Tinh hoàn ẩn trong bụng bé trai
Bệnh nhi 7 tuổi, được gia đình phát hiện ẩn tinh hoàn từ lâu song không đưa vào viện khám.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, ngày 29/7 cho biết khi bé vào Trung tâm Sản Nhi, tinh hoàn bên phải không sờ thấy trong bìu và trong ống bẹn mà lạc sâu trong ổ bụng. Bác sĩ nhận định đây là trường hợp ẩn tinh hoàn dạng không sờ thấy được. Kích thước tinh hoàn ẩn nhỏ hơn nhiều so với tinh hoàn bên phía đối diện. Bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn.
Bác sĩ Nguyễn Đức Lân, Trưởng khoa Ngoại nhi Tổng hợp, cho biết đây là ca phẫu thuật tương đối khó khăn do tinh hoàn lạc sâu trong ổ bụng, các mạch máu tinh hoàn rất ngắn. Các bác sĩ đã giải phóng mạch máu và ống dẫn tinh tối đa để hạ tinh hoàn xuống cố định ở gốc bìu. Các phẫu thuật viên cũng nỗ lực bảo tồn mạch máu và ống dẫn tinh để đảm bảo tinh hoàn vẫn có chức năng hoạt động tốt sau này.
Bệnh nhi này, tinh hoàn lạc sâu trong ổ bụng, các mạch máu tinh hoàn rất ngắn, bác sĩ phải thực hiện phẫu thuật làm hai thì. Thì một, hạ tinh hoàn xuống cố định ở vùng bẹn. Sau đó khoảng 6 tháng sẽ tiếp tục phẫu thuật hạ tinh hoàn xuống cố định ở bìu (phẫu thuật thì hai) để đảm bảo an toàn cho bệnh nhi.
Video đang HOT
Hiện sau phẫu thuật hai ngày, bệnh nhi ổn định sức khỏe, xuất viện.
Theo bác sĩ Lân, tinh hoàn có thể tự xuống bìu trong những tháng đầu sau sinh (thường trong 3 tháng đầu). Nếu không, những tháng sau, khả năng này giảm dần và còn rất thấp. Khi đó, cần thực hiện phẫu thuật đưa tinh hoàn bị ẩn xuống cố định vị trí bình thường ở bìu.
Phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn được chỉ định trong trường hợp tinh hoàn lạc sâu trong ổ bụng. Bác sĩ khuyến cáo phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn cần được tiến hành càng sớm càng tốt, thời điểm phẫu thuật phù hợp là bé 13-18 tháng tuổi.
Trường hợp có tinh hoàn duy nhất, phải phẫu thuật ở thời điểm sớm hơn, có thể khi trẻ 6 tháng đến một tuổi. Sau một tuổi, tinh hoàn ẩn không thể tự di chuyển xuống bìu được mà bắt đầu có sự thay đổi về cấu trúc và chức năng theo hướng xấu đi. Tinh hoàn bắt đầu teo đi, có thể xuất hiện các biến chứng như xoắn tinh hoàn, ung thư hóa và vô sinh nam đối với trường hợp tinh hoàn ẩn hai bên.
Nguy cơ ung thư hóa từ tinh hoàn đi lạc
Bệnh nhân 44 tuổi, ở Phú Thọ, từ nhỏ đã không thấy tinh hoàn phải, trưởng thành cưới vợ sinh ba con, một năm nay đau ở hố chậu phải.
Anh đến Bệnh viện Việt Đức khám, phim chụp cộng hưởng từ phát hiện khối u ở hố chậu phải, kích thước khoảng 7 cm, chẩn đoán u tinh hoàn. Ngày 10/8, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi, cắt toàn bộ khối u tinh hoàn lạc trong ổ bụng bệnh nhân.
Đây là một trong những bệnh nhân được các bác sĩ Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận trong hai tuần qua. Họ đều không thấy tinh hoàn trong bìu từ nhỏ, không điều trị dẫn đến biến chứng ung thư hóa.
Trước đó, các bác sĩ Trung tâm Nam học cũng phẫu thuật Nội soi cắt toàn bộ u tinh hoàn trái trong ổ bụng cho bệnh nhân 37 tuổi, là giáo viên, đã có vợ và hai con. Anh đến viện trong tình trạng đau tức vùng hạ vị lệch trái. Phim chụp cắt lớp vi tính có hình ảnh khối ở tiểu khung kích thước 10 cm, chẩn đoán tinh hoàn trái ung thư hóa.
Phim chụp X-quang cho thấy tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Phó giáo sư Nguyễn Quang, Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức, cho biết trong giai đoạn đầu của thai nhi nam, tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Sau đó, tinh hoàn di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc trẻ được sinh ra. Sự di chuyển từ bụng xuống bìu của tinh hoàn chịu sự tác động của rất nhiều cơ chế. Nếu những cơ chế này bị ảnh hưởng sẽ làm tinh hoàn không xuống được bìu và gây ẩn tinh hoàn.
"Ẩn tinh hoàn là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp nhất của cơ quan sinh dục nam, gặp ở khoảng 3% trẻ sinh đủ tháng, sau đó tinh hoàn có thể xuống thêm tự nhiên và đến khi một tuổi còn tỷ lệ 1%", bác sĩ Quang nói.
Các nguy cơ đối với bệnh nhân có ẩn tinh hoàn như:
- Vô sinh, đặc biệt với nam giới ẩn tinh hoàn hai bên.
- Ung thư tinh hoàn. Tinh hoàn ẩn có nguy cơ ung thư cao gấp 3-4 lần so với tinh hoàn trong bìu.
- Xoắn tinh hoàn.
Về nguyên tắc điều trị, phẫu thuật hạ tinh hoàn được tiến hành càng sớm càng tốt, giảm các nguy cơ ung thư hóa. Tất cả nam giới nếu không thấy tinh hoàn một hoặc hai bên thì cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý kịp thời, tránh các nguy cơ như vô sinh và nguy cơ ung thư hóa.
Nam giới uống sữa đậu nành hay bỏ điện thoại trong túi quần có gây vô sinh không? Nhiều nghiên cứu và lập luận chỉ ra rằng đậu nành chứa hormone nữ, còn điện thoại lại có sóng điện từ gây ảnh hưởng đến tinh hoàn và liệu có gây vô sinh ở nam giới. Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ nam giới bị vô sinh ngày càng tăng cao. Đặc biệt các số liệu thống kê cho kết quả...