốn của nhà anh mua, nhưng em đòi thêm tên vào, thì phải chia ra mỗi bên trả một nửa. Anh sẽ trả phần còn lại của chi phí sinh hoạt, còn em phụ trách việc ăn uống".
Lệ rất buồn khi nghe điều đó. Cô nói thẳng: "Anh đã bao giờ thấy ai lấy chồng mà sống thế này chưa? Chúng ta là vợ chồng, có cần phải phân chia rạch ròi như vậy không?".
Nhưng Mạnh nói:
"Anh còn chưa thấy ai đòi "lễ đen" đám cưới 200 triệu, trong khi anh còn mang ít đồ đạc, đồ dùng gia đình sang đây. Gia đình anh đã trả tiền mua nhà và nhà có tên em. Em kết hôn không có gì cả, mẹ anh nói, em nhiều tuổi hơn anh, nếu anh nghe em thì sau này thành cái gì trong nhà này?".
Lệ đành bất lực chấp nhận cách sống sòng phẳng của chồng. Sau một năm, nghĩ tình cảm vợ chồng đã gắn bó hơn, cô hỏi vay chồng 50 triệu, bịa ra lý do rằng cần dùng việc trong gia đình, tháng sau sẽ trả lại. Mạnh đồng ý, nhưng sau một tháng, Lệ không trả. Cô bảo chồng: "Em thực sự không có tiền. Sao anh không cho em luôn, nếu không em sẽ tiết kiệm trong mấy năm trả dần".
Mạnh không hài lòng và nói: "Hiện tại mỗi tháng em chỉ kiếm được 17 triệu chưa trừ tiền trả mua nhà, rồi em còn chi tiêu việc em, ước tính còn lâu em mới trả tiền anh được. Quên trả dần đi, đợi đến khi tiết kiệm đủ thì trả".
"Nếu em không trả anh sẽ làm gì? Sau một năm là vợ chồng, anh lo cho nhà anh, em lo cho nhà em, không phải là quá kỳ lạ sao? Như vậy là vợ chồng à?", Lệ hỏi.
Mạnh nói: "Sống thế không tốt à? Chúng ta không can thiệp vào kinh tế của nhau".
Sau khi nghe xong, Lệ không nói nữa, nhưng trong lòng rất thất vọng. Sau khi suy nghĩ cả đêm, hôm sau cô thu dọn đồ đạc và nói:
"Anh có thể trả món nợ mà tôi phải trả, căn nhà thuộc về anh, còn tôi sẽ không sống ở đây nữa. Chúng ta chờ ly hôn".
Mạnh choáng váng: "Tại sao lại ly hôn? Anh mới kết hôn được một năm. Có chuyện gì vậy? Em không hài lòng với việc phải trả lại tiền cho anh? Em còn đang mang thai. Giờ ly hôn thì sao? Còn con thì sao?".
Nhưng Lệ bảo:
"Năm ngoái tôi còn lưỡng lự chuyện ly hôn nên quyết định cho qua. Dù gì thì tôi cũng mới kết hôn, nhưng giờ tôi chịu đủ rồi cách sống của gia đình anh. Sòng phẳng phát sợ, đi ăn gia đình về cũng phải tất toán. Đây không phải là cuộc sống mà tôi mong muốn.
Tôi đã nghĩ rằng chúng ta sẽ giống như một gia đình khi thời gian trôi đi. Nhưng một năm đi qua, bây giờ vẫn thế. Quên đi, ly hôn sớm đi. Trả lại tôi khoản cầm cố năm qua tôi đã trả, không thì thôi, để bù lại tiền tôi vay anh. Còn con ư? Anh nghĩ tôi sẽ không ly hôn vì con sao, nực cười!".
Vì đã có con chung nên Mạnh cũng hết lần này đến lần khác níu giữ nhưng Lệ không chấp nhận. Gia đình chồng cũng đến tìm Lệ với mong muốn hai người tái hôn nhưng Lệ không đồng ý. Cô chọn cách im lặng.
"Nếu tôi tái hôn mà vẫn sống như vậy thì tái hôn làm gì, tôi sống một mình cũng được. Tôi không thể chung sống với một người đàn ông chỉ biết nghe lời mẹ", Lệ nói, trong lòng vẫn bức xúc.
Vừa trở về từ tuần trăng mật, tôi giận tím người vì chồng đã tặng căn nhà của hồi môn cho em trai Gặp nhau sau một buổi hẹn hò, tôi và Cường đã yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên, rồi kết hôn không lâu sau đó. Cha mẹ tôi vốn không hài lòng với Cường bởi anh sinh ra trong gia đình trung bình. Mặc dù bố mẹ tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc gả con gái cho một người đàn ông...