Điều kiện để thỏa thuận Brexit có thể được Quốc hội thông qua
Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt ngày 28/12 nhận định thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May có thể được Quốc hội thông qua nếu Liên minh châu Âu (EU) xác định rõ điều khoản “rào chắn” Bắc Ireland sẽ chỉ mang tính tạm thời.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Anh tại thủ đô London. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, đầu tháng này, bà May đã hoãn lại việc đưa văn kiện trên ra bỏ phiếu trước Quốc hội, vì nguy cơ bị bác bỏ quá cao. Theo kế hoạch, các nghị sĩ sẽ thảo luận thỏa thuận trên một lần nữa vào tháng tới và sẽ tiến hành bỏ phiếu trong tuần thứ ba của tháng 1/2019.
Video đang HOT
Vương quốc Anh sẽ chính thức rời “mái nhà chung” EU vào ngày 29/3/2019, nhưng các nghị sĩ nước này vẫn chia rẽ sâu sắc về những điều khoản thỏa thuận mà Thủ tướng May và EU nhất trí hồi tháng trước. Điều khoản “rào chắn” là kế hoạch dự phòng cho biên giới Ireland, giúp duy trì biên giới mở giữa vùng Bắc Ireland thuộc Anh và CH Ireland sau Brexit. Dù điều khoản này đã góp phần quan trọng giúp Anh và EU khơi thông thế bế tắc trong đàm phán và đi đến thỏa thuận, nhưng đây lại là vấn đề đối nội lớn nhất mà bà May vấp phải khi mang thỏa thuận “về nhà”.
Cuộc bỏ phiếu sắp tới tại Hạ viện Anh là trở ngại cuối cùng, cửa ải hiểm trở nhất, mà Thủ tướng May phải vượt qua trong lộ trình Brexit. Hiện có hai lựa chọn đối với các nghị sĩ: thông qua dự thảo thỏa thuận Brexit của chính phủ, hoặc chính phủ sẽ quyết định theo phương án sẽ rời EU đúng ngày đã định mà không đạt thỏa thuận. Kịch bản xấu nhất là “Brexit cứng” này, tức là “cắt đứt đột ngột” không thời kỳ chuyển tiếp và để lại những hậu quả nặng nề về kinh tế và thương mại với quốc gia này và cũng ảnh hưởng không nhỏ tới EU.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Các lãnh đạo EU chấp nhận thỏa thuận Brexit
Các lãnh đạo EU vừa chính thức chấp thuận về việc Anh rời khỏi EU (Brexit) trong cuộc họp bất thường vào hôm 25-11 ở Brussels. Thỏa thuận này giờ vẫn phải được quốc hội Anh thông qua nếu muốn đi vào hiệu lực.
"EU đã chấp thuận thỏa thuận Brexit và tuyên bố chính trị về quan hệ tương lai của EU - Anh", Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói sau hơn một giờ tổ chức hội nghị vào hôm 25-11.
Thỏa thuận Brexit bao gồm 2 tài liệu chính. Tài liệu đầu tiên bao gồm một văn bản dài 585 trang, hướng dẫn chi tiết cách Anh rời khỏi EU bắt đầu từ 29-3-2019. Nội dung của văn bản này bao gồm khoản tiền đền bù mà Anh phải trả, quyền công dân và một vài biện pháp nhằm tránh thiết lập biên giới cứng giữa Bắc Ireland thuộc Anh và nước Cộng hòa Ireland.
Thỏa thuận Brexit vẫn cần được quốc hội Anh thông qua nếu muốn đi vào hiệu lực
Văn bản thứ 2 là tài liệu đề cập đến mối quan hệ chính trị tương lai Anh và EU, bao gồm việc duy trì mối quan hệ duy trì hợp tác thương mại, chính trị quốc phòng, ngoại giao và quan hệ về vấn đề chấp pháp, hình sự.
Thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Anh Theresa May giờ sẽ cần phải được quốc hội Anh thông qua. Đây được cho là nhiệm vụ khó khăn hơn cả việc thuyết phục EU.
Rất nhiều thành viên chính quyền London đã từ chức để phản đối thỏa thuận này. Trong khi đó, Đảng Lao động, Dân chủ Tự do, SNP và DUP đều đã hứa sẽ không ủng hộ do thỏa thuận trên không đem đến sự thay đổi đáng kể và đúng nghĩa như Anh rời khỏi EU.
Nếu bị quốc hội từ chối, Anh sẽ phải rời EU mà không có thỏa thuận nào do ngày rời khỏi khối này là không thể thay đổi.
Theo anninhthudo
EU và Anh lạc quan về triển vọng sớm đạt thỏa thuận 'ly hôn' Giới chức Liên minh châu Âu (EU) và Anh đã bày tỏ lạc quan về triển vọng hai bên sớm đạt được thỏa thuận "ly hôn" trong mùa Thu này, viện dẫn các tiến bộ gần đây trong đàm phán về hợp tác an ninh trong giai đoạn Brexit (Anh rời EU). Trưởng đoàn đàm phán của EU về Brexit Michel Barnier (phải)...