Tỉnh nghèo, khu công nghiệp cỏ mọc
Chục năm qua, Quảng Bình bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng xây dựng các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, nhưng hiệu quả không cao, thậm chí có nơi làm ra chỉ để phơi mưa nắng.
Theo quy hoạch, Quảng Bình có 8 khu công nghiệp (KCN), 2 khu kinh tế và 5 khu tiểu thủ công nghiệp với diện tích gần 2.000 ha.
Đến nay đã có 3 KCN đi vào hoạt động, 3 khu đang được đầu tư xây dựng và 2 khu khác đang chuẩn bị đầu tư.
Theo lãnh đạo của Ban quản lí các khu công nghiệp Quảng Bình, Tây Bắc Đồng Hới đã cho thuê khoảng 80% diện tích, Bắc Đồng Hới 30% và Hòn La 1 khoảng 70%. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, PV được biết, diện tích lấp đầy nói trên gần một nửa là nằm trên giấy.
Những người dân bị thu hồi đất cho khu công nghiệp Hòn La ở xã Quảng Đông nói rằng: Đầu tư thì nhiều nhưng ít người sử dụng, nắp cống thì bị đập trộm lấy sắt, bóng điện cao áp thì làm tiêu cho bọn trẻ con ném đá…
“Khi về lấy đất, họ nói cứ chấp hành đi rồi sau này sẽ thành công nhân cả, lương cao mà khỏe hơn làm ruộng nhiều. Chờ mãi chả thấy “ma” nào về đầu tư để cho chúng tôi thành công nhân cả. Chú coi, năm sáu năm trời rồi mà chỉ được một nhà máy gỗ dăm, vài dự án xây dựng lèo tèo nên con cháu họ vào làm hết chứ mô đến lượt. Làng tui giờ không có lấy miếng đất cắm dùi, còn đất đai của khu công nghiệp thì bạt ngàn cho cỏ mọc. Dân chúng tôi thì ngày một nghèo thêm, còn Nhà nước thì lãng phí đất đai, tiền của rứa đó”, một người dân nói.
Khu công nghiệp Hòn La 1 được cho là lấp đầy 70% nhưng thực tế thì đầy đất hoang
Bên ngoài khu công nghiệp Quảng Bình cũng đầu tư khá mạnh tay. Để kết nối KCN xi măng Châu – Văn – Tiến (huyện Tuyên Hóa) với cảng Hòn La, tỉnh mở một con đường hoàn toàn mới chạy song song với QL 12A, với số vốn lên đến gần 1.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia trong ngành giao thông cho rằng, xây dựng con đường này nhằm giảm tải cho QL 12A là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, các nhà hoạch định đã cố tình kéo dài con đường một cách không cần thiết, thậm chí còn làm khó cho các nhà máy xi măng.
Giá như con đường mới nối với QL 12A phía dưới nhà máy xi măng sông Gianh, đoạn qua xã Cảnh Hóa (Quảng Trạch), thì sẽ tiết kiệm được cả trăm tỷ đồng và thuận đường vận chuyển cho các nhà máy xi măng. Thực tế, con đường vượt qua các nhà máy xi măng, nối với QL 12A ở đoạn đầu cầu Châu Hóa.
Như vậy, tới đây, khi con đường hoàn thành, các nhà máy xi măng ở xã Văn Hóa, Tiến Hóa phải chở sản phẩm đi ngược lên, rồi lại vòng về sau lưng nhà máy của mình mới ra được cảng Hòn La. Chi phí vận chuyển xi măng sẽ đội lên vì phải đi vòng vèo thêm nhiều cây số.
Lại chuyện rải thảm đỏ ở tỉnh này cũng đang có vấn đề. Một nhà đầu tư kể: Ông đầu tư nhà máy theo lời mời gọi trải thảm đỏ của Quảng Bình. Theo quy định chung cũng như thỏa thuận, phía Quảng Bình sẽ bàn giao mặt bằng sạch, đầu tư cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước… (phía ngoài hàng rào), nhà đầu tư chỉ việc vào xây dựng nhà máy.
Lập dự án, khảo sát, thiết kế, khởi công xong, nhà đầu tư mới ngã ngửa là mặt bằng chưa sạch. Yêu cầu mãi không được, để kịp tiến độ xây dựng nhà máy, doanh nghiệp phải tự đi thỏa thuận với từng hộ dân có đất để bỏ tiền đền bù.
Đền bù xong mặt bằng nhưng lại không có đường vận chuyển vật liệu, linh kiện để xây dựng nhà máy. Kêu mãi thì phía Quảng Bình nói, giờ tỉnh khó khăn, doanh nghiệp có tiền thì đầu tư làm đường trước, tỉnh sẽ bù sau.
Đâm lao thì phải theo lao, doanh nghiệp lại phải bỏ tiền thuê thiết kế một con đường vào nhà máy, chuẩn bị thi công thì dân trong làng ra chặn lại. Họ yêu cầu doanh nghiệp mở đường trong làng, nói là để làng có được con đường to, nhưng thực chất là mong được đền bù….
Đáng ra nhà máy này chỉ xây dựng trong hơn 1 năm là có thể đi vào hoạt động, nhưng thực tế, gần 4 năm nay, nhà máy vẫn chưa hoàn thành.
Theo 24h
Vỡ màn sang Úc hái nho, lộ siêu lừa có hạng
Sau khi vẽ nên màn kịch xuất ngoại hái nho với mức lương trong mơ cho một số người dân trong xã, Nguyễn Thị Mỹ đã cuỗm hàng trăm triệu đồng, rồi "lặn" biệt tích.
Những người dân chân lấm tay bùn tin rằng, số tiền mà họ phải vay chỗ nọ đập chỗ kia, trong nay mai được xuất ngoại sẽ nhanh chóng hoàn trả. Nhưng mật ngọt nho ngoại chẳng thấy đâu, họ lại phải gánh khối nợ khổng lồ, khi đặt tất cả niềm tin vào kẻ lừa đảo.
Một nạn nhân kể lại câu chuyện bị lừa với PV.
Giấc mơ xuất ngoại
Vốn là người làm lao động chân tay, Nguyễn Thị Mỹ (SN 1954, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) được người dân trong xã khá tin tưởng. Vì có gốc gác trên mảnh đất này, cũng không thuộc diện "nanh nọc", phạm pháp, nên Mỹ dễ dàng gieo vào lòng người dân niềm tin tuyệt đối khi đánh tiếng tuyển dụng một số lao động nghèo trong xã đi Úc hái nho, giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo khó. Cơ sở để Mỹ tuyển dụng là vì Mỹ có người bà con bên đó, chuyện này cả xã Bình Lợi biết. Một vài lần nhà Mỹ có khách Tây "mũi cao, tóc vàng" về, người ta kháo nhau bà Mỹ có quan hệ với người bên nước Úc giàu có lắm, nên chẳng ai mảy may nghi ngờ.
Một nạn nhân kể lại với chúng tôi, Mỹ mở màn chiến dịch "tuyển dụng" bắt đầu từ hơn 3 năm trước. Trong một lần đến dự đám giỗ tại nhà chị Nguyễn Thị H (ngụ tại ấp 1, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu), Mỹ khoe với mọi người rằng, ở Úc bà ta có một người bạn định cư lâu năm, có trang trại nho rộng cò bay thẳng cánh, nhưng khổ nỗi thiếu công nhân. Mùa thu hoạch, trang trại nho quả chín mọng nước không có người hái. Tiền bạc thuê người thì chủ trang trại không thiếu, chỉ thiếu người làm...
Bà ta tiếp tục đưa ra mức giá cụ thể là 3 ngàn USD/tháng cho một lao động, đó là chưa kể làm thêm giờ, ngày thứ 7 hoặc chủ nhật, ở Việt Nam lương giám đốc cũng chẳng sánh bằng. Trong lúc trò chuyện, Mỹ gợi ý ai có nhu cầu sang Úc hái nho thì bà ta sẽ đứng ra lo thủ tục xuất cảnh.
Mỹ còn buông lời ngon ngọt, vì là chỗ thân tình thông gia nên Mỹ "lo giúp", mỗi người chỉ phải bỏ ra 13 triệu đồng làm thủ tục đi xuất khẩu lao động. Thủ tục cũng rất đơn giản, chỉ cần sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương, kèm theo tấm hộ chiếu là có thể xuất cảnh. Em ruột của chị H là chị Nguyễn Thị K (ngụ tại ấp Bình Chánh, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu) đã thông báo cho người thân biết chuyện để "chớp lấy cơ hội đổi đời". Chị K tính tình hiền lành, chất phác lại nhẹ dạ cả tin, nên khi nghe Mỹ nói thế đã nghĩ ngay tới việc giúp những người khác khi có "kèo ngon".
Chỉ ít ngày sau, chị K đã giới thiệu 13 người và vay nóng 169 triệu đồng để đóng ngay cho Mỹ lo hồ sơ. Sau khi nhận tiền, Mỹ hứa sẽ sắp xếp số người này đi XKLĐ trong vòng 3 tháng. Nhưng tới ngày hẹn, Mỹ đưa ra nhiều lý do để hoãn chuyến đi. Và để trấn an những người đã giao tiền cho mình, Mỹ cho biết chủ trang trại nho bên Úc đang cần tuyển gấp 20 người. Do đi gấp nên mỗi người phải bỏ ra 25 triệu đồng làm thủ tục cho nhanh. Tin lời Mỹ, chị K lại chạy đôn chạy đáo tìm thêm 11 người thân thích muốn đi XKLĐ và gom được 275 triệu đồng đưa cho Mỹ. Nhưng cũng như đợt đầu, sau khi đã nhận tiền và hồ sơ, Mỹ liên tục hẹn ngày xuất cảnh.
"Con ma" họ "hứa"
Trong lúc đang hứa hẹn lo hồ sơ cho hàng chục người đi Úc "hái nho" chưa xong, Mỹ lại tiếp tục tung tin bên Úc đang cần số lượng rất lớn lao động phổ thông lương cao, chi phí lo hồ sơ chỉ mất 6 triệu đồng/người. Theo đó, không phân biệt già hay trẻ, nam hay nữ, chỉ cần sức khỏe là có thể đi XKLĐ ở Úc. Với "đơn hàng" lớn này, ngoài chị K đứng ra tìm người, chị Nguyễn Thị Kim O (chị gái K) cũng khẩn trương tìm người giúp Mỹ nhanh chóng tìm đủ người đi trong chuyến xuất cảnh ngày 10/3/2010. Rủ được 75 người và gom được 450 triệu đồng, chị O giao toàn bộ tiền và hồ sơ của họ cho Mỹ làm thủ tục. Tuy nhiên, ngày xuất cảnh của số người này lại bị Mỹ hẹn lại, vì lý do "trục trặc giấy tờ".
Sau gần hai năm tung tin, hứa hẹn lo cho mọi người "đi Úc hái nho", số người nộp tiền vào đường dây của Mỹ đã lên đến hàng trăm. Ngoài 99 người do hai chị O và K tập hợp giao cho Mỹ, thông qua các mối quan hệ, Mỹ còn trực tiếp "tuyển dụng" 116 người đi XKLĐ.
Trước tình thế nguy hiểm, Mỹ đã trấn an mọi người bằng "lá thư từ nước Úc" với nội dung, một "đối tác" bên Úc cam kết tất cả những người đã được "tuyển dụng" sẽ đi Úc vào cuối năm 2010.
Nhưng, tiếp tục chờ đợi vẫn không thấy Mỹ và đối tác bên Úc thực hiện lời hứa, ngày 20/12/2010, hàng trăm người đã tìm đến nhà Mỹ. Lần này, Mỹ tự viết một tờ giấy cam kết (có chứng thực của chủ tịch UBND xã Bình Lợi) với nội dung: Chậm nhất đến ngày 10/7/2011, 215 công nhân được tuyển dụng sẽ xuất cảnh đến nông trường nho 762 thuộc Sydney City, Australia. Đến ngày 10/7/2011, nếu số người này chưa đi Úc được, Mỹ chịu trách nhiệm trả lại tất cả tiền đặt cọc của mọi người.
Với tờ giấy cam kết có chữ ký và dấu mực đỏ của chủ tịch UBND xã, nhiều người dù có nghi ngờ cũng chỉ biết... chờ. Tuy nhiên, lời cam kết lần cuối của Mỹ lại tiếp tục trôi qua trong im lặng. Biết mình đã bị mắc lừa, nhiều người đã tìm Mỹ cương quyết đòi lại số tiền đã nộp. Lúc này, Mỹ đã cắt đứt liên lạc với mọi người rồi âm thầm trốn khỏi địa phương. Hàng trăm người dân mắc bẫy "đi Úc hái nho" chỉ còn biết làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Mỹ với cơ quan công an.
Bỗng dưng thành con nợ
Chúng tôi về xã Bình Lợi thời điểm sau khi Mỹ đã "cao chạy xa bay". Ghé vào bất kỳ nhà dân nào cũng nghe những lời than ngắn thở dài, ai cũng ngao ngán lắc đầu, không hiểu tại sao một người như bà Mỹ lại có thể nhẫn tâm lừa cả sui gia, bạn bè thân thích và bà con lối xóm. Hơn hai trăm gia đình trong cảnh buồn phiền. Chị V (một nạn nhân của Mỹ) nói trong nước mắt: "Bả nói ngon nói ngọt, khiến tui xiêu lòng đưa hết tiền, mong con mình được đi xuất khẩu lao động. Ai ngờ bà ấy là người không có lương tâm, tui nghèo vậy còn lừa tui". Còn rất nhiều người nữa cũng đang trong tình huống sống dở chết dở vì gánh khoản nợ lãi khổng lồ. Trước mắt bây giờ người dân chỉ trông chờ vào cơ quan công an, mong sớm lần ra tung tích người "đem giấc mơ xuất ngoại" cho bà con quanh năm chân lấm tay bùn.
Theo cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, cơ quan này vừa ra quyết định truy nã đối với Nguyễn Thị Mỹ (SN 1954, ngụ tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) về hành vi lừa đảo hàng trăm người đi xuất khẩu lao động. Theo VNE
Đằng sau phiên xử 2 nữ sinh buôn ma tuý "Con ơi là con, sao lại khổ thế này! Mẹ bán từng bịch bánh tráng để kiếm từng đồng từng cắc mong con ăn học thành tài sao giờ con lại thế này! Tôi mất một lúc hai đứa con làm sao tôi chịu được, trời ơi...", hết gọi con lại kêu trời, người mẹ vừa khóc vừa đưa tay đấm thình thịch...