Tình hình Ukraine: Canada tặng quà Kiev; các nước Baltic nói sau hỗ trợ xe tăng là máy bay chiến đấu
Trong tháng qua, ít nhất 13 quốc gia đã hứa gửi xe tăng tới Ukraine hoặc đã công khai bày tỏ sẵn sàng làm điều đó, trong đó có Mỹ, Đức và Canada, Pháp, Morocco…
Xe tăng Leopard 2 A4. (Nguồn: The Canadian Press)
Ngày 26/1, tiếp nối thông báo của nhiều quốc gia phương Tây về việc hỗ trợ xe tăng chiến đấu cho Ukraine, Canada thông báo sẽ tặng Kiev 4 xe Leopard 2, chiếm khoảng 5% kho xe này của Ottawa.
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand cho biết, quy mô hỗ trợ loại phương tiện này có tính đến nhu cầu duy trì sự sẵn sàng của quốc gia Bắc Mỹ, đó là để lại đủ xe tăng cho quân đội huấn luyện trong nước và đáp ứng các cam kết của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Video đang HOT
Trên văn bản, Canada có 112 xe tăng Leopard 2, trong đó có 82 xe tăng chiến đấu. Loại xe tăng Leopard mà Canada tặng Kiev là Leopard 2 A4, vốn được sản xuất phổ biến nhất, giống như loại mà một số nước đồng minh khác đang cung cấp cho Ukraine.
Bà Anand nhấn mạnh: “Điều đó sẽ cho phép chúng tôi có khả năng tương tác trong hoạt động huấn luyện, cung cấp đạn dược và phụ tùng”.
Cùng với Canada, có ít nhất 13 quốc gia đã hứa hoặc công khai sẵn sàng gửi xe tăng tới Ukraine, trong đó có Mỹ, Đức, Ba Lan, Phần Lan, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Na Uy, Pháp, Morocco… Hầu hết các xe tăng được cung cấp sẽ là Leopard 2.
Trong khi đó, cùng ngày, truyền thông Lithuania đưa tin, nước này cùng Estonia và Latvia ủng hộ chuyển giao máy bay chiến đấu hiện đại cho Ukraine sau khi các đồng minh phương Tây đã chấp thuận cung cấp xe tăng cho Kiev.
Đài phát thanh và truyền hình Lithuania (LRT) dẫn lời một số quan chức quân sự và ngoại giao phương Tây cho biết, các cuộc thảo luận về việc này đã được tiến hành với sự ủng hộ của các nước vùng Baltic.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn những lo ngại nguy cơ leo thang xung đột Nga-Ukraine trong khi Washington đã nói với Kiev rằng, việc cung cấp máy bay là “không nên làm vào lúc này”.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 25/1 cũng đã bác bỏ việc chuyển giao máy bay chiến đấu cho Ukraine, khẳng định: “Sẽ không có việc này. Điều này đã được làm rõ từ lâu”.
Trong tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ gặp lại nhau tại căn cứ quân sự Ramstein của Mỹ trên lãnh thổ Đức và dự kiến sẽ thảo luận việc hỗ trợ không quân cho Ukraine.
Các nước châu Âu được cho là đã phát tín hiệu sẵn sàng cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine. Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra tuần trước phát biểu trước Quốc hội rằng, chính phủ nước này sẽ xem xét cung cấp máy bay chiến đấu F-16 nếu Kiev yêu cầu.
Tháng trước, Ngoại trưởng Slovakia Rastislav Káer cũng cho biết, nước này “sẵn sàng” chuyển giao các máy bay chiến đấu MiG-29 từ thời Liên Xô cho Kiev và đang thảo luận với các đối tác NATO cũng như Tổng thống Ukraine về cách thực hiện.
Các nước vùng Baltic ủng hộ chuyển máy bay chiến đấu cho Ukraine
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn nguồn truyền thông Litva ngày 26/1 cho biết các nước vùng Baltic (Estonia, Litva và Latvia) ủng hộ việc chuyển giao máy bay chiến đấu hiện đại cho Ukraine sau khi Đức, Mỹ và các đồng minh phương Tây khác chấp thuận cung cấp xe tăng cho Kiev.
Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Một số quan chức quân sự và ngoại giao phương Tây cho biết các cuộc thảo luận về việc này đã được tiến hành với sự ủng hộ của các nước vùng Baltic. Tuy nhiên, hiện vẫn còn những lo ngại nguy cơ leo thang chiến tranh. Theo nhà ngoại giao này, Washington đã khẳng định với Kiev rằng việc cung cấp máy bay cho Ukraine "không nên tiến hành vào lúc này".
Trong tháng 2 tới, Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ gặp lại nhau tại căn cứ quân sự Ramstein của Mỹ trên lãnh thổ Đức và dự kiến sẽ thảo luận việc hỗ trợ về không quân cho Ukraine. Một số nước châu Âu được cho là đã phát tín hiệu sẵn sàng cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine. Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra tuần trước phát biểu trước Quốc hội nước này rằng Chính phủ Hà Lan sẽ xem xét cung cấp máy bay chiến đấu F-16 nếu Kiev yêu cầu.
Tháng trước, Ngoại trưởng Slovakia Rastislav Káer cũng cho biết nước này "sẵn sàng" chuyển giao các máy bay chiến đấu MiG-29 từ thời Liên Xô cho Kiev và đang thảo luận với các đối tác NATO cũng như Tổng thống Ukraine về cách thực hiện.
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 25/1 đã bác bỏ việc chuyển giao máy bay chiến đấu cho Ukraine. Ông nói: "Sẽ không có việc chuyển giao máy bay chiến đấu cho Ukraine. Điều này đã được làm rõ từ lâu".
Bộ Tư lệnh LHQ: Hàn Quốc và Triều Tiên vi phạm hiệp định đình chiến Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc (UNC) ngày 26/1 cho biết cả Triều Tiên và Hàn Quốc đã vi phạm thỏa thuận đình chiến trong một hoạt động quân sự vào tháng 12/2022. Reuters dẫn thông báo của UNC cho biết, cả Triều Tiên và Hàn Quốc đã vi phạm thỏa thuận đình chiến khi điều máy bay không người lái vào không...