Tình nhạt chợ chiều
Cơm nước xong, chị nhẹ nhàng bảo anh: “Sáng mai em về nhà, anh cứ ở đây đến lúc nào rời đi cũng được. Tiền nhà em đã trả hết tháng”.
Anh thờ ơ trả lời bằng một câu cụt lủn: “Ừ”. Chị quay lên phòng ngủ sắp xếp quần áo vào 2 vali lớn. Chỉ còn một đêm nay thôi, anh chị sẽ chia tay, mỗi người lại trở về ngôi nhà của mình.
Anh chị đã lớn tuổi và quen nhau qua một CLB khiêu vũ tuổi trung niên. Chị ly hôn đã lâu, vợ anh cũng khuất bóng được vài năm. Cuộc sống kinh tế của hai người đều dư dả, không phải lo nghĩ về miếng cơm manh áo. Chị đẹp và trẻ hơn so với độ tuổi rất nhiều. Môn khiêu vũ khiến chị có thân hình chuẩn mà nhiều cô ít tuổi phải mơ ước. Anh phong độ, khéo nói và biết cách chiều chuộng phụ nữ. Hai người hợp nhau qua từng điệu nhảy dìu dặt lẫn lời ăn tiếng nói. Dần dà, họ thân nhau trên mức tình bạn. Các bạn trong CLB ai cũng mừng cho hai người tìm thấy hạnh phúc khi tuổi xế chiều.
Ảnh tư liệu
Việc thuyết phục các con của hai bên cũng không gặp bất cứ trở ngại nào lớn. Có điều, con gái chị cảm thấy hơi lo ngại vì sợ mẹ của mình phải vất vả. Sau bữa cơm thân mật của hai gia đình gặp mặt buổi đầu, con gái ôm mẹ thì thầm: “Mẹ nghĩ kỹ chưa? Có nhất thiết phải về sống chung với nhau không? Hay là mẹ với bác vẫn ai ở nhà nấy, thi thoảng đi chơi, đi ăn uống, cà phê, nhảy nhót cho vui là được?”. Chị đang ngất ngây trong men tình nên bảo con: “Nhưng mà như thế chỉ là bạn thôi, phải về sống chung mới có cảm giác ấm cúng gia đình chứ”.
Để không phiền đến các con của cả hai bên, anh chị quyết định thuê một căn chung cư để ở, tiền nhà chia đôi. Những ngày đầu về chung sống, hai người đắm say trong mật ngọt tình yêu. Đi đâu cũng ríu rít như đôi chim câu. Các con và bạn bè đều mừng cho họ.
Video đang HOT
Thời gian trôi, qua mấy tháng sống chung, chị bắt đầu cảm thấy không ổn. Buổi sáng, chị cần không gian yên tĩnh để thiền thì anh lại thích mở nhạc sôi động để tập nhảy. Nếu nhắc nhở thì anh bảo: “Mỗi người có ý thích riêng, nếu em thích thiền thì nên đến chùa hoặc công viên. Buổi sáng anh phải tập nhảy cho giãn gân cốt”. Các món ăn cũng hai người hai ý, mặn nhạt chênh nhau gây ra không vui trong bữa cơm.
Nhà anh giỗ chạp nhiều. Mấy tháng ở với nhau, tháng nào nhà anh cũng có đám giỗ. Những ngày đó, chị phải về nhà anh, đi chợ từ sáng sớm, hì hục nấu nướng, bày biện. Mấy cô con dâu, con gái nhà anh chỉ lượn và “soi” xem chị làm có chuẩn không. Chị làm đau gãy cả lưng, anh chả được một câu hỏi thăm, quan tâm.
Tuổi xế chiều, ai cũng có lúc mệt mỏi do trái gió trở trời. Những khi anh bị ốm, chị nấu cháo, chăm sóc ân cần mà anh vẫn cứ cáu nhàu nhạu. Ấy vậy mà khi chị bị ốm thì anh hờ hững, còn tỏ thái độ theo kiểu “ốm gì mà lắm thế”. Có lần, chị bị sốt cao nhưng anh vẫn đến CLB khiêu vũ theo đúng lịch. Chị nằm đó, khát khô cổ, cốc nước chỉ ở cách đó vài bước chân mà không thể đến lấy được vì chóng mặt. Nước mắt giàn giụa, chị thầm nghĩ: “Giá như lúc này ở nhà, mình chỉ cần gọi một câu, con bé Tít sẽ chạy vào lấy nước cho bà ngay. Và, chị nhớ bát cháo cá nóng hôi hổi của con dâu, con gái nấu mỗi khi mẹ ốm”. Sau khi suy nghĩ kỹ, chị đã quyết định nói lời chia tay. Anh hơi bất ngờ nhưng cũng đành phải đồng ý.
Sáng mai, hai người sẽ lại chia hai ngả. Chị chợt nhận ra, tình nhạt chợ chiều chỉ thế mà thôi.
Chồng lương 15 triệu/tháng mà muốn mua chung cư cao cấp, tôi vô tình nghe được cuộc điện thoại mới vỡ lẽ vì lý do đáng buồn
Với mức lương của 2 vợ chồng, căn chung cư cao cấp ấy là quá sức. Thế nhưng Huy ra sức thuyết phục tôi...
Vợ chồng tôi ở cùng quê nhưng hiện đang sống và làm việc ở Hà Nội. Cũng vì đặc thù công việc nên 2 vợ chồng quyết định sẽ cố dành dụm tiền mua chung cư ngoài này, chứ giờ về quê lại làm trái ngành trái nghề ở khu công nghiệp thì buồn.
Bố mẹ 2 bên cũng không ý kiến gì dù Huy là con trai duy nhất. Còn bố mẹ tôi thì động viên và hứa hẹn sẽ giúp đỡ: "2 đứa cứ phấn đấu kiếm tiền với dành dụm đi, rồi mai này mua nhà bố mẹ hộ nữa".
Bố tôi đã nghỉ hưu và lương đủ sống dư dả ở quê. Còn mẹ tôi thì rất giỏi buôn bán, giờ vẫn làm giàu với cửa hàng vật liệu xây dựng to nhất phố huyện. Về phía nhà chồng, bố mẹ đều làm nông nên không dư dả gì. Tôi cũng không trông mong gì sẽ vay mượn ông bà hết. Tuy nhiên, điều khiến tôi buồn nhất là thái độ của Huy.
Lương của anh được 15 triệu/tháng. Lâu lâu mới vượt KPI và được thưởng khoảng 1-2 triệu. Còn tôi lương cao hơn, trung bình 23-24 triệu/tháng. Hai vợ chồng đặt mục tiêu mỗi tháng phải tiết kiệm 25 triệu và sau 2 năm thì sẽ mua nhà. Khi đã an cư rồi chúng tôi mới sinh con để tụi nhỏ không phải chịu khổ.
Tuy nhiên, góp gạo thổi cơm chung mới được hơn nửa năm, tôi có dấu hiệu bầu bí. Hồi đầu tôi cũng vô tư chẳng nghĩ gì, cứ tới công ty là ăn luôn miệng rồi kêu ca với mọi người: "Dạo này em hay buồn ngủ với mệt mỏi quá, làm việc không hiệu quả gì, hic".
Mấy bà chị có gia đình mới cảnh báo: "Này, hay bầu bí rồi?"
Tôi tay lấy miếng xoài xanh cuối cùng trong đĩa, vừa chối đây đẩy: "Không có, em phải kế hoạch, 2 năm nữa cơ!"
Nhưng mấy người đồng nghiệp vẫn nhắc nhở: "Cứ nói thế, thấy mày dạo này cũng tăng cân rồi đó!"
Kể cũng chột dạ, tôi về kiểm tra thì que thử 2 vạch đỏ chóe. Sợ chứ, lúc đó vợ chồng tôi vẫn đâu có gì, nhà thì chưa mua nổi... Sau khi bàn đi tính lại, chúng tôi quyết định mua chung cư sớm hơn dự tính, tiền bạc thì đành vay bố mẹ 2 bên vậy. Nhưng cũng chính từ đây mới nảy sinh nhiều vấn đề.
(Ảnh minh họa)
Huy làm lương có 15 triệu, gia đình cũng chẳng giàu có nhưng cứ thích căn chung cư hạng cao cấp giá 2,5 tỷ. Anh ra sức thuyết phục tôi rằng nhà mua ở 1 lần thì cần đầu tư, không phải mua sau này dư dả chán lại đổi.
Nhưng vấn đề là chúng tôi chỉ có khoảng hơn 200 triệu để dành, căn nhà 2,5 tỷ quá tầm với. Tối hôm ấy, tôi tăng ca về muộn, Huy ngon ngọt bảo không phải lo, anh sẽ đi chợ nấu cơm. Tôi cũng mừng, từ khi chung sống anh luôn tỏ ra là một người chồng chu đáo.
Tuy nhiên, tầm 7h45 tôi về tới nhà thì thấy chồng đang nghe điện thoại. Anh nói khá nhỏ chứ không oang oang như mọi lần. Thấy có vẻ lạ nên tôi cho rằng anh có chuyện gấp, không đánh tiếng mà nhẹ nhàng ngồi phía sau.
Nào ngờ, tôi nghe trọng nội dung cuộc gọi ấy. Huy đang nói với mẹ chồng: "Mẹ đừng lo, giờ mua thì phải mua luôn căn xịn, thiếu đâu bố mẹ vợ lo. Ông bà bên ấy đầy tiền, không cho con cháu thì làm gì? Con thấy 1 căn chung cư này cũng chẳng là vấn đề, gia tài bên vợ có khi còn mua được cả 1 căn biệt thự ấy, nhìn giản dị vậy thôi chứ giàu ngầm đó."
"Mẹ không phải lo mà lại, con sẽ thuyết phục vợ" - Huy vẫn thản nhiên trò chuyện.
Lúc này tôi mới khẽ e hèm, anh giật bắn mình tắt điện thoại. Tôi nóng giận nên làm um lên, Huy cũng có xin lỗi và khẳng định tất cả cũng vì gia đình nhỏ, vì vợ, vì con. Cuộc tranh luận rồi cũng chẳng đi đến đâu. Tôi buồn lắm mọi người ạ, dù biết rằng khi mua nhà thì sẽ nhờ bên vợ là nhiều nhưng cái suy nghĩ của anh khiến tôi cảm giác như đang bị "đảo mỏ" vậy. Hơn nữa, tới 90% giá trị căn hộ là bên ngoại chịu, lỡ nhau sau này chúng tôi có vấn đề gì thì sao? Dù không ai muốn điều đó nhưng đề phòng vẫn hơn.
Nhưng hiện giờ tôi cũng rất rối, nếu không mua nhà thì sinh con ra cũng khổ, mà mua nhà thì cũng vẫn phải nhờ bố mẹ mình chứ chẳng trông gì bên nội.
Đong đưa sếp hòng đổi lấy sự nghiệp, vậy mà phút chót anh bảo: Vợ anh biết hết rồi, mạng này chưa chắc đã giữ được, làm sao lo cho em Chồng cũ chẳng nói làm gì, suốt từ ngày ly hôn tới giờ anh chưa 1 lần gửi cho con được hộp sữa chứ đừng nói là tiền trợ cấp. Cũng vì hoàn cảnh xô đẩy mà năm ngoái tôi ngã vào vòng tay sếp với lời hứa bùi tai: - Ở cạnh anh, cung phụng chiều chuộng anh thì muốn gì em...