Tình hình tại Quần đảo Solomon yên bình trở lại
Tình hình tại Quần đảo Solomon ở Nam Thái Bình Dương đã yên bình trở lại sau 3 ngày xảy ra các cuộc biểu tình dẫn tới bạo loạn đường phố, buộc chính quyền phải ban bố lệnh giới nghiêm vô thời hạn ở thủ đô.
Các cuộc biểu tình nổ ra từ tối 24/11. Ảnh: apnews.com
Theo hãng tin AFP của Pháp, ngày 27/11, tình hình tại thủ đô Honiara và nhiều khu vực đã ổn định. Các trạm xăng, cửa hàng và các cơ sở kinh doanh khác bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại. Người dân đổ xô đi mua nhu yếu phẩm và các vật dụng cơ bản.
Trước đó, theo các phương tiện truyền thông, các cuộc biểu tình của người dân ở Malaita – hòn đảo đông dân nhất của Quần đảo Solomon – nổ ra từ tối 24/11 nhằm phản đối một loạt vấn đề trong nước và yêu cầu Thủ tướng Manasseh Sogevare từ chức.
Trong bối cảnh các cuộc biểu tình và bạo động khiến Quần đảo Solomon rơi vào tình trạng hỗn loạn, ngày 26/11, Toàn quyền Quần đảo Solomon David Vunagi đã ban bố lệnh giới nghiêm ban đêm ở thủ đô Honiara. Australia đã cử 100 cảnh sát đến quần đảo ở Nam Thái Bình Dương này nhằm hỗ trợ chính quyền sở tại sớm ổn định tình hình. Nước láng giềng Papua New Guinea cũng điều 35 cảnh sát và nhân viên an ninh tới thủ đô Honiara trong ngày 26/11.
Theo báo cáo sơ bộ, trong những ngày qua, các phần tử quá khích đã đốt phá và cướp bóc tại 56 tòa nhà, cửa hàng ở thủ đô, gây thiệt hại ước tính 28 triệu USD.
Video đang HOT
Trước đó, cộng đồng quốc tế đã bày tỏ quan ngại về diễn biến tại Solomon. Ngày 26/11, phó phát ngôn viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, ông Farhan Haq cho hay nhà lãnh đạo này đang theo dõi diễn biến tình hình tại thủ đô Honiara với sự lo ngại và kêu gọi chấm dứt bạo lực, bảo vệ các thành quả xây dựng hòa bình khó khăn lắm mới đạt được.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ra tuyên bố khẳng định Washington ủng hộ việc khôi phục hòa bình và an ninh ở Quần đảo Solomon. Mỹ kêu gọi tất cả các bên không phá hoại tài sản, tham gia cuộc đối thoại mang tính xây dựng và đa đại diện nhằm tìm giải pháp hòa bình cho những bất đồng.
Trung Quốc cũng bày tỏ quan ngại về tình hình tại Solomon. Phát biểu ngày 26/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói: “Trung Quốc lên án hành động bạo lực gây ra thiệt hại nghiêm trọng”.
Bạo động ở quần đảo Solomon: 3 thi thể bị thiêu cháy ở khu phố người Hoa
Sau 3 ngày diễn ra cuộc bạo động tại quần đảo Solomon, 3 thi thể cháy đen đã được tìm thấy trong một tòa nhà tại khu phố người Hoa ở thủ đô Honiara.
Các ngôi nhà bị đốt cháy và phá hoại tại khu phố người Hoa ở quần đảo Solomon (Ảnh: AFP).
Cảnh sát Solomon ngày 27/11 cho biết, 3 thi thể được tìm thấy tại khu phố người Hoa là những trường hợp tử vong đầu tiên được báo cáo, sau các vụ biểu tình bạo lực liên tiếp xảy ra gần đây tại thủ đô Honiara.
Hiện tại, đội ngũ pháp y đã mở một cuộc điều tra và vẫn khám nghiệm hiện trường, nhưng nguyên nhân tử vong chưa được xác định. Danh tính các nạn nhân cũng chưa được công bố.
Cuộc biểu tình ở quần đảo Solomon nổ ra hôm 24/11 và nhanh chóng biến thành cuộc bạo loạn. Những người tham gia biểu tình phản đối chính phủ và tiến hành đập phá, cướp bóc thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh.
Đám đông biểu tình đã yêu cầu Thủ tướng Manasseh Sogavare từ chức và tấn công vào nhà riêng của ông. Sau 3 ngày diễn ra bạo động, lệnh giới nghiêm ban đêm đã được ban bố. Khoảng 150 binh lính được Australia và Papua New Guinea đã cử đến với mục tiêu ổn định tình hình.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, quần đảo Solomon đóng cửa biên giới khiến nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, dẫn đến tình trạng thất nghiệp và nghèo đói trên diện rộng. Do đó, cuộc sống của 800.000 người dân phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn bao giờ hết.
Nhiều người dân quần đảo Solomon tin rằng chính phủ nước họ tham nhũng và quá phụ thuộc vào Trung Quốc cũng như ưu tiên các lợi ích nước ngoài khác. Tại Malaita, tỉnh đông dân nhất của Solomon, từ lâu người dân đã phàn nàn rằng hòn đảo của họ bị chính quyền trung ương bỏ mặc và sự chia rẽ gia tăng khi Thủ tướng Sogavare thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
Trong một bức thư gửi đến người đồng cấp Papua New Guinea James Marape, Thủ tướng Sogavare nói rằng cuộc bạo loạn diễn ra do "một số phần tử" đang "cố gắng lật đổ chính phủ", và khẳng định chính thế lực phản đối quyết định cắt định quan hệ với Đài Loan để thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh của ông năm 2019 đứng sau cuộc bạo loạn này. Đồng thời, ông kêu gọi các lực lượng được cử đến sẽ ở lại Solomon trong vòng 3-4 tuần để ổn định tình hình.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng phát biểu trước công chúng rằng đất nước bị tàn phá vì bạo loạn, nhưng ông tuyên bố sẽ kiên quyết chống lại những lời kêu gọi từ chức.
Theo cảnh sát Solomon, tính đến ngày 27/11 đã có hơn 100 người bị bắt giữ. Mặc dù tình hình vẫn còn căng thẳng và thành phố đang chìm trong đống đổ nát nhưng một số trạm xăng, cửa hàng và các cơ sở kinh doanh đã bắt đầu mở cửa trở lại để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Theo các phóng viên có mặt tại hiện trường, đám đông biểu tình bất chấp lệnh giới nghiêm được ban bố, cầm rìu và dao đi khắp khu phố người Hoa và các trung tâm thương mại của thành phố.
Không riêng cuộc biểu tình gần đây, từ nhiều thập niên qua, những căng thẳng chính trị và sắc tộc luôn âm ỉ cháy trong nội bộ quốc gia ở Châu Đại Dương này.
Trước đó, ngày 26/11, Trung Quốc đã lên án hành vi bạo lực xảy ra ở Solomon và cam kết "bảo vệ sự an toàn cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức Trung Quốc tại Solomon".
Quần đảo Solomon ban bố lệnh giới nghiêm ở thủ đô Trong bối cảnh các cuộc biểu tình và bạo động bước sang ngày thứ 3 liên tiếp khiến Quần đảo Solomon rơi vào tình trạng hỗn loạn, ngày 26/11, Toàn quyền Quần đảo Solomon David Vunagi đã ban bố lệnh giới nghiêm ban đêm ở thủ đô Honiara. Một căn nhà trong khuôn viên Quốc hội Quần đảo Solomon đã bị người biểu...