Tính năng riêng tư của Apple gây khó cho các hãng công nghệ
Thay đổi quyền riêng tư đối với quảng cáo của Apple đang cho thấy sức mạnh của nhà sản xuất iPhone đối với một loạt hãng công nghệ và các ngành không liên quan đến điện tử tiêu dùng.
Tháng 4.2021, Apple phát hành một bản cập nhật iPhone, cung cấp cho người dùng tùy chọn có ngăn các nhà quảng cáo sử dụng ID thiết bị hay không. Chủ sở hữu iPhone có thể dễ dàng chọn không tham gia bằng cách nhấn vào nút “Yêu cầu ứng dụng không theo dõi” (Ask App Not to Track). Hơn sáu tháng sau, hầu hết người dùng iPhone đã chọn không tham gia, và tính năng gọi là Tính minh bạch theo dõi ứng dụng ( App Tracking Transparency – ATT) đang đặt ra thách thức không hề nhỏ cho các công ty công nghệ và quảng cáo, từ Snap, Facebook cho đến Peloton.
Tính năng bảo mật đã đảo ngược cơ chế “hậu trường” nhiều quảng cáo trên điện thoại di động, đặc biệt là những quảng cáo liên quan đến xác nhận việc mua hàng hoặc tải xuống. Meta, công ty mẹ của Facebook, tháng trước cảnh báo việc áp dụng các tính năng này đã đạt đến “số lượng quan trọng” và khiến quảng cáo của công ty kém hiệu quả hơn trong việc nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng sinh lợi. Facebook cho biết doanh thu của họ đáng lẽ sẽ tăng liên tục trong quý kết thúc tháng 9.2021 nếu không có những thay đổi về quảng cáo của Apple, thay vào đó các con số vẫn đi ngang.
Tính năng Tính minh bạch theo dõi ứng dụng (App Tracking Transparency – ATT) đang đặt ra nhiều thách thức cho các công ty công nghệ và quảng cáo
Cổ phiếu của Snap giảm vào tháng trước sau khi có thông tin về doanh số bán hàng, và công ty đã đổ lỗi cho những thay đổi về quyền riêng tư của Apple. Giám đốc điều hành Snap Evan Spiegel nói rằng tính năng bảo mật tiếp tục gây tiềm ẩn rủi ro đối với thu nhập quý 4/2021 của công ty. Trong khi đó, hãng truyền thông quảng cáo Peloton tháng trước cho biết tính năng bảo mật của Apple làm ảnh hưởng đến sự phát triển của người dùng.
Trong một cuộc phỏng vấn đầu tuần qua, Giám đốc điều hành Apple Tim Cook của Apple từ chối bình luận về tác động của tính năng bảo mật đối với các công ty khác, nhưng nhấn mạnh ATT được phát hành để cung cấp cho người dùng sự lựa chọn về những gì sẽ xảy ra trên thiết bị.
“Tất cả những gì chúng tôi luôn hướng tới là mang lại sức mạnh cho người dùng. Chúng tôi không đưa ra quyết định, chúng tôi chỉ đơn giản là hỏi xem họ có muốn được theo dõi trên các ứng dụng hay không. Và tất nhiên, nhiều người trong số họ quyết định không”.
Mặc dù thay đổi riêng tư được mô tả là lợi ích dành cho người dùng, nhưng trên thực tế nó cũng mang lại lợi ích cho sản phẩm quảng cáo của Apple là Apple Search Ads. “Chúng tôi thực sự thấy thị phần quảng cáo về kết quả tìm kiếm của Apple tăng lên đáng kể. Họ đã trở thành người chơi số một mới, vượt qua Facebook vốn thống trị iOS trong quá khứ”, Shani Rosenfelder, người đứng đầu bộ phận nội dung của công ty đo lường quảng cáo AppsFlyer nói.
62% chủ sở hữu iPhone lựa chọn không tham gia
Phải mất vài tháng trước khi các nhà quảng cáo bắt đầu nhìn thấy tác động đầy đủ về những thay đổi của Apple, khi chủ sở hữu iPhone cập nhật phần mềm của họ. Bản cập nhật đã chia người dùng iPhone thành hai loại: người chọn tham gia theo dõi thiết bị để tìm quảng cáo và người không tham gia.
Video đang HOT
Theo báo cáo tháng 10.2021 từ AppsFlyer, có khoảng 86% thiết bị iOS đang chạy phiên bản phần mềm mới nhất để được hiển thị lời nhắc ATT. Trong số những người thấy ATT, 38% chọn cho phép và 62% từ chối.
Một số công ty đã báo hiệu thông qua thu nhập rằng ATT đang ảnh hưởng đến họ, nhưng họ vẫn lạc quan về việc có thể xây dựng hệ thống phân bổ mới bằng cách sử dụng dữ liệu thay thế của Apple, hoặc của bên thứ nhất và điều chỉnh nhắm mục tiêu bằng dữ liệu họ có, như lịch sử mua hàng hoặc dữ liệu nhân khẩu học.
Apple hưởng lợi như thế nào?
ATT đã thu hút sự chú ý đến hoạt động kinh doanh quảng cáo của Apple, tập trung đặc biệt vào quảng cáo trên thiết bị di động cho ứng dụng. Sản phẩm quảng cáo đáng chú ý nhất của Apple là Apple Search Ads. Nó cho phép các nhà phát triển mua từ khóa trên App Store để xuất hiện vị trí đầu tìm kiếm.
Apple không chia sẻ về quảng cáo tìm kiếm trong kết quả tài chính, nhưng đây là một phần nhỏ trong mảng kinh doanh dịch vụ của công ty. Nhà sản xuất iPhone đã báo cáo doanh thu 68,43 tỉ USD trong năm tài chính 2021, tăng 27%.
Trong một lưu ý gửi đến khách hàng hồi tuần trước, chuyên gia phân tích Toni Sacconaghi của Bernstein ước tính quảng cáo tìm kiếm của Apple tạo ra 4 tỉ USD mỗi năm và chiếm 60% thị phần quảng cáo tìm kiếm ứng dụng trên iPhone. Theo ông Sacconaghi, toàn bộ thị trường quảng cáo trên điện thoại di động có giá trị khoảng 300 tỉ USD mỗi năm, và 20% trong số đó là dành cho ứng dụng di động, tương đương 60 tỉ USD, trong đó iOS chiếm một nửa.
Apple đã báo cáo tổng doanh thu quý 3/2021 đạt hơn 83 tỉ USD. Vì vậy, ngay cả khi Apple mở rộng kinh doanh quảng cáo một cách ồ ạt, thì đó vẫn không phải là nguồn doanh thu lớn cho gã khổng lồ công nghệ Mỹ. Các sản phẩm khác của Apple cạnh tranh cao hơn vì chúng có thể truy cập vào dữ liệu nhắm mục tiêu mà các công ty quảng cáo khác không thể. ATT của Apple tập trung vào việc hạn chế truyền dữ liệu giữa các bên thứ ba, điều này không áp dụng cho quảng cáo bên thứ nhất của Apple.
“Chúng tôi nhận thấy một số cơ hội cho Apple. Công ty sẽ trực tiếp hưởng lợi từ bất kỳ sự thay đổi nào về tiền quảng cáo ứng dụng từ hiển thị sang tìm kiếm khi các nhà quảng cáo tìm kiếm những chỉ số nhắm mục tiêu tốt hơn”, ông Sacconaghi viết.
Thách thức có thể chỉ là tạm thời
Đối với một số công ty kiếm tiền thông qua bán quảng cáo, như Facebook hoặc Snap, ATT đã gây khó khăn nhiều hơn trong hành động “gán” việc mua hàng cho một quảng cáo hoặc chiến dịch cụ thể. Các công ty khác, như Peloton, sử dụng quảng cáo trên điện thoại di động để tìm khách hàng mới, đặc biệt là cho các ứng dụng hoặc dịch vụ của họ, cảm thấy quảng cáo để tăng cơ sở người dùng trên iPhone trở nên ít có khả năng dự đoán hơn. Tuy nhiên, nhiều công ty và nhà quảng cáo bị ảnh hưởng bởi ATT tin rằng thách thức sẽ chỉ là tạm thời.
Còn theo các chuyên gia quảng cáo, sự thay đổi của Apple là bước đầu trong việc hướng tới một kỷ nguyên mới, riêng tư hơn của quảng cáo trên thiết bị di động. “Có lẽ bây giờ chúng ta đang quay trở lại thế giới mà quảng cáo không còn là một môn khoa học, thay vào đó nó mang tính nghệ thuật nhiều hơn”, theo ông Alex Bauer, người đứng đầu bộ phận tiếp thị của công ty đo lường ứng dụng Branch.
Big Tech chạy đua vũ trụ ảo
Nhiều hãng công nghệ lớn như Apple, Facebook, Microsoft đã lên kế hoạch xây dựng các sản phẩm phục vụ xu hướng metaverse.
Theo giới chuyên gia, các doanh nghiệp dường như đã nhận thấy một loạt tiềm năng mới từ vũ trụ ảo, từ việc bán phần cứng và phần mềm để hỗ trợ truy cập metaverse, cho đến hàng hóa, dịch vụ và quảng cáo ảo trong thế giới kỹ thuật số.
"Đối với các lãnh đạo công nghệ, metaverse đang nổi lên như một bước thay đổi mang tính thế hệ về cách thức tương tác và thương mại kỹ thuật số ở thời đại tiếp theo. Người ủng hộ cho rằng thế giới kỹ thuật số mới sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống hàng ngày, không khác gì sự xuất hiện của Internet hay iPhone", WSJ bình luận.
Hình ảnh mô tả CEO Meta Mark Zuckerberg cầm cờ Mỹ ngồi trên ván lướt sóng (trái) trong vũ trụ ảo metaverse.
Đầu tư cho metaverse
Các công ty công nghê bắt đầu vạch ra kế hoạch kinh doanh trong metaverse. Tuần trước, Microsoft cho biết sẽ trình làng loạt công cụ phục vụ tham vọng vũ trụ ảo của họ trong thời gian tới, nhưng giá cả vẫn chưa được tiết lộ. Ví dụ, ứng dụng Teams dự kiến tích hợp tính năng sử dụng hình đại diện kỹ thuật số tùy chỉnh vào năm sau.
"Khi nói về metaverse, chúng ta đang mô tả cả một nền tảng mới và một loại ứng dụng mới, tương tự cách nói về web và các trang web vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước", Satya Nadella, CEO Microsoft, nói.
Trong khi đó, Facebook đổi tên thành Meta và phát triển các giải pháp liên quan đến thực tế ảo tăng cường. Công ty cũng bán kính Oculus với giá 299 USD và đang nghiên cứu nhiều thiết bị AR, VR khác.
Các hãng công nghệ lớn khác cũng có sản phẩm VR, AR tương tự. Snap hiện bán kính AR với giá 380 USD, trong khi Microsoft phát triển kính HoloLens nhắm đến người dùng doanh nghiệp, với giá rẻ nhất là 2.975 USD. Apple được cho là thử nghiệm mẫu kính AR, dự kiến ra mắt năm 2024. Theo hãng nghiên cứu IDC, thị trường thiết bị thực tế ảo toàn cầu sẽ tăng hơn 50% trong năm nay, dự kiến xuất xưởng tổng cộng 9 triệu thiết bị. Đến 2025, con số này có thể đạt 28,7 triệu thiết bị.
Hãng chip Nvidia đầu tháng này cũng tung ra phần mềm Omniverse Enterprise với các công cụ mô phỏng môi trường ảo dựa trên AI. Công ty kỳ vọng đây sẽ là nền tảng để hình thành và kết nối giữa thế giới ảo và thực.
"Tôi khá chắc chắn rằng, Omniverse hoặc metaverse có tiềm năng trở thành một nền kinh tế mới, lớn hơn nền kinh tế hiện tại của chúng ta", Jensen Huang, CEO Nvidia, phát biểu tại cuộc họp báo cáo tài chính của công ty đầu tháng 11.
Một người trải nghiệm kính VR trong sự kiện Microsoft Build 2021 hồi tháng 5.
Lisa Su, CEO của AMD, hôm 9/11 cho biết Meta đã chọn chip của công ty cho các trung tâm dữ liệu dựa trên điện toán đám mây. Trong khi đó, một số nhà phát triển game như Roblox, Epic Games bắt đầu thử nghiệm các buổi hòa nhạc ảo và các hình thức game nhập vai miễn phí, cũng như bán một số vật phẩm ảo trên nền tảng của mình.
Các công ty nhỏ hơn cũng đang sẵn sàng cho metaverse. Hồi tháng 10, công ty tư vấn Accenture PLC cho biết đã mua 60.000 kính Oculus để đào tạo nhân viên mới. Nike đã nộp đơn đăng ký bản quyền về việc bán sản phẩm của mình dưới dạng phiên bản kỹ thuật số từ tháng trước.
Tăng cường trải nghiệm mua sắm
Giới phân tích đánh giá, metaverse sẽ cung cấp cách thức mua sắm mới, tạo ra tiềm năng lớn để thúc đẩy doanh số. "Tôi nghĩ, thương mại điện tử thời gian tới sẽ rất điên rồ, vì bạn sẽ thấy hàng hóa ảo trực quan và rất thực. Thay vì nhìn vào hình ảnh nhàm chán, bạn có thể xoay sản phẩm, ngắm nghía chúng như ngoài đời thực trước khi quyết định mua", Brent Thill, nhà phân tích về lĩnh vực công nghệ tại ngân hàng đầu tư Jefferies, nhận xét.
Theo WSJ, khoảng 80 tỷ USD được chi hàng năm cho hàng hóa ảo trong game. Với metaverse, con số này sẽ tăng lên gấp nhiều lần do số lĩnh vực được hỗ trợ không giới hạn.
Mark Zuckerberg - người ủng hộ gần như tuyệt đối với metaverse - nói các lĩnh vực quảng cáo và mua sắm trực tuyến thế hệ mới sẽ không còn bị chi phối bởi một doanh nghiệp. Nhận xét của ông nhắm đến Apple - công ty kiểm soát App Store và tính phí 30% doanh thu với các nhà phát triển bán sản phẩm trên kho ứng dụng này.
"Tôi tin sự thiếu lựa chọn và mức phí cao đang ngăn cản sự đổi mới, hạn chế sự sáng tạo của mọi người và kìm hãm nền kinh tế Internet", Zuckerberg nói tại sự kiện của công ty tuần trước.
Tuy vậy, việc xây dựng metaverse cũng đi kèm chi phí cao. Meta cho biết sẽ chi 10 tỷ USD cho vũ trụ ảo và dự kiến tăng 80% vốn so với hiện tại cho các hạng mục như cơ sở hạ tầng mạng và trung tâm dữ liệu trong năm tới.
"Hy vọng của chúng tôi là trong một thập kỷ tới, metaverse sẽ tiếp cận một tỷ người, mang về hàng trăm tỷ USD từ thương mại kỹ thuật số, đồng thời tạo việc làm cho hàng triệu người sáng tạo và nhà phát triển", Zuckerberg cho biết.
Apple cảnh báo nguy cơ khi cài ứng dụng ngoài App Store Apple chỉ trích dự thảo của EU, trong đó yêu cầu cho phép cài phần mềm bên ngoài App Store, sẽ khiến thiết bị của người dùng gặp nguy hiểm. Margrethe Vestager, Giám đốc chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU), trước đó đã đề xuất bộ quy tắc nhằm kiềm chế các hãng công nghệ lớn là Apple, Amazon, Facebook...