Tinh hoàn bị xoắn nguy hiểm đến đâu?
Xoắn tinh hoàn là tình trạng bệnh lý diễn ra do thừng tinh bị tác động xoắn quanh trục gây ra hiện tượng tắc nghẽn, phù nề, sung huyết.
Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, thanh niên và nếu không được phát hiện điều trị sớm thì dẫn tới hoại tử tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn là một tình trạng cấp cứu do đó cần được khám phát hiện xử trí sớm trước 6h. Nếu xử trí muộn sẽ khiến nam giới mổ cắt tinh hoàn do biến chứng hoại tử sẽ ảnh hưởng một phần tới khả năng sinh sản của nam giới. Ngoài ra có thể ảnh hưởng tâm lý, khiến người nam giới mất tự tin sau này khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn, rối loạn cương dương…
Xoắn tinh hoàn là tình trạng bệnh lý diễn ra do thừng tinh bị tác động xoắn quanh trục gây ra hiện tượng tắc nghẽn, phù nề, sung huyết.
Gọi là xoắn tinh hoàn nhưng thực ra hiện tượng xoắn chỉ xảy ra ở cuống tinh hoàn, tức là xoắn thừng tinh. Khi mới hình thành trong bào thai, tinh hoàn của bé trai nằm cạnh 2 quả thận. Lúc thai được 3 tháng, trong khi thận nhích lên một tí, thì 2 hòn bi lại chui dần ra khỏi bụng. Khi bé trai ra đời mỗi bi dính với bụng bằng một cuống mạch máu dài gọi là thừng tinh.
Hòn bi với dây thừng tinh giống như quả bóng treo trên dây nó có thể lắc lư, xoay qua xoay lại, và nếu xoay quá đà thì xoắn luôn. Khi thừng tinh bị xoắn mạch máu nuôi tinh hoàn nằm trong thừng tinh sẽ bị xoắn lại và tắc. Máu không thể lưu thông để nuôi tinh hoàn và nếu tình trạng này kéo dài quá 6 giờ thì các tế bào của tinh hoàn sẽ chết.
Video đang HOT
Xoắn tinh hoàn thừng tinh được chia làm 2 nhóm:
-Xoắn ngoài tinh mạc: Cơ chế do dây chằng bìu tinh hoàn chưa được cố định hoàn toàn, tinh hoàn di chuyển và tự xoay quanh trục tự do trong bìu dẫn tới xoắn. Loại này thường chỉ gặp ở trẻ nhỏ.-Xoắn trong tinh mạc: loại này thì gặp ở nam giới và thanh niên trưởng thành. Do sự bất thường của thừng tinh và tinh mạc bám cao làm cho tinh hoàn di động như quả lắc chuông, gây nên nguy cơ xoắn tinh hoàn là rất cao. Ngoài ra theo cơ chế cơ nâng bìu nên đa phần tinh hoàn bên trái sẽ xoắn ngược chiều kim đồng hồ còn tinh hoàn bên phải thì ngược lại xoắn cùng chiều kim đồng hồ.
Triệu chứng khi bị xoắn tinh hoàn
Lúc mới bị xoắn tinh hoàn, bệnh nhân sẽ bị đau dữ dội, kèm theo tình trạng nôn hoặc cảm giác buồn nôn nhưng hoàn toàn không sốt. Khi khám bệnh bác sĩ sẽ thấy tinh hoàn không nằm xuôi dọc mà nằm ngang có thể sờ thấy nút xoắn. Nhiều lúc cơn đau kéo dài 5 – 10 phút rồi tự hết do thừng tinh bị xoắn rồi tự tháo ra.
Có thể bệnh nhân bị 1,2 cơn đau/ năm do xoắn – tháo xoắn nhưng rồi một hôm nào đó tinh hoàn xoắn luôn, không chịu tự tháo ra nữa.
Mất phản xạ ở da bìu bên xoắn.Rối loạn tiểu tiện (đái rắt, buốt)Khi bệnh nhân đến muộn, tình trạng xoắn kéo dài trên 8 tiếng thì có thể có biểu hiện sốt do nhiễm khuẩn.Bên tinh hoàn bị xoắn có biểu hiện sừng to khác biệt hơn hẳn so với bên còn lại.
Xoắn tinh hoàn là một tình trạng cấp cứu do đó cần được khám phát hiện xử trí sớm trước 6h.
Điều trị xoắn tinh hoàn
Thực người bệnh hay chủ quan, nghĩ viêm nên tự điều trị, chỉ khi đau quá, các triệu chứng không thuyên giảm thì mới đến khám. Đây là lí do khiến người bệnh phải cắt tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn là bệnh không quá hiếm gặp có thể cứu chữa kịp thời nếu bệnh nhân đến bệnh viện trong vòng 4 – 6 giờ mà không để lại di chứng. Bác sĩ sẽ tháo xoắn thừng tinh, cố định tinh hoàn để nó không xoắn nữa. Ngay cả tinh hoàn bên kia dù không bị sao cũng được bác sĩ khâu cố định với mục đích phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Theo dõi:
Nhiễm trùng sau mổHoại tử tinh hoàn, teo tinh hoàn sau mổ tháo xoắn giữ tinh hoànXoắn tinh hoàn tái phát
Bạn bên tái khám sau 1-3-6 tháng, theo dõi kết quả điều trị, xử lý tai biến chứng theo dõi tinh hoàn còn lại.
Bệnh nhi 10 tháng tuổi bị hoại tử tinh hoàn do xoắn tinh hoàn
Được chẩn đoán mắc bệnh ẩn tinh hoàn từ lúc mới sinh, bé Hoàng Gia M. (10 tháng tuổi) mới đây xuất hiện sưng đau vùng bẹn.
Bệnh nhi được đưa đến bệnh viện nhưng không được phẫu thuật kịp thời, buộc phải cắt bỏ tinh hoàn phải do xoắn tinh hoàn.
Hình ảnh tinh hoàn phải bị cắt bỏ của bệnh nhi - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết vừa tiếp nhận trường hợp bé Hoàng Gia M. (10 tháng tuổi, ở Nghệ An) nhập viện với biểu hiện sưng đau vùng bẹn 2 ngày.
Bé M. từng được các bác sĩ chẩn đoán bệnh ẩn tinh hoàn từ lúc mới sinh ở bệnh viện tỉnh. Cách đây 2 ngày, bé bị sưng đau bẹn phải nhưng do bố mẹ đi làm xa, ông bà phải chờ bố mẹ về đưa lên Hà Nội khám.
Khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bìu phải của M. không có tinh hoàn, khối phía trên bẹn sưng, nóng, đỏ, ấn vào bé rất đau, kết quả siêu âm Doppler thì không thấy tín hiệu mạch của tinh hoàn bên phải.
Bé M. được chuyển mổ cấp cứu với chẩn đoán xoắn tinh hoàn. Khi mổ ra, tinh hoàn phải đã bị hoại tử tím đen do xoắn 2 vòng quanh thừng tinh, buộc phải cắt bỏ.
Ths.BS Hồng Quý Quân - phó trưởng khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh - cho biết nguy cơ bị xoắn tinh hoàn ở các bệnh nhân ẩn tinh hoàn sẽ cao hơn do tinh hoàn nằm cao ở trên bẹn, không được cố định vào bìu.
Tỉ lệ khoảng 20% các tinh hoàn ẩn có thể bị xoắn. Vì vậy với các bệnh nhân bị ẩn tinh hoàn cần phải đi khám ngay khi bệnh nhân đột ngột sưng đau bẹn bìu để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thời gian vàng để cứu các tinh hoàn bị xoắn là trước 6 tiếng kể từ khi bị xoắn.
"Để phòng xoắn tinh hoàn ở bệnh nhân ẩn tinh hoàn, bệnh nhân nên được tư vấn cách theo dõi nguy cơ xoắn và điều trị đầy đủ. Nếu đột ngột sưng đau bẹn bìu nên đi khám ngay để loại trừ xoắn tinh hoàn. Trẻ nên được mổ sớm để hạ và cố định tinh hoàn vào bìu, tuổi mổ khuyến cáo bắt đầu từ 9 tháng tuổi", bác sĩ Quân khuyến cáo.
Ăn 1 quả trứng mỗi ngày có thể ngăn ngừa đau tim và đột quỵ Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học eLife ngày 22.5.2022, đã phát hiện ra rằng ăn 1 quả trứng mỗi ngày có thể giúp chống lại sự tắc nghẽn, từ đó có thể ngăn ngừa đau tim và đột quỵ, theo tạp chí y khoa News Medical. Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng cũng chứa nhiều cholesterol....