Tình người giữa làn sóng Covid-19 thứ hai tại Ấn Độ
Giữa đại dịch Covid-19, dù gặp nhiều khó khăn, không ít người dân Ấn Độ vẫn hỗ trợ nhau trong khả năng của mình để cùng vượt qua khoảng thời gian thách thức.
Với số ca nhiễm mới kỷ lục và hàng nghìn trường hợp tử vong mỗi ngày, ngay cả những người giàu và có nhiều mối quan hệ ở Ấn Độ cũng không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 thứ hai.
Tuy nhiên, virus SARS-CoV- 2 không thể giết chết tinh thần tương trợ nhau của mọi người, theo Channel News Asia .
Mắc bệnh suy thận, Rozy Saldhana (52 tuổi, Mumbai) luôn chuẩn bị các thiết bị y tế cơ bản tại nhà để sẵn sàng sử dụng, trong đó có bình oxy.
Tuy nhiên, khi biết tin chồng một giáo viên trong trường học địa phương cần oxy nhưng không đủ khả năng chi trả, cô sẵn sàng nhường lại phần của mình.
Giường bệnh và thiết bị y tế là điều xa xỉ với bệnh nhân Covid-19 tại Ấn Độ. Ảnh: CNA.
“Đừng lo lắng cho em. Em vẫn còn khỏe mà”, Saldhana nói với Pascol, chồng cô.
Video đang HOT
Không dừng lại ở đó, Saldhana còn nhờ chồng bán hết số nữ trang cô có để mua bình oxy cứu người. Pascol sau đó đã cầm 80.000 rupee (1.450 USD) tiền bán nữ trang để thực hiện nguyện vọng của vợ.
Tại Delhi, tổ chức thiện nguyện có tên Khalsa Help International đã dựng những bệnh viện dã chiến để điều trị cho bệnh nhân. Dịch vụ hỗ trợ oxy miễn phí của họ cũng cứu sống hàng nghìn người tính từ cuối tháng 4 cho tới nay.
Người sáng lập tổ chức, ông Gurpreet Singh Rummy cho biết mọi người đều được chào đón khi đến đây. Những bệnh viện này đã phục vụ hơn 15.000 người. Trong đó khoảng 8.000 đến 10.000 người nguy kịch và có nguy cơ tử vong cao nếu không được hỗ trợ oxy kịp thời.
“Dù bạn đến đây bằng xe kéo hay Mercedes-Benz cũng sẽ đều được đối xử bình đẳng”, ông Rummy nói, cho biết thêm việc tìm kiếm nguồn cung thiết bị không hề dễ dàng. Các tình nguyện viên phải đi hàng trăm km để lấy oxy và không nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ chính phủ.
Dịch vụ hỗ trợ oxy ở Ấn Độ cứu sống nhiều người. Ảnh: CNA.
Tại Ấn Độ, số ca bệnh Covid-19 mới đã giảm kể từ tháng trước sau khi lệnh giãn cách được áp dụng. Nhưng để ngăn chặn sự bùng phát trở lại, các bác sĩ cho rằng nước này cần khẩn cấp tiêm phòng cho người dân.
Cho đến nay, quốc gia 1,3 tỷ dân mới tiến hành tiêm vaccine Covid-19 cho hơn 240 triệu người.
Gilada-Baheti, nhân viên tại Trung tâm Nghiên cứu Unison Medicare, cho biết đất nước này cần đảm bảo đủ vaccine và tăng cường tiêm chủng ở cả thành thị và nông thôn.
“Để giữ Ấn Độ tránh khỏi làn sóng Covid-19 thứ 3, một số lượng lớn người dân cần được tiêm chủng nhanh nhất có thể”, bác sĩ, chuyên gia tư vấn này cho biết.
Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả cũng giúp giảm bớt căng thẳng tinh thần cho các chuyên viên chăm sóc sức khỏe.
“Ở phòng chăm sóc tích cực (ICU) lúc nào cũng giống như trong một trận chiến. Mỗi ngày, chúng tôi đều có chiến thắng nhưng cũng có lúc bại trận. Thật đau lòng”.
Lo ngại Ấn Độ nới phong tỏa vội vàng
Nhiều bác sĩ và chuyên gia y tế cho rằng Ấn Độ có thể phải đón làn sóng Covid-19 mới nếu nới giãn cách xã hội quá nhanh chóng như hiện nay.
Tại thủ đô Delhi, ngày 15/6, hàng nghìn người chen chúc trong tàu điện ngầm và trung tâm mua sắm sau khi thành phố nới lệnh phong tỏa. Một số bác sĩ cảnh báo điều này có thể khiến đất nước bước vào làn sóng Covid-19 thứ ba.
Nhiều thành phố tại Ấn Độ bắt đầu gỡ các quy định chống dịch nghiêm ngặt sau khi số ca nhiễm toàn quốc giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng. Trung tâm thương mại được mở cửa trở lại, nhà hàng có thể đón khách với 50% sức chứa. Hệ thống đường sắt ngoại ô được phép hoạt động với 50% công suất. Các văn phòng cho phép nhân viên làm việc xen kẽ.
Quyết định mở cửa hoàn toàn của Delhi khiến giới chuyên gia lo ngại. Nhà chức trách trước đó cho biết sẽ lập tức phong tỏa trở lại nếu số ca nhiễm gia tăng. Tuy nhiên, người dân đã kịp tràn vào các trung tâm thương mại sau thời gian dài không được ra ngoài.
"Tuần trước, các khu mua sắm lớn nhất Delhi đón 19.000 người ngay sau khi mở cửa. Chúng ta phát điên hết rồi à. Đợi đến khi Covid-19 bùng phát lần nữa và lại bắt đầu đổ lỗi cho chính phủ, bệnh viện, đất nước", Ambrish Mithal, bác sĩ tại hệ thống y tế Max HealthCare, viết trên Twitter.
Một phòng gym đông đúc ở Delhi sau khi thành phố mở cửa trở lại. Ảnh: AFP
Đầu ngày 15/6, hệ thống tàu điện ngầm của Delhi phải phát đi thông báo về tình trạng cao điểm, cho biết người dân có thể phải chờ đợi lâu hơn.
Các chuyên gia cho rằng việc nối lại hoạt động kinh doanh, xã hội sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực tiêm chủng. Đến nay, chỉ khoảng 5% trong tổng 950 triệu người trưởng thành Ấn Độ được tiêm vaccine. Công tác tiêm chủng đã chậm lại. Chính quyền Delhi cho biết sẽ đóng cửa một số điểm tiêm phòng dành cho người từ 18 đến 44 tuổi vào ngày 15/6 do khan hiếm vaccine.
"Delhi đáng lẽ nên nới phong tỏa một cách khoa học hơn. Chúng ta đang chào đón rắc rối", Arvinder Singh Soin, bác sĩ phẫu thuật, Chủ tịch Viện Y học Tái tạo và Ghép gan, nhận định.
Trong 24 giờ qua, Ấn Độ báo cáo hơn 60.000 ca nhiễm nCoV, thấp nhất kể từ ngày 31/3, theo dữ liệu của Bộ Y tế. Tổng số ca nhiễm của quốc gia Nam Á hiện là gần 30 triệu, cao thứ hai thế giới sau Mỹ.
Dùng hình đầu lâu phân loại người chưa tiêm vaccine Cảnh sát một quận ở bang Madhya Pradesh yêu cầu người chưa tiêm vaccine Covid-19 đeo hình đầu lâu xương chéo để khuyến khích tiêm chủng. Giới chức quận Niwari thuộc vùng nông thôn của bang Madhya Pradesh, miền trung Ấn Độ, hôm 10/6 cho biết đang đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19, trong đó có...