Tình huống bi hài của người bỗng lạc vào “đêm đồng tính”
Đêm thẫm mầu ngả dần về nửa đêm, bản nhạc slow nổi lên, những cặp đôi quấn lấy nhau. Ôi, toàn cánh anh em mình cả! Tôi bàng hoàng nhận ra: Mình đã lạc vào đêm của thế giới thứ 3…
Cả nể dễ bị nhầm là… “hàng”
Tôi phải nói rằng, 5 năm nay tôi mới về Việt Nam. Nể cậu bạn quá, tối thứ 7 tôi theo nó đến một quán bar ở phố Bảo Khánh, Hà Nội. Thực sự, ở Nga tôi cũng có đi bar nhưng chỉ để uống rượu đến lúc ngà ngà cho ấm người rồi về ngủ. Ở cái xứ sở tuyết lạnh ấy, nhà nhà, người người đều uống rượu nên khi về nước thấy nhớ rượu. Chính vì thế mới chân ướt chân ráo về nhà được mấy hôm, cậu bạn rủ đi bar, tôi gật gù… O.K.
21h chúng tôi đến bar này, tiếng nhạc rạo rực, cuồng nhiệt rất sống động. Dàn âm thanh ở đây trang bị khá cầu kỳ. Cậu bạn chủ động khoác vai tôi bước vào. Tôi thoáng khựng lại, nhưng nghĩ người Việt mình vẫn tình cảm vậy…
Ảnh minh họa
Những ánh đèn plas đủ sắc màu quét qua, quét lại khiến đối diện nhau cũng chỉ thấy nhân ảnh mờ ảo. Sau vài lần cụng ly, cậu bạn tưng bừng nhảy qua các bàn toàn đàn ông khác, uống rất thân tình. “Chắc cậu ấy đã là khách ruột ở đây”, tôi nhủ thầm.
Tôi ngồi lại bàn một mình, đưa mắt tìm quanh mong có bóng hồng đến bắt chuyện, những em áo cực cao, quần cực ngắn, chân dài miên man… Nhưng khoảng 15 phút sau, có một “em” mặt trang điểm cầu kỳ, cũng áo hai dây nhưng nhìn qua cũng biết “hàng rởm” uốn éo đến làm quen. Giọng “em” nhão nhoẹt: “Anh ngồi một mình à. Cho em mời anh một ly nhé”. Trời ạ, chắc “em” nghĩ tôi đồng tính.
Chẳng đợi tôi mời. “Em” ngồi sát sàn sạt. Ghé mặt sực mùi phấn son sát mặt tôi, nhảu cái môi lên làm duyên. Đôi mắt đong tình lúng liếng. Tay “em” quàng ôm ngang người tôi, nắn vai, sờ đùi… Thật sự, tôi sởn hết cả da gà. Một cảm giác ớn lạnh bao trùm mà không sao hất “em” ra nổi. Tôi sợ làm vậy mình thành khiếm nhã… Bởi trước đó vài phút, tôi đã biết mình đi lạc vào thế giới của những chàng “gay”…
Video đang HOT
Cuối cùng, em ghé sát tai tôi rủ “xoã” cả đêm. Tôi lắc đầu…đã hẹn bạn, “em” ngúng nguẩy bỏ đi.
Đêm tự cháy
Khuya, ánh đèn cũng mờ ảo hơn. Nhạc giậm giật, những đôi đồng tính quấn lấy nhau như những cặp tình nhân thực sự. Họ rú lên kích động khi những chàng trai bắt đầu quấn lấy nhau theo điệu nhạc với những hành động vô cùng kích thích theo những tư thế kiểu làm tình. Họ gọi chúng là Sex shaking. Một số người táo bạo hơn thì trèo lên bàn, ghế hay bàn bida để múa dựa người. Quá khích, có người trút bỏ quần áo hất tung ra sàn, miệng hú lên những âm thanh kích động. Chỗ khác là những “nàng” áo hai dây, váy ngắn khêu gợi, nhảy những bước đi yểu điệu như người mẫu chuyên nghiệp.
Tôi chỉ biết ngồi quan sát. Bóng dáng cậu bạn không biết lẫn đâu trong thế giới mờ ảo đang cuồng loạn thể hiện cái tôi bản ngã. Họ đến đây để được làm chính mình. Tôi hiểu điều đó, khi vô tình đi vào trong khu WC. Ở đó như hậu trường của sàn diễn thời trang. Người thay quần áo, make up, vuốt tóc thậm chí là dùng thêm một vài phụ kiện cho đầy đặn.
Vừa tự “mông má” cho mình, các “nàng” bô bô nói chuyện. Nào thì lên bar hay sàn dĩ nhiên là phải tân trang một tí cho xinh. Tôi tự nghĩ, ngày thường họ không được sống với cái tôi của chính mình, những đêm như hôm nay mới thực là đêm của họ!
Theo bạn tôi, ở bar những ngày thường vẫn phục vụ mọi đối tượng nhưng ngày cuối tuần thì không hẳn dành cho người đồng tính, song họ tự kéo về đây rất đông. Dần dần đêm cuối tuần người đồng tính chiếm ưu thế, và thành ngày của họ. Tôi được biết, ở Hà Nội không chỉ có bar này phục vụ người đồng tính mà một số tụ điểm khác cũng có chương trình này.
Cái giá cho một “đêm chơi” không phải là rẻ. Hầu hết các club mọi người đều vào cửa tự do nhưng có một số nơi phải mua phiếu nước uống giá 50.000-100.000 đồng/người. Có bar không bán phiếu nhưng lại luôn cho tiếp tân ra mời dùng nước, các thượng đế không mua thì cũng ngại. Nước ở đây tất nhiên khá “cắt cổ”. Một chai nước suối giá 25.000đồng, cocktail có giá từ 60.000 – 80.000 đồng/ly còn những nơi sang trọng hơn (nhưng bar nằm trong các khách sạn) thường tính tiền đồ uống bằng đô. Một đêm chơi như tôi và cậu bạn cũng “đốt” trên dưới 5 triệu đồng.
Vậy nhưng, chỉ đến đây những người đồng tính mới thấy được chính mình. Đằng sau hình dạng, sức vóc nam nhi đó là những con người luôn mơ ước về một cuộc sống khác hạnh phúc hơn. Những lúc thế này là khoảng thời gian ngắn ngủi để xoa dịu và an ủi phần nào khát vọng cháy bỏng kia.
Chỉ biết thương bạn Sau một hồi “đánh đông dẹp bắc”, cậu bạn của tôi cũng đã tìm được đường về bàn với bộ dạng tả tơi nhưng ánh mắt thì ánh lên niềm vui sướng, hạnh phúc. Cậu hỏi tôi: “Nơi cậu sống những chuyện như thế này là bình thường phải không?”. Tôi không biết đáp lại ra sao, chỉ thấy thương cậu ta quá.
Theo NDT
Nghề kiếm sống 'không giống ai' của trẻ em đồng tính
Để kiếm sống, nhiều trẻ em đồng tính phải đi hát đám ma, đồng ý làm những trò quái dị nhất.
Những ý kiến đa chiều, những chia sẻ về thế giới LGBT (người đồng tính, song tính và chuyển giới) trong khuôn khổ hội thảo "Thúc đẩy và bảo vệ quyền của trẻ em đường phố đồng tính, song tính và chuyển giới" do Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường Việt Nam (ISEE) tổ chức đặt ra một câu hỏi nhiều day dứt: Đến bao giờ xã hội và luật pháp Việt Nam mới có những nhìn nhận tiến bộ, công bằng đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới?
Chấp nhận sống bên lề để được là chính mình
Để được là chính mình, sống đúng với bản dạng giới tính của mình, không ít trẻ em LGBT bỏ nhà đi bụi, lang thang lòng đường, hè phố. Không người thân thích, bị kỳ thị, đánh đập, bị lợi dụng, bị người dân và chính quyền quay lưng... Thậm chí, có em sau khi chuyển đổi giới tính, còn đồng ý làm bất cứ nghề gì để kiếm sống, kể cả bán dâm.
Nhiều người đồng tính chấp nhận những nghề "không giống ai" để kiếm sống.
"Vì bộ dạng "khác người" của em mà em luôn phải chịu những ánh nhìn kỳ thị của mọi người. Tụi em chỉ muốn có một công ăn việc làm đàng hoàng, nhưng không thể. Em đi xin việc, dù chỉ là xin ở quán cơm vỉa hè nhưng họ đã nói thẳng vào mặt em: Ở đây không mướn pê đê, pê đê vào đây chỉ ăn trộm ăn cắp chứ gì? Em có thể thay đổi bộ dạng của mình để cho giống người bình thường, để được người ta thuê, nhưng em không làm... Bởi nếu bây giờ em cắt tóc ngắn thì còn hổ thẹn bản thân hơn. Em thà mất việc làm chứ hơn là mất bản thân, được là chính mình là quan trọng nhất.
Để có tiền, một số em đành kiếm sống bằng những nghề như đi hát đám ma, đồng ý làm những trò ma quái nhất, quái dị nhất: "Nếu muốn nhiều tiền thì tụi em phải sexy, phải cởi đồ, múa lửa... Có nhiều chỗ là chủ yêu cầu, cũng có chỗ mình muốn có thêm nhiều tiền thì tự đề xuất ra" - một thành viên cay đắng kể lại.
Nhưng dù đã chọn lựa đến "bước đường cùng" ấy, các em vẫn sống trong sợ hãi khi: "Em nghe nói tháng 6 tới Việt Nam sẽ cấm người đồng tính đi hát đám ma, vậy là cắt nguồn sống của tụi em".
Đã đến lúc cần sự đối thoại trong xã hội
Có thể thấy, những bất bình đẳng của nhóm trẻ em đường phố LGBT phần nào phản ảnh những bất bình đẳng nghiêm trọng mà nhóm người LGBT nói chung tại Việt Nam cũng đang phải gánh chịu.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng "không ai kỳ thị các em cả, nếu các em cứ hành động như người bình thường" và "cần có những biện pháp hỗ trợ ngăn ngừa từ sớm về mặt y học".
Một người đồng tính nam người Anh chia sẻ: "Tôi là một gay trưởng thành trong xã hội Anh. Và tôi hiểu các bạn. Khi tôi cố gắng tỏ ra bình thường, thì tôi vẫn chịu sự kỳ thị, không có gì thay đổi cả. Chỉ khi xã hội thay đổi, thì nhận thức của mọi người mới thay đổi được, thì chúng tôi mới có thể sống bình thường được".
Một lần nữa khẳng định, y học thế giới đã loại đồng tính ra khỏi các bệnh từ năm 1990, ông Lê Quang Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội và Môi trường nhấn mạnh: "Giờ đây chúng ta không còn đặt vấn đề đồng tính là bệnh hay không bệnh nữa. Vấn đề hiện nay đặt ra là làm sao để thay đổi xã hội, để người đồng tính có thể hòa nhập tốt hơn trong xã hội".
Về vấn đề này, bà Lê Hồng Loan - Đại diện Uniceft Việt Nam nêu quan điểm: "Qua hình ảnh và bối cảnh của các trẻ em đường phố LGBT để ghi nhận đến người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam.
Trong xã hội Việt Nam vẫn còn sự tồn tại nhiều định kiến, kỳ thị đối với nhóm LGBT: Sự kỳ thị có từ trong gia đình, nhà trường, cho đến các dịch vụ xã hội. Hệ thống pháp luật Việt Nam cũng chưa đề cập đến sự tồn tại của nhóm người này và nhóm trẻ em này. Các chính sách, chương trình của chính phủ chưa có sự ghi nhận một cách rõ ràng về sự tồn tại của trẻ em nói chung, và với cộng đồng LGBT nói riêng để đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả mọi người. Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc ở Việt Nam chúng ta cần bàn lại nhu cầu của nhóm trẻ em và những người LGBT. Đã đến lúc, cần có những đối thoại về vấn đề LGBT trong xã hội".
Theo Vietnamnet
Nỗi khổ khi là người của "thế giới thứ 3" Những người có xu hướng đồng tính luyến ái (đồng tính) được xếp vào "thế giới thứ 3" bởi xã hội nhìn nhận họ... chẳng giống ai. Họ có xu hướng yêu thích bị cho là "quái gở", "ngược đời". Bà Hoàng Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) cho biết: Người đồng tính, lưỡng tính...