Tình hình dịch COVID-19 cải thiện ở Indonesia
Tình hình dịch COVID-19 tại Indonesia có dấu hiệu cải thiện khi Phó thống đốc Jakarta Ahmad Riza Patria ngày 16/8 cho biết tỷ lệ sử dụng giường bệnh tại bệnh viện được chỉ định chữa trị bệnh nhân mắc COVID-19 ở thủ đô của Indonesia hiện chỉ ở mức 27%, giảm 6% so với ngày 13/8.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Surabaya, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trao đổi với báo giới, ông Riza cho hay hiện chỉ còn 2.641 trong tổng số 9.655 giường chữa trị bệnh nhân COVID-19 tại thủ đô Jakarta được sử dụng và hy vọng tỷ lệ này sẽ tiếp tục giảm. Ngoài việc giảm công suất sử dụng giường chữa trị bệnh nhân COVID-19, ông Riza cho hay tỷ lệ sử dụng phòng điều trị đặc biệt (ICU) tại thành phố Jakarta cũng chỉ còn 51%, giảm 8% so với ngày 13/8.
Ngoài ra, một số cơ sở cách ly tập trung ở Jakarta hiện cũng không còn được sử dụng. Khu Graha Wisata Ragunan ở Nam Jakarta đã trống người cách ly từ ngày 31/7, trong khi khu Graha Wisata TMII ở Đông Jakarta không tiếp nhận bệnh nhân nào từ ngày 11/8. Cả hai cơ sở cách ly tập trung này đã được chính quyền thành phố đưa vào sử dụng giữa tháng 6 vừa qua. Giám đốc Graha Wisata Ragunan, ông Yayang Kustiawan cho biết các nhân viên y tế được cử tới đây chăm sóc bệnh nhân đã được cho nghỉ vì hiện không còn người cách ly.
Tính đến ngày 16/8, thủ đô Jakarta ghi nhận tổng cộng 840.955 ca mắc COVID-19, trong đó 818.672 ca đã bình phục và 13.078 ca tử vong. Jakarta đã tiêm mũi vaccine đầu tiên ngừa COVID-19 cho hơn 9 triệu người, đạt 101,4% mục tiêu, và tiêm mũi thứ 2 cho hơn 4,3 triệu người, đạt 48,2%. Ngày 16/8 thủ đô của Indonesia chỉ ghi nhận 513 ca mắc mới và 28 ca tử vong do COVID-19, thấp hơn rất nhiều so với đỉnh điểm hồi tháng 7.
Cùng ngày, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan cho biết Chính phủ nước này sẽ tiếp tục triển khai lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cho đến khi hết đại dịch COVID-19.
Phát biểu họp báo tối 16/8, ông Luhut khẳng định chừng nào COVID-19 còn là đại dịch, PPKM vẫn sẽ được áp dụng để kiểm soát hoạt động và sự di chuyển của người dân. Tuy nhiên mức độ áp dụng PPKM sẽ giảm nếu tình hình dịch bệnh được cải thiện tại các khu vực và chính phủ sẽ đánh giá việc thực hiện biện pháp chống dịch này hằng tuần.
Theo ông Luhut, trong thời gian triển khai từ ngày 7-16/8, PPKM đã giúp giảm 76% ca mắc, 53% số ca chữa trị tại các bệnh viện hoặc tự cách ly tại nhà, và số ca tử vong do COVID-19.
Ngày 16/8, Chính phủ Indonesia đã quyết định gia hạn áp dụng PPKM cấp độ 4 tại hai hòn đảo Java và Bali đông dân, đồng thời cho phép nới lỏng một số hạn chế như tăng công suất hoạt động của các trung tâm thương mại và địa điểm cầu nguyện.
Ban đầu, Chính phủ Indonesia triển khai PPKM khẩn cấp từ ngày 3-20/7 khi số ca mắc COVID-19 bắt đầu tăng đột biến. Biện pháp này sau đó đã được đổi tên thành PPKM cấp độ 4 từ ngày 21/7 và tính đến nay đã được gia hạn 4 đợt.
COVID-19 tại ASEAN ngày 9/8: Lào tăng gấp đôi thời gian cách ly tập trung; Indonesia kéo dài giãn cách xã hội
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 9/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm trên 80.200 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 172.000 người.
Video đang HOT
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia ngày 1/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Philippines và Timor Leste. Đông Nam Á đang là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tiếp tục tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và mắc mới cao nhất châu Á. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia chiếm tới trên 50% số người chết của châu Á.
Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Tuy nhiên, Philippines đang chứng kiến số ca tử vong và ca mắc thấp hơn khá nhiều các nước thành viên khác, báo hiệu dịch có dấu hiệu chững lại ở quốc gia này. Trong 1 ngày qua, nước này chỉ ghi nhận 6 ca tử vong, giảm rõ rệt so với mấy ngày trước.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia tình hình tiếp tục xấu hơn. Nước này hiện cũng là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động.
Ngày 9/8, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 160 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ tư trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua công bố số liệu ca mới và tử vong vì dịch COVID-19 tiếp tục tăng mạnh, sau nhiều ngày không công bố số liệu dịch bệnh. Myanmar có tới 3.611 ca bệnh mới và 238 ca tử vong.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch, lùi ngày mở cửa du lịch. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 9/8 ghi nhận thêm 19.603 ca bệnh mới (nhiều thứ 2 khu vực và cao nhất tại nước này kể từ đầu dịch), trong khi số ca tử vong là 149 người.
Mai táng bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại một nghĩa trang ở Bekasi, Indonesia, ngày 6/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.
Campuchia dịch bệnh cũng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 508 bệnh nhân mới và 23 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia trải qua giai đoạn dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành. Thủ đô Phnom Penh vẫn là điểm dịch nặng nhất của Campuchia.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 172.090 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 2.104 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 8.131.949 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 6.762.548 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, tất cả các nước thành viên còn lại trong ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THx/TTXVN
Dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 10/8:
Người dân đăng ký tiêm vaccine phòng COVID-19 tại thủ đô Viêng Chăn, Lào ngày 17/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Lào tăng gấp đôi thời gian cách ly tập trung đối với lao động nhập cảnh
Bộ Y tế Lào ngày 9/8 cho biết trong 24 giờ qua nước này đã ghi nhận 170 ca mắc mới COVID-19, trong đó 149 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 21 ca lây nhiễm cộng đồng. Như vậy, số ca lây nhiễm trong cộng đồng ghi nhận trong một ngày tại Lào vẫn ở mức cao.
Theo Bộ Y tế Lào, số ca mắc COVID-19 là người lao động nhập cảnh về nước tiếp tục tăng cao, trong đó có nhiều trường hợp vẫn dương tính với virus mặc dù trước đó đã có kết quả xét nghiệm âm tính và hoàn thành 14 ngày cách ly tập trung tại cơ sở do nhà nước chỉ định. Hiện Savannakhet là tỉnh có nhiều bệnh nhân COVID-19 nhất cả nước với hơn 3.000 ca, tiếp đó là tỉnh Champasak và thủ đô Viêng Chăn.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế Lào cho biết các lao động nhập cảnh nước này phải cách ly 28 ngày, theo đó cách ly thêm 14 ngày tại địa phương sau khi hoàn thành cách ly tập trung và có 2 lần xét nghiệm âm tính với COVID-19 tại trung tâm của Chính phủ khi nhập cảnh. Do vậy, các địa phương được yêu cầu bố trí trung tâm cách ly tập trung để tiếp nhận lao động vừa hoàn thành 14 ngày cách ly sau khi nhập cảnh.
Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 8.562 ca mắc COVID -19, trong đó có 8 ca tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho sinh viên tại Surabaya, Đông Java, Indonesia, ngày 4/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Indonesia tiếp tục kéo dài lệnh hạn chế xã hội
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã quyết định kéo dài lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ bốn từ ngày 10-16/8 tại hai hòn đảo Java và Bali đông dân.
Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Luhut Binsar Pandjaitan cho biết PPKM cấp độ bốn tại Java và Bali đạt kết quả khá tốt trong quá trình triển khai từ ngày 2-9/8 khi số ca mắc COVID-19 giảm tới 59,6%.
Theo ông Luhut, các trung tâm thương mại tại ít nhất bốn thành phố gồm Jakarta, Bandung, Semarang và Surabaya sẽ được cấp phép mở cửa trở lại với 25% công suất tối đa. Tuy nhiên, các khách hàng sẽ phải trình giấy chứng nhận vaccine và khai báo điện tử. Trẻ em dưới 12 tuổi và người già trên 70 tuổi tạm thời sẽ bị cấm vào các địa điểm này. Ngoài ra, chính phủ cũng sẽ cho phép các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu hoạt động theo ca với 100% công suất.
Theo Bộ trưởng Airlangga, tổng cộng 45 huyện/thành phố bên ngoài Java và Bali sẽ áp dụng PPKM cấp độ bốn, trong khi đó 302 huyện/thành phố áp dụng PPKM cấp độ ba và 39 huyện/thành phố khác áp dụng PPKM cấp độ hai. Ban đầu, Chính phủ Indonesia triển khai PPKM khẩn cấp từ ngày 3-20/7 khi số ca mắc COVID-19 bắt đầu tăng đột biến. Biện pháp này sau đó đã được đổi tên thành PPKM cấp độ bốn và được áp dụng từ ngày 21-25/7 và kéo dài hai đợt từ 26/7-2/8 và từ 3-9/8.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/8/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Campuchia hoàn thành tiêm vaccine cho hơn 50% dân số
Ngày 9/8, Ủy ban Quốc gia Campuchia về tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 thông báo tính đến ngày 8/8, gần 51% trên tổng dân số 16 triệu người đã được tiêm ít nhất một mũi.
Theo ủy ban trên, tính theo mục tiêu tiêm chủng 10 triệu người trưởng thành, khoảng 7.872.892 người Campuchia (tương đương 78,73%) đã được tiêm một mũi, trong số này khoảng 5.785.077 người đã được tiêm đầy đủ. Với chiến dịch tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi, được triển khai từ ngày 1/8 vừa qua, khoảng 279.077 người đã được tiêm mũi đầu tiên, tương ứng 14,19% trong mục tiêu tiêm cho 2 triệu thanh thiếu niên.
Từ ngày 8/8, chiến dịch mũi tiêm tăng cường thứ ba cho những nhân viên hoạt động chống dịch trên tuyến đầu tại các tỉnh giáp biên giới với Thái Lan đã được triển khai. Thành viên của một số cơ quan ngoại giao, văn phòng Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế cùng gia đình cũng nằm trong số những người được tiêm tăng cường. Campuchia hiện có 21,5 triệu liều vaccine dự trữ trong kho thông qua các hợp đồng mua và được viện trợ, gồm: 7,2 triệu liều Sinopharm; 11,5 triệu liều Sinovac; 1.739.000 liều AstraZeneca; và 1.064.600 liều Johnson & Johnson.
Những nước siết yêu cầu tiêm vaccine Covid-19 Một số nước yêu cầu bắt buộc tiêm chủng cho một số nhóm người nhất định để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm do các biến thể và kiểm soát đại dịch. Tổng thống Biden hôm 29/7 ra quy định mới tác động đến hơn 4 triệu người Mỹ , theo đó, các nhân viên liên bang và nhà thầu cả ở Mỹ...