Tình hình Libya : Lực lượng không quân của LNA thiệt hại nặng nề ở Tripoli
Không quân thuộc Quân đội quốc gia Libya (LNA) đã mất hai máy bay ném bom chiến đấu trong cuộc giao tranh với lực lượng thân Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA).
MiG-23 tại Libya. Ảnh: Getty
Không quân LNA của tướng Haftar được trang bị 18 chiến đấu cơ gồm: 2 chiếc Mirage F1, 12 chiếc MiG-21, 3 chiếc MiG-23ML và 1 chiếc Su-22, hầu hết trong số đó đã được tân trang và hiện đại hóa bởi Ai Cập và UAE.
Còn GNA sở hữu 2 chiếc MiG-23ML, 1 chiếc MiG-25, 5 chiếc Galeb G-2, từ 9 đến 13 L-39ZO Albatros, 5 máy bay huấn luyện SIAI Marchetti SF.260 và 8 máy bay huấn luyện khác.
Ngày 24/4/2019, một chiếc Mirage F1 của LNA đã bị rơi gần căn cứ không quân Al-Watiya. LNA tuyên bố đó là máy bay của lực lượng GNA bị bắn hạ sau khi ném bom khu vực. Tuy nhiên, phân tích cho thấy nó là một Mirage F1-AD thuộc sở hữu của LNA.
Sự thật sốc này khiến Lực lượng LNA của tướng Haftar khó mà chấp nhận nổi khi mà chính họ lớn tiếng tuyên bố bắn hạ chiến đấu cơ của GNA.
Trước đó, ngày 14/4/2019, lực lượng ủng hộ GNA cũng bắn hạ một MiG-21UM của LNA ở khu vực Ain Zara, Tripoli bằng tên lửa phòng không vác vai FN-6 MANPADS do Trung Quốc sản xuất (LNA cho rằng máy bay bị rơi do sự cố kỹ thuật), phi công Jamal Ben Amer đã kịp thoát ra an toàn.
Video đang HOT
Những tổn thất này đã làm giảm khả năng chiến đấu của LNA khi họ đang cố gắng giành được chiến thắng khó khăn trước các chiến binh trung thành với chính phủ GNA ở khu vực ngoại vi thủ đô Tripoli.
Sau khi chiếc Mirage F1 bị rơi, nhiều nhà phân tích xác nhận rằng LNA chỉ còn có thể hỗ trợ lực lượng của họ ở Tripoli bằng một chiếc Su-22 và một số ít MiG-21.
Những chiếc MiG-23ML do Nga cung cấp nhiều khả năng không thể tham chiến do phía Nga đã tỏ rõ thái độ không ủng hộ LNA trong cuộc chiến Tripoli.
Như vậy là LNA đang cạn kiệt máy bay và phi công trong cuộc giao tranh bất lợi từng ngày ở Tripoli, thiếu máy bay đồng nghĩa với việc bộ binh LNA sẽ không thể đột kích sâu như những ngày vừa qua.
Với số lượng áp đảo máy bay, những ngày tới GNA sẽ làm chủ bầu trời và nếu cuộc phản công diễn ra thì bộ binh LNA sẽ thiệt hại nặng nề nếu không được bảo vệ bởi không quân.
Lực lượng LNA tiến công về Tripoli. Ảnh từ tài khoản FaceBook của Quân đội Quốc gia Libya.
Xung đột tại Libya tiếp tục leo thang sau khi tướng Khalifa Hafta – người đứng đầu chính quyền ở miền Đông ngày 4/4 vừa qua phát động chiến dịch quân sự nhằm giành quyền kiểm soát thủ đô Tripoli.
Trong vài ngày qua, lực lượng LNA không giành được bất kỳ chiến thắng nào trên đường đánh về Tripoli . Nhưng các lực lượng ủng hộ GNA cũng gánh chịu tổn thất nặng nề khi cố gắng chiếm lại một số thị trấn phía nam thủ đô Libya .
Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới, cuộc chiến Tripoli cướp đi sinh mạng của 264 người kể từ khi bắt đầu vào đầu tháng 04/2019. Bên cạnh đó, 1.266 người khác bị thương và hơn 35.000 người dân buộc phải di tản.
Không có lực lượng nào giành được chiến thắng rõ ràng cho đến lúc này, các tổ chức quốc tế và lực lượng chính trị trên thế giới khẩn thiết kêu gọi ngừng bắn. Liên minh châu Âu được cho là đang thúc đẩy một sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu chấm dứt cuộc chiến.
Nhưng bộ máy lãnh đạo LNA, có được sử hỗ trợ từ hầu hết các quốc gia Ả rập, sự ủng hộ của Pháp và Mỹ, vẫn tiếp tục cuộc tấn công đánh chiếm Tripoli.
Mộc Miên (T/h)
Theo doisongphapluat
Ngoại trưởng các nước G7 và EU kêu gọi ngừng bắn ở Libya
Ngày 5/4, các bộ trưởng ngoại giao G7 kêu gọi tất cả các bên ở Libya chấm dứt ngay lập tức chiến sự và ủng hộ các nỗ lực của Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhằm thiết lập hòa bình ở nước này, tuyên bố chung cho biết.
"Chúng tôi, các bộ trưởng ngoại giao Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Hoa Kỳ, cũng như Đại diện cấp cao EU... bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hoạt động quân sự gần Tripoli. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan ngừng ngay lập tức mọi hoạt động quân sự và chấm dứt việc tấn công thủ đô Tripoli, vì điều đó sẽ cản trở triển vọng của tiến trình chính trị dưới sự bảo trợ của LHQ, có nguy cơ gây nguy hiểm cho dân chúng và kéo dài sự đau khổ của người dân Libya" - bản tuyên bố nhấn mạnh.
Ngoại trưởng các nước G7 và đại diện cấp cao EU họp bàn về tình hình Libya
Các nước G7 bày tỏ sự tin tưởng rằng cuộc xung đột Libya "không cần đến giải pháp quân sự". "Chúng tôi kiên quyết chống lại bất kỳ hành động quân sự nào ở Libya".
G-7 nhắc lại sự hỗ trợ đầy đủ cho những nỗ lực của Tổng thư ký LHQ và Đại diện đặc biệt để vượt qua cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này và kêu gọi "tất cả người dân Libya cung cấp hỗ trợ mang tính xây dựng".
Vào hôm thứ Năm, 4/4, chỉ huy của Quân đội Quốc gia Libya, Thống chế Khalifa Haftar, đã ra lệnh cho lực lượng của mình tiến hành một cuộc tấn công vào Tripoli để "giải phóng thủ đô khỏi những kẻ khủng bố". Các phương tiện truyền thông báo cáo rằng các đơn vị của quân đội Libya đã kiểm soát các thị trấn Garyan và Surman ở phía nam thủ đô Libya. Về phía mình, người đứng đầu Chính phủ Đồng thuận Quốc gia ở Tripoli, Fayez Sarraj, đã ra lệnh sử dụng vũ lực nếu cần thiết sau khi có báo cáo rằng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đã thiết lập quyền kiểm soát các thành phố ở phía nam và phía tây của Tripoli.
Một phát ngôn viên chính thức của LNA, Ahmed Al-Mismari, cho biết hôm thứ Sáu rằng quân đội quốc gia Libya, do Thống chế Khalifa Haftar chỉ huy, đang tấn công thủ đô của Tripoli theo nhiều hướng, nhưng vẫn chưa tiến vào thủ đô. Ông cũng tuyên bố rằng chưa biết khi nào thì các hoạt động quân sự này sẽ kết thúc, nhưng xác nhận rằng chúng sẽ tiếp tục được tiến hành cho đến khi hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao.
Sau đó vào thứ Sáu, một nguồn tin thân cận với Khalifa Haftar, đã nói rằng quân đội của thống chế đã kiểm soát sân bay Tripoli. Al-Mismari đã xác nhận với kênh truyền hình Al-Hadath rằng LNA hoàn toàn kiểm soát sân bay thủ đô, và các trận chiến xung quanh thủ đô Tripoli sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày thứ Bảy, 6/4. Nhưng sau đó, kênh truyền hình Al-Arabiya đưa tin rằng các lực lượng của Chính phủ Đồng thuận Quốc gia Libya tuyên bố rằng họ đã giành lại quyền kiểm soát sân bay Tripoli.
Bá Thuỷ (Theo RT)
Theo Petro times
Nghi vấn phòng không Quân đội Libya bắn hạ máy bay của chính mình Lực lượng phòng không Quân đội Quốc gia Libya (LNA) có thể đã bắn hạ chiếc tiêm kích hạng nhẹ đa nhiệm Mirage F1-ED của quân mình trên căn cứ không quân Jufra hai ngày trước đây, chứ không phải máy bay của lực lượng dân quân Chính phủ Hiệp thương Quốc gia GNA như đã tuyên bố. Chiếc máy bay Mirage F.1...