Tình người làm du khách thêm yêu mến vùng đất chín Rồng
Với vai trò là Đại sứ du lịch TP Cần Thơ, Hoa khôi Huỳnh Thúy Vi chia sẻ rằng: ‘Thiên nhiên ở miền Tây hay các vùng miền khác trên cả nước đều có vẻ đẹp riêng, nhưng cái đẹp về tình cảm con người mới là thứ làm cho du khách ngày thêm yêu mến vùng đất chín Rồng’..
Hoa khôi – Đại sứ du lịch TP Cần Thơ Huỳnh Thúy Vi
Hiện nay trong bối cảnh chưa thể mở cửa du lịch quốc tế do bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, các địa phương trong vùng ĐBSCL đang tìm giải pháp kích cầu nhằm sớm phục hồi ngành du lịch sau dịch.
Với vai trò Đại sứ du lịch TP Cần Thơ, Hoa khôi Huỳnh Thúy Vi cho biết, ĐBSCL có tiềm năng du lịch đa dạng với nhiều loại hình phong phú. ặc điểm sông ngòi chằng chịt cùng những dãy cù lao xanh mát, hay hệ sinh thái đa dạng, sản vật địa phương phong phú, đặc sắc chính là lợi thế to lớn và độc đáo để vùng BSCL phát triển du lịch sinh thái. Riêng thành phố Cần Thơ với các điểm tham quan nổi tiếng như: Bến Ninh Kiều, Cầu đi bộ, chợ nổi Cái Răng, vườn cây ăn trái, nhiều công trình di tích kiến trúc nghệ thuật, lịch sử văn hóa và làng nghề truyền thống; với các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer tạo nên bản sắc văn hóa rất độc đáo.
Video đang HOT
Hoa khôi Huỳnh Thúy Vi chia sẻ rằng: nét đặc trưng của người dân miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng đó chính là tình người. Bởi vì khi có cơ hội du khách đến đây được trải nghiệm du lịch sinh thái cộng đồng, ở cùng nhà với người dân, tự tay hái rau, bắt cá… “Từ đó sẽ cảm nhận được tình người của họ dành cho mình. Đó cũng chính là cách để níu chân du khách đến với miền sông nước”.
Đại sứ du lịch TP Cần Thơ dẫn chứng câu chuyện thực tế làm du lịch cộng đồng của người dân ở cồn Sơn (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) không chỉ trong nước mà cả khách quốc tế biết đến. Cồn chỉ vài chục hộ dân sinh sống với diện tích khoảng 70 ha, nằm cheo leo giữa bốn bề sông nước như biết bao cồn khác ở ĐBSCL. Nhưng vì sao cồn Sơn chỉ trong vài năm đã thu hút lượng khách du lịch đông đảo và ngày một phát triển là điều khiến không ít người tò mò. Thúy Vi bật mí rằng: “Thật ra, cũng chẳng có cao siêu hay bí quyết gì ở đây cả, mà bởi vì, nơi đây còn hội tụ cách sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Chính cộng đồng họ gắn kết để tạo nên một cồn Sơn không thể pha lẫn vào đâu được”.
Người dân ở cồn chân tình, giản dị và mang tính cộng đồng rất cao. Đó là sự khác biệt để thu hút khách so với nhiều nơi khác. Theo Thúy Vi, tính cộng đồng thể hiện ở chỗ khi khách đến ăn tại nhà dân, nhưng không phải một nhà làm ra đủ các món mà mỗi nhà chỉ làm một món rồi mang đến. Họ đùm bọc gắn bó với nhau để phát huy thế mạnh từng nhà để tạo nên một cồn Sơn ‘có một không hai’ ở miền sông nước Cửu Long. Bên cạnh đó, Thúy Vi còn chia sẻ rằng: “Thiên nhiên ở miền Tây hay các vùng miền khác trên cả nước đều có vẻ đẹp riêng, nhưng cái đẹp về tình người mới là thứ làm cho du khách ngày thêm yêu mến vùng đất chín Rồng”.
Khai thác giá trị di tích trong phát triển du lịch Côn Đảo
Côn Đảo được xem là điểm nhấn du lịch của tỉnh, sở hữu 16 hòn đảo lớn nhỏ với hệ sinh thái đặc trưng của 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Đến nay vẫn mang một vẻ đẹp hoang sơ, trong lành và kỳ bí. Nhiều tạp chí của thế giới đã ghi tên Côn Đảo vào danh sách những điểm đến ấn tượng. Côn Đảo đã đi vào tình cảm và sự ngưỡng mộ của cả nước cùng bạn bè quốc tế như là một vùng đất thép mang biểu tượng của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Thuyết minh viên Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo hướng dẫn du khách tham quan nhà tù Phú Hải (huyện Côn Đảo).
Ngày nay, Côn Đảo thu hút nhiều DN chọn để đầu tư phát triển du lịch cao cấp như: Sixsens Resort 5 sao; khu nghỉ dưỡng cao cấp Resort Việt - Nga; KDL Poulo Condor; Resort Côn Đảo... Một số khu đất đang được kêu gọi đầu tư như: Khu An Hải, KDL Suối Ớt, Bãi Vông, Bãi Đầm Trầu... đã tạo hiệu ứng lan tỏa, bảo đảm môi trường cảnh quan để phát triển bền vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng, lợi thế thu hút khách du lịch đến Côn Đảo thì vẫn còn một số bấp cập và khó khăn nhất định. Công tác liên kết xây dựng chương trình khách du lịch đến Côn Đảo còn khó khăn do không chủ động vé máy bay cho đoàn có số lượng nhiều (đặc biệt là khách quốc tế) đặt chỗ thời gian dài hạn từ 6 tháng đến 1 năm.
Vì thế chủ yếu là khách lẻ, du lịch tự do... Công tác giới thiệu quảng bá thông tin du lịch Côn Đảo trên các phương tiện, kênh truyền hình nước ngoài như CNN, CBN, VBS còn hạn chế, không thường xuyên nên lượng khách quốc tế biết đến Côn Đảo không cao. Mặc dù địa phương đã xây dựng chương trình quảng bá 2016-2020 nhưng chưa có chiến lược tiếp thị một cách bài bản.
Du khách đến Côn Đảo chủ yếu là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lặn ngắm san hô, khám phá rừng, đối tượng nghiên cứu văn hóa di tích lịch sử còn ít, sản phẩm du lịch, hoạt động giải trí chưa đa dạng, dẫn đến thời gian lưu trú, chi tiêu và mua sắm không cao.
Bên cạnh đó, du lịch Côn Đảo chỉ tập trung khoảng 6 tháng đầu năm, từ tháng 9 đến hết năm là mùa mưa bão, nên chủ yếu phương tiện đi bằng máy bay, giá vé khá cao so với các tuyến bay trong nước, chưa kể những ngày cuối tuần hoặc những sự kiện lớn, nhu yếu phẩm, sinh hoạt... giá cả cao hơn nhiều so với đất liền và thu nhập của người Việt Nam, dẫn đến "cung" không đủ "cầu"...
Côn Đảo chưa có điện lưới quốc gia, vẫn còn sử dụng điện Diezel dẫn đến giá điện sinh hoạt thuộc diện cao nhất nước. Nhiều người cho rằng du lịch Côn Đảo là hạng sang, vì phải chi phí cao hơn nhiều hơn so những tour trong nước. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản cần được chú trọng một cách kịp thời, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của toàn xã hội.
Để khai thác hiệu quả giá trị di tích trong phát triển du lịch Côn Đảo, Sở VH-TT đề xuất một số giải pháp sau:
Đa dạng hóa hoạt động bảo tàng... Thực hiện có hiệu quả các cuộc triển lãm lưu động với phương châm "Đưa bảo tàng, di tích đến với công chúng". Đội ngũ làm công tác hướng dẫn viên cần trang bị những kiến thức, phẩm chất và năng lực, trình độ ngoại ngữ cơ bản... để du khách tham quan được chào đón với một phong cách thân thiện, thông minh, bài bản... tạo nên sự tin tưởng và ấn tượng đẹp đối với du khách.
Quan tâm và có chế độ tương xứng đối với những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi (nhất là trình độ ngoại ngữ), để họ thật sự yên tâm và gắn bó lâu dài với Côn Đảo, đồng thời tạo cho địa phương nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Phải được xem là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
Triển khai thực hiện Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 02/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Côn Đảo. Thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích một cách hiệu quả và bền vững.
Gắn kết, đồng nhất trong quản lý và phát huy giá trị văn hóa lịch sử gắn với du lịch để có một chương trình tham quan khép kín, tạo cho du khách sự đa dạng. Liên kết website bằng nhiều ngôn ngữ của các điểm đến, tour du lịch, hướng dẫn, ấn phẩm, sách, hồi ký, tờ rơi,...
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư du lịch, dịch vụ theo hướng tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có của địa phương; phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, văn hóa - lịch sử, tâm linh, tương xứng với tiềm năng; môi trường. Các dự án kêu gọi đầu tư, chính sách ưu đãi và thủ tục đầu tư rõ ràng, hấp dẫn; thu hút đa dạng đối tượng du khách đến Côn Đảo.
Khám phá vùng đất Phật Myanmar Đến đây, du khách có thể ngắm khinh khí cầu tại Bagan cổ kính, hoàng hôn trên cầu U Bein, thăm một số ngôi đền chính tại Yangon hay Mandalay. Nhắc đến cảnh đẹp Myanmar, nhiều du khách nghĩ ngay đến những khinh khí bầu bay lượn trong bình minh, trên bầu trời kinh đô cổ Bagan, của vương quốc Pagan. Đây là...