Tình nguyện giúp trẻ tật nguyền tập vận động
Tại võ đường của võ sư Lê Hoàng Mai, ngoài việc dạy võ miễn phí cho thanh niên tự kỷ, còn tập vận động cho trẻ bị tật nguyền.
Mai Xuân Danh (phải) đã có 10 năm gắn bó với phòng tập này – ẢNH: PHẠM HỮU
Lớp diễn ra vào mỗi tối thứ ba, năm, bảy tại Nhà thiếu nhi Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Nhận tập miễn phí
Võ sư Lê Hoàng Mai chia sẻ, lớp tập vận động này ra đời rất tình cờ khoảng 10 năm về trước. Khi đó, lớp chỉ dạy võ và kèm theo dạy miễn phí cho những thanh niên bị bại liệt, tật nguyền. Trong những lần dạy đó, võ sư Mai ứng dụng kinh nghiệm võ thuật kết hợp với việc hỗ trợ tập vận động miễn phí cho trẻ bị tật hoặc bị tai nạn.
Nhận thấy sau những lần tập, một vài bạn gần như đi đứng lại bình thường, do đó võ sư Mai quyết định giúp trẻ bị tật nhiều hơn. Thế là võ sư Mai cắt bớt thời gian dạy võ, mở lớp tập vận động và duy trì từ đó đến nay.
Video đang HOT
Trần Hữu Tài phụ trách việc cõng người khuyết tật lên tầng 3
“Do nhà tôi cũng có người bị khuyết tật nên tôi đồng cảm với những trẻ như vậy. Trước đây, tôi chỉ tập hỗ trợ cho người lớn, sau này tôi nhận thêm trẻ khuyết tật, tăng động và tự kỷ. Thật sự khi tiếp xúc với các trẻ, tôi cảm thấy rất thương. Các phụ huynh mang con đi khắp nơi chữa trị. Khi họ đến đây, đa phần con cái bị liệt. Những gia đình ở tỉnh có hoàn cảnh khó khăn, tôi cũng đến tận nơi hướng dẫn và hỗ trợ tập vận động cho họ”, võ sư Mai nói.
Võ sư Mai cho biết thêm khi đến lớp, mỗi bậc phụ huynh được hướng dẫn và cùng tình nguyện viên tập cho con mình. Mục đích mở lớp là tạo sự gắn kết giữa cha mẹ với con cái, biết yêu thương trẻ và đồng hành cùng con. Hầu như những trẻ bị tai nạn, dị tật bẩm sinh, liệt nửa người, tăng động đều được võ sư nhận hết vào lớp. Suốt nhiều năm qua, võ sư Mai không nhớ được có bao nhiêu trường hợp phụ huynh mang con đến để tập vận động.
“Trường hợp tôi nhớ nhất là một bạn trẻ đang học lớp 11 bị nghiện game nặng, nhưng đến lớp thì đã khá lên rất nhiều. Rồi có một trẻ nhỏ bị tai nạn liệt 3 chi được cha mẹ đưa đến phòng tập vận động cũng đỡ phần nào. Tôi không phải bác sĩ hay thần y gì. Tôi chỉ nhận tập cho những người muốn tập để giúp phụ huynh không tốn kém thêm nữa”, võ sư Mai tâm tình.
Mướt mồ hôi giúp trẻ tập bò
Việc tập luyện vận động được áp dụng bằng kinh nghiệm về võ thuật aikido của võ sư Mai. Những tình nguyện viên ở đây là học trò, phụ huynh có con bị tật đứng ra phụ giúp. Mỗi tình nguyện viên gồng mình cùng người bị tật vượt qua giới hạn bản thân.
Trần Hữu Tài (17 tuổi, ngụ Q.Bình Tân, TP.HCM) là môn sinh của võ đường, cũng là tình nguyện viên hỗ trợ tại phòng tập. Đều đặn mỗi buổi, Tài cõng người khuyết tật từ cổng lên phòng tập ở tầng 3 và ngược lại. Xong nhiệm vụ, Tài lại quay lại giúp trẻ tập bò. “Tôi không thấy cực lắm, tôi cõng cũng cảm thấy bình thường. Ngoài cõng ra, tôi phụ tập cho các bé bò bằng tay. Những cái nào khó, tôi mới gọi mấy anh lớn hơn phụ”, Tài cho hay.
Nguyễn Thị Bảo Ngọc (25 tuổi), hiện là một nhân viên văn phòng ở Q.Tân Bình, tình nguyện tìm đến tham gia phụ võ sư Mai tập luyện cho trẻ. Sau giờ làm, từ 17 giờ 30 đến 20 giờ Ngọc lại đẫm mồ hôi ở phòng tập. Những trẻ mới đến, Ngọc kiên nhẫn tập từng động tác từ dễ đến khó, giúp trẻ từng bước đi. Ngọc nói: “Thật ra giúp các trẻ cũng như giúp mình có thêm thể lực. Tuy có cực, nhưng mình thấy thời gian này có ý nghĩa. Càng làm mình càng thấy thích các trẻ hơn”.
Có thâm niên 10 năm gắn bó tại đây, Mai Xuân Danh (29 tuổi, quê H.Tây Sơn, Bình Định) đã làm công việc tình nguyện này khi còn là môn đệ của võ đường. Dần dần, Danh trở thành người tình nguyện chính ở đây. Từ tập cho trẻ nhỏ đến người lớn, Danh đều đảm nhận. Thoáng chốc Danh tập đi với người này, lát sau lại qua cõng người khác. Hầu như những người nặng ký, khó đi lại đều do Danh hỗ trợ.
Danh cho biết: “Trải nghiệm 10 năm qua ở đây, tôi được nhìn thấy các trẻ tự đứng lên đi. Nhiều lúc tôi rớt nước mắt với một bé bị liệt mà đã bò được rồi đứng lên và bước đi. Cảm xúc lúc đó dâng trào”.
Cậu học trò Xê Đăng với ước mơ làm đầu bếp
Từ ngày bố Kiệt bị bại liệt không thể tự sinh hoạt, mình mẹ em gồng gánh nuôi 5 miệng ăn. Thương mẹ nên Kiệt vượt lên tất cả, cố gắng học tập để thực hiện ước mơ trở thành một đầu bếp.
Mặc dù gia đình khó khăn, bố bị bại liệt nhưng Kiệt vẫn luôn cố gắng trong học tập.
Nguyễn Văn Kiệt (học sinh lớp 9B, trường THCS xã Đăk La, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) sinh ra và lớn lên trong gia đình có 3 anh em. Kiệt là con đầu, dưới em còn có 2 em nhỏ đang học lớp 7 và lớp 4.
5 miệng ăn, nhưng kinh tế chỉ phụ thuộc vào vài sào cà phê và cao su nên cuộc sống của gia đình có phần khốn khó. Nhận thức được nỗi vất vả, khổ cực của bố mẹ nên từ nhỏ Kiệt và 2 em đều cố gắng học tập để bố mẹ không phiền lòng. Tuy khó khăn, nhưng gia đình Kiệt vẫn đầm ấm bên nhau, sẻ chia vui buồn.
Để có tiền lo cho các con ăn học, ngoài việc đồng áng bố Kiệt còn đi làm thợ hồ. Tuy nhiên, khi Kiệt sắp hoàn thành chương trình học lớp 6 thì tai họa ập đến gia đình em. Trong một lần dỡ rơm thuê cho người ta, bố Kiệt bị ngã xuống đất. Sau đó bố em được đưa xuống bệnh viện chữa trị. Nhà neo người lớn nên những ngày mẹ ở bệnh viện với bố, một tay Kiệt cơm nước, nhắc nhở 2 em học tập.
Mặc dù gia đình em chạy vạy, vay mượn khắp nơi để có tiền chữa trị nhưng bệnh tình của bố Kiệt không thuyên giảm. Sau đó, bố em bị liệt, không thể tự đi lại, sinh hoạt như người bình thường. Kể từ đó, Kiệt và mẹ thay phiên nhau chăm sóc, vệ sinh cá nhân cho bố. Có những lúc tưởng chừng như bản thân kiệt sức, nhưng Kiệt tự động viên mình cố gắng để vượt qua tất cả.
Biết được hoàn cảnh gia đình em Kiệt, bạn bè và thầy cô luôn quan tâm, động viên để em vượt qua khốn khó.
Trụ cột gia đình không còn nên toàn bộ kinh tế, chi phí lo cho 3 người con ăn học đều đè nén lên vai người mẹ. Sáng thức dậy, mẹ Kiệt lo vệ sinh cá nhân cho bố rồi tất tả với công việc mua ve chai của mình. Thương mẹ vất vả, sau giờ học Kiệt lại vội vã chạy về nhà lo cơm nước cho cả nhà rồi xoa bóp người cho bố.
"Từ khi bố bị tai nạn, cuộc sống nhà em dường như bị đảo lộn. Mọi việc trong nhà đều một tay mẹ lo toan. Em thương mẹ, nhưng em vẫn đang tuổi đi học nên không thể giúp được gì. Hàng ngày em chỉ biết đỡ đần mẹ công việc nhà, lo cho bố và chăm các em. Sau một ngày làm việc cực nhọc về, tối mẹ có thể nghỉ ngơi, ngủ một giấc thật ngon để có sức khỏe lo cho chúng em", Kiệt với đôi mắt đượm buồn nói.
Môn học yêu thích của cậu học trò nghèo là môn Ngữ Văn. Em nói, em yêu thích những tác phẩm văn học đặc sắc, những bài thơ chứa chan tình cảm. Đặc biệt, ở môn học này em cảm nhận được ngôn từ gần gũi với cuộc sống, với người nông dân chân chất, thật thà như những gì em đang trải qua.
Tuy nhiên, nói về ước mơ sau này của mình, cậu học trò có phần nhút nhát rưng rưng nước mắt: "Sau này em muốn làm đầu bếp để nấu những món ăn ngon cho bố mẹ và 2 em. Khi đó, bố mẹ và 2 em sẽ có sức khỏe, làm việc và học tập được tốt hơn".
Khi chúng tôi hỏi tại sao em thích môn Ngữ Văn mà không chọn những ngành nghề khác thì cậu học trò cúi gằm mặt nhìn xuống trang vở đang nhòe dần. Có lẽ, cuộc sống quá khó khăn, thương bố mẹ nên em chọn cách học nghề, bởi em có thể vừa học vừa làm. Khi đó mẹ em sẽ có tiền lo cho 2 người em của Kiệt được đi học đến nơi đến chốn.
Cô Nghiêm Thị Hương - Giáo viên chủ nhiệm lớp 9B cho biết, em Kiệt là người đồng bào dân tộc Xê Đăng có hoàn cảnh khó khăn. Vào năm 2018 bố em bị tai nạn, cơ thể bị bại liệt nên không thể lao động và sinh hoạt bình thường. Do đó, một mình mẹ em quần quật làm lụng để lo cho bố và 3 anh em Kiệt. Mặc dù vậy nhưng Kiệt vẫn luôn cố gắng trong học tập, các năm học đều đạt học lực khá. Không những vậy Kiệt luôn nhiệt tình, năng nổ trong các hoạt động của trường, lớp và đoàn kết với bạn bè.
"Đầu năm học, nhà trường hỗ trợ sách, vở để giúp đỡ phần nào khó khăn đối với em Kiệt. Bên cạnh đó, thầy cô và các bạn trong lớp vẫn thường xuyên hỏi thăm, động viên bằng tinh thần Kiệt bằng những món quà nhỏ. Mọi người đều hy vọng rằng Kiệt sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này có thể đỡ đần mẹ và lo cho 2 người em ăn học thành tài", cô Hương chia sẻ.
Duy trì tiêm chủng thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh Sau thời gian tạm hoãn để phòng, chống dịch Covid-19, từ ngày 23-4, việc tiêm chủng thường xuyên được tổ chức trở lại. Các tỉnh, thành phố bám sát diễn biến dịch Covid-19, triển khai tiêm chủng giúp trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ và không để xảy ra các bệnh dễ gây ra dịch. Nhiều địa phương đã triển...