Tình nghi dàn dựng giết người, nghị sĩ Nga bị bắt tại Quốc hội
Một nghị sĩ Nga bị bắt ngay trước mặt các đại biểu tại Quốc hội sau khi tìm cách bỏ trốn nhưng bị người phát ngôn Quốc hội chặn lại.
Theo hãng tin AP, nghị sĩ Rauf Arashukov – đại điện khu vực Karachaevo- Cherkessiya – bị bắt giam vào sáng 30-1 (giờ địa phương). Trước đó, Hội đồng Liên bang đã tước quyền miễn trừ truy tố của người này.
Khi các đại biểu đang thảo luận về việc tước quyền miễn trừ truy tố đối với Arashukov, ông ta tìm cách bỏ trốn nhưng bị người phát ngôn Quốc hội chặn lại.
“Đó là một điều hoàn toàn bất ngờ với tất cả mọi người, kể cả nghi phạm đến trễ phiên họp” – nghị sĩ Sergei Kalashnikov nói với hãng tin Interfax.
Nghị sĩ Rauf Arashukov. Ảnh: AP
Video đang HOT
Ông Arashukov là con trai của một doanh nhân nổi tiếng, được cơ quan lập pháp địa phương đề cử và giữ ghế tại Hội đồng Liên bang hồi năm 2016, trở thành thành viên hội đồng trẻ nhất ở tuổi 31.
Nghi phạm bị nghi ngờ dàn dựng vụ giết một nhà hoạt động nổi tiếng và một cố vấn cho lãnh đạo khu vực Karachaevo-Cherkessiya vào năm 2010.
Trang web RBC của Nga hồi năm ngoái dẫn lời các nguồn tin điều tra nói rằng có 3 người ra làm chứng chống lại ông Arashukov, cáo buộc ông ta dàn dựng vụ sát hại nhà hoạt động Aslan Zhukov. Nạn nhân bị bắn chết bên ngoài nhà riêng.
Cùng ngày 30-1, cha của ông Arashukov, Raul, cũng bị bắt giam vì tình nghi biển thủ 30 tỉ rúp (455 triệu USD) tiền nhiên liệu khí đốt. Các nhà điều tra đang lục soát nhà và văn phòng tại 7 thị trấn liên quan đến cha con ông Arashukov.
Phạm Nghĩa (Theo AP)
Theo Nguoilaodong
Quân đội Venezuela phản ứng ra sao khi bỗng dưng có Tổng thống thứ hai?
Quân đội Venezuela đã chính thức lên tiếng về một Tổng thống mới ở đất nước này, sau khi Mỹ và nhiều quốc gia láng giềng công nhận lãnh đạo đối lập là Tổng thống.
Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino Lopez.
Theo RT, Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino khẳng định quân đội sẽ không chấp nhận một tổng thống có "lợi ích đen tối". Quân đội sẽ tiếp tục bảo vệ hiến pháp và chủ quyền đất nước.
Tuyên bố của ông Padrino được đưa ra vài giờ sau khi Chủ tịch Quốc hội Venezuela, Juan Guaido tuyên bố mình là Tổng thống lâm thời và thành lập chính quyền chuyển tiếp. Quốc hội Venezuela hiện do phe đối lập kiểm soát.
Mỹ công nhận Guaido là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela. Nhiều quốc gia khác như Canada, Pháp, Brazil... cũng tuyên bố ủng hộ.
Ngược lại, Bolivia tuyên bố "đứng về phía người dân Venezuela và người anh em Nicolas Maduro", chống lại "móng vuốt của chủ nghĩa tư bản" ở Nam Mỹ.
Tổng thống Venezuela Maduro đáp trả bằng cách cắt quan hệ ngoại giao với Mỹ, cho nhà ngoại giao Mỹ 72 giờ để về nước.
Ngược lại, Guaido nói Venezuela sẽ giữ quan hệ với "tất cả các quốc gia trên thế giới".
Vài ngày trước, một nhóm binh sĩ thuộc Vệ binh Quốc gia Venezuela đã tấn công một trạm gác ở phía bắc thủ đô Caracas, bắt một số cảnh sát làm con tin và đánh cắp nhiều vũ khí trong kho.
Các binh sĩ tuyên bố không công nhận chính quyền Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Cuộc đảo chính sớm bị dập tắt với việc 27 binh sĩ "nổi loạn" bị bắt giữ.
Theo Danviet
Hungary biểu tình phản đối luật cho phép chủ lao động nợ lương đến 3 năm Hàng nghìn người Hungary ngày 19/1 đã xuống đường biểu tình nhằm phản đối Chính phủ của Thủ tướng Viktor Orban vì cải cách lao động bị chỉ trích là "luật nô lệ". Hình ảnh tại cuộc biểu tình. Theo AFP, chỉ riêng tại thủ đô Budapest của Hungary đã có khoảng 2.000 người tham gia tuần hành. Tại thủ phủ của các...