Tỉnh ở Afghanistan cấm người dân cạo râu theo lệnh Taliban
Giới chức Taliban đã ban hành lệnh cấm cạo râu tại tỉnh Helmand phía nam Afghanistan, sau một loạt mệnh lệnh cứng rắn khác kể từ khi lực lượng này lên nắm quyền.
Thợ cắt tóc ở Afghanistan giảm mạnh thu nhập sau khi Taliban trở lại nắm quyền (Ảnh: AFP).
“Chính quyền thông báo khẩn cấp rằng kể từ hôm nay, việc cạo râu và mở nhạc trong các tiệm cắt tóc và nhà tắm công cộng bị nghiêm cấm”, thông báo của cơ quan quản lý đạo đức thuộc chính quyền tỉnh Helmand ngày 26/9 cho biết.
Các quy định mới đánh dấu động thái mới nhất trong một loạt biện pháp hạn chế được đặt ra đối với người dân Afghanistan, dựa trên cách giải thích nghiêm ngặt của Taliban đối với luật Hồi giáo Sharia.
“Nếu bất kỳ tiệm cắt tóc hoặc nhà tắm công cộng nào bị phát hiện có bất kỳ ai cạo râu hoặc chơi nhạc, họ sẽ bị xử lý theo các nguyên tắc của luật Sharia và sẽ không có quyền khiếu nại”, tuyên bố cho biết thêm.
Người đứng đầu cơ quan thông tin và văn hóa của Taliban, Hafiz Rashed Helmand, nói với truyền thông địa phương rằng, quyết định này do “cảnh sát tôn giáo” của Taliban đưa ra trong cuộc họp với các chủ tiệm cắt tóc trong tỉnh Helmand.
Các thanh niên Afghanistan trước đây thường chuộng những kiểu tóc hiện đại. Tuy nhiên, kể từ khi Taliban lên nắm quyền hồi tháng trước, người dân không còn nhiều tiền để chi tiêu, đồng thời họ cũng lo sợ bị trừng phạt nếu để những kiểu tóc ngắn hoặc thời thượng.
“Trước đây, mọi người đến và yêu cầu các kiểu tóc khác nhau, nhưng bây giờ không còn như vậy nữa. Họ rất buồn”, Nader Shah, một thợ cắt tóc, cho biết.
Video đang HOT
Trong giai đoạn nắm quyền trước đây từ năm 1996 – 2001, Taliban cũng cấm các kiểu tóc sành điệu và yêu cầu đàn ông Afghanistan để râu. Tuy nhiên, sau khi Taliban bị lật đổ, việc cạo râu sạch sẽ được coi là dấu hiệu của sự hiện đại.
“Bây giờ mọi người đến đây và họ chỉ yêu cầu cắt kiểu tóc đơn giản. Họ cũng không cạo râu, vì việc cạo râu bây giờ là vấn đề lớn”, ông Shah nói.
Mặc dù Taliban tuyên bố việc lên nắm quyền trở lại lần này sẽ bớt hà khắc hơn so với thời kỳ trước đây, nhưng có nhiều thông tin cho thấy Taliban vẫn duy trì đường lối cứng rắn, bao gồm cáo buộc giam giữ và hành hung các nhà báo, sử dụng đòn roi để răn đe phụ nữ tham gia các cuộc biểu tình và treo cổ công khai tội phạm.
Taliban cũng không cho phép trẻ em gái Afghanistan tiếp tục học trung học, mặc dù đã cam kết rằng nữ sinh sẽ được phép trở lại trường học. Trong khi đó, các nam sinh vẫn được đi học.
Ngoài ra, phụ nữ cũng không xuất hiện trong nội các của chính phủ Afghanistan do Taliban lãnh đạo. Trong một số lĩnh vực, phụ nữ còn được yêu cầu ở nhà và không được tham gia các công việc.
Giám đốc Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) Natalia Kanem tuần trước cảnh báo Afghanistan đang đối mặt với “nạn đói cận kề” khi mùa đông sắp đến và các dịch vụ bị gián đoạn do sự trở lại của Taliban.
“Không quá lời khi nói rằng ít nhất 1/3 trong tổng dân số khoảng 33 triệu người của Afghanistan bị ảnh hưởng bởi nạn đói sắp xảy ra”, bà Kanem cho biết, đồng thời nói rằng những nạn nhân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn đói sẽ là phụ nữ và các bé gái.
Cùng với nạn đói, Afghanistan còn đối mặt nguy cơ hệ thống y tế sụp đổ. Bà Kanem cảnh báo nếu hệ thống y tế sụp đổ, Afghanistan đối mặt với “thảm họa hoàn toàn”.
Taliban thả hàng trăm tù nhân
Thủ lĩnh Taliban đã ra lệnh thả tự do cho 350 tù nhân tại một nhà tù sau khi lực lượng nắm quyền kiểm soát ở Afghanistan.
Lực lượng Taliban tại Afghanistan (Ảnh: Sputnik).
Người phát ngôn của Taliban Qari Yousaf Ahmadi ngày 22/8 cho biết, thủ lĩnh Taliban, Hibatullah Akhundzada, đã ra lệnh thả 350 tù nhân khỏi một nhà tù ở thủ phủ của tỉnh Helmand, phía nam Afghanistan.
"Theo một sắc lệnh của thủ lĩnh tối cao của Tiểu vương quốc Hồi giáo (tên Taliban đặt cho Afghanistan) Hibatullah Akhundzada 350 tù nhân hôm nay đã được thả và đưa về nhà từ nhà tù Lashkar Gah", Ahmadi thông báo trên Twitter.
Ngày 21/8, kênh truyền hình Shamshad News đưa tin Taliban đã thả 340 "tù nhân chính trị" ở tỉnh Farah, phía tây Afghanistan và 40 tù nhân khác được thả ở tỉnh Uruzgan miền trung Afghanistan.
Trước đó, khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul hôm 15/8, lực lượng này cũng chiếm căn cứ không quân Bagram. Taliban đã phóng thích hàng nghìn tù nhân tại nhà tù Pul-e-Charkhi ở căn cứ Bagram, trong đó có nhiều tay súng khét tiếng nhất của Taliban và các thủ lĩnh cấp cao của tổ chức khủng bố al Qaeda.
Pul-e-Charkhi là nhà tù lớn nhất ở Afghanistan, có khu giam giữ với mức độ an ninh tối đa dành cho các tù nhân là thành viên của al Qaeda và Taliban. Quân đội chính phủ Afghanistan đã từ bỏ quyền kiểm soát căn cứ không quân Bagram mà không cần giao tranh với lực lượng Taliban.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley nói với các thượng nghị sĩ rằng, việc các tù nhân được trả tự do sẽ đẩy nhanh tốc độ tái lập các tổ chức khủng bố ở Afghanistan.
Quân đội Mỹ hồi tháng 6 từng đánh giá các tổ chức khủng bố tại Afghanistan sẽ khôi phục lại sức mạnh trước đây trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, ông Milley thừa nhận quá trình này sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn sau hàng loạt diễn biến ở Afghanistan gần đây.
Lực lượng Taliban ngày 15/8 đã tiến vào thủ đô Kabul sau khi kiểm soát nhiều thành phố lớn ở Afghanistan. Taliban thực hiện chiến dịch tấn công chớp nhoáng trong 3 tháng, khi Mỹ và các đồng minh rút phần lớn lực lượng khỏi Afghanistan.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 22/8 nói với NBC News rằng Washington sẽ có phản ứng "mạnh mẽ" đối với Taliban trong trường hợp lực lượng này cản trở việc sơ tán người Mỹ khỏi sân bay Kabul.
"Nếu người Mỹ bị chặn đến sân bay, bị chặn rời khỏi Afghanistan, hoạt động của chúng tôi bị gián đoạn hoặc việc sơ tán của chúng tôi bị cản trở theo một cách nào đó, chúng tôi đã nói với Taliban rằng Mỹ sẽ có phản ứng rất nhanh chóng và mạnh mẽ", ông Sullivan cảnh báo.
Theo ông Sulliavan, Mỹ hiện không biết chính xác số lượng người Mỹ còn lại ở Afghanistan.
"Chúng tôi cho rằng còn khoảng vài nghìn người", cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nói.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã để ngỏ khả năng trừng phạt Taliban, nhưng nói rằng điều này còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh.
"Cho đến nay, Taliban chưa có hành động chống lại lực lượng Mỹ. Họ vẫn tuân thủ những gì họ đã cam kết về việc cho phép người Mỹ đi qua (để đến nơi sơ tán)", ông Biden cho biết.
Taliban đã bày tỏ mong muốn có quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, bao gồm cả Mỹ, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận họ là một lực lượng hợp pháp ở Afghanistan.
Hiện có nhiều suy đoán rằng Mỹ rốt cuộc sẽ công nhận Taliban là một chính quyền hợp pháp tại Afghanistan. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 22/8 thừa nhận rằng Washington nên coi lực lượng Taliban là "thực tế" mà Mỹ phải ứng phó.
Báo cáo chỉ ra sai lầm của Mỹ dẫn tới 20 năm sa lầy ở Afghanistan Văn phòng Tổng Thanh tra đặc biệt về tái thiết Afghanistan (SIGAR) của Mỹ đã chỉ ra những sai lầm chiến lược khiến Washington lún sâu trong cuộc chiến kéo dài 20 năm tại Afghanistan. Trực thăng Mỹ quần thảo trên bầu trời Kabul hôm 15/8 làm nhiệm vụ sơ tán nhà ngoại giao, vài giờ trước khi chính quyền Afghanistan sụp đổ...