Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 21/1
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 22h ngày 21/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 97.441.022 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.086.509 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 70.008.864 người.
Tính đến nay, Mỹ có 415.926 ca tử vong trong tổng số 25.001.446 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 152.906 ca tử vong trong số 10.611.719 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 212.893 ca tử vong trong số 8.639.868 bệnh nhân…
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong 24 giờ qua, Anh và Indonesia là hai nước ghi nhận số ca tử vong mới cao nhất từ trước đến nay, với lần lượt là 1.820 ca và 346 ca.
Do tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến căng thẳng, nhiều nước trên thế giới tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng chống dịch.
Tại Bắc Mỹ, Canada thông báo sẽ gia hạn lệnh cấm nhập cảnh tới ngày 21/2 đối với khách quốc tế đến nước này với mục đích không cần thiết. Những trường hợp được miễn trừ lệnh cấm nhập cảnh này phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trước khi lên máy bay và phải thực hiện cách ly 14 ngày khi đến Canada.
Tại Mexico, quốc gia này liên tiếp ghi nhận số ca tử vong mới theo ngày cao kỷ lục, với 1.539 ca trong ngày 20/1 và 1.584 ca vào ngày 19/1. Riêng trong ngày 20/1, nước này ghi nhận tới 20.548 ca mắc mới, gần đạt mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát.
Tới nay, Mexico đã ghi nhận gần 1,69 triệu ca mắc và hơn 144.000 ca tử vong liên quan tới COVID-19. Tuy nhiên, tỷ lệ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tại nước này thấp và giới chức y tế ước tính số ca tử vong thực sự có thể lên tới gần 195.000 ca.
Các bệnh viện ở thủ đô Mexico City, tâm dịch của cả nước, đã hoạt động 89% công suất trong ngày 20/1, trong khi 61% số giường bệnh trên toàn quốc đã đều lấp đầy. Khó khăn trong việc tìm kiếm giường bệnh đã buộc nhiều gia đình tìm cách điều trị cho người thân của họ tại nhà, điều này đã tạo nên tình trạng thiếu bình thở oxy và làm gia tăng các vụ trộm cắp vật dụng y tế này.
Tại châu Âu, Thụy Điển tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao, theo đó các trường phổ thông trung học sẽ duy trì việc học và giảng dạy từ xa, trong khi công chức viên chức nhà nước tiếp tục làm việc tại nhà. Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven đã công bố quyết định trên trong cuộc họp báo ngày 21/1. Chính phủ Thụy Điển cũng điều chỉnh khuyến nghị đối với các trường trung học cho phép kết hợp hình thức học tập từ xa và học trực tiếp tại lớp học, đồng thời kéo dài lệnh cấm bán rượu, bia sau 20h thêm 2 tuần.
Video đang HOT
Pháp thông báo sẽ ra lệnh đóng cáp treo tại các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết tại nước này từ ngày 1/ 2 tới do đại dịch COVID-19. Biện pháp này thực chất sẽ xóa bỏ mùa du lịch trượt tuyết năm nay tại nước này. Cáp treo được sử dụng đưa du khách lên đỉnh đồi hoặc núi để trượt tuyết tại các khu nghỉ dưỡng.
Chính phủ Đức thông báo có thể phải đóng cửa biên giới nếu các nước láng giềng không hành động nhằm khống chế dịch bệnh.
Theo Chính phủ Đức, vấn đề nguy hiểm ở chỗ khi số ca nhiễm ở một nước tăng, biến thể của virus SARS-CoV-2 theo đó sẽ lây lan và chiếm số đông trong các ca nhiễm mới, sau đó số ca lây nhiễm biến thể này có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Do vậy, việc áp đặt các quy định nhập cảnh nghiêm ngặt hơn là điều khó tránh khỏi. Đức kêu gọi các nước cần phối hợp hành động để khống chế dịch bệnh.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Moskva, Nga, ngày 15/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, chính quyền thủ đô Moskva của Nga đã thông báo nới lỏng “đáng kể” các biện pháp chống dịch, viện dẫn thành công đạt được trong chiến dịch tiêm phòng. Theo đó, từ ngày 22/1, Moskva sẽ mở lại các viện bảo tàng và hiệu sách, trong khi các rạp hát và rạp chiếu phim được phép đón nhiều khán giả hơn.
Các trường học phổ thông, trường thể thao và các câu lạc bộ của trẻ em sẽ được nối lại hoạt động trực tiếp, trong khi sinh viên đại học sẽ tiếp tục học từ xa. Tuy nhiên, các quán rượu và nhà hàng tiếp tục phải đóng cửa từ 23h00 và các công ty cần đảm bảo ít nhất 30% nhân viên làm việc tại nhà. Người cao tuổi và những người mắc bệnh mạn tính được khuyến cáo ở trong nhà.
Trong tuần qua, thành phố Moskva đã ghi nhận trung bình 2.000 – 4.000 ca nhiễm mới/ ngày, giảm đáng kể so với hồi cuối tháng 12/2020. Trong khi đó, hơn 220.000 người trong tổng số 12 triệu dân Moskva đã được tiêm phòng.
Tại châu Á, Chính phủ Indonesia đã quyết định gia hạn thời gian thực thi lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) tại hai đảo Java và Bali từ ngày 26/1-8/2. Tuy nhiên, trong lần gia hạn này, PPKM có một số điều chỉnh về thời gian hoạt động của các trung tâm thương mại và nhà hàng. Theo đó, những cơ sở này sẽ được mở cửa tới 20h hằng ngày thay vì 19h trước đó. Ngoài ra, các văn phòng, công sở cũng bị giới hạn ở mức 25% công suất, đồng nghĩa với việc 75% nhân viên phải làm việc tại nhà.
Tương tự, các hoạt động học tập, giảng dạy chỉ được tiến hành trực tuyến. Các lĩnh vực thiết yếu liên quan đến những nhu cầu cơ bản vẫn được phép hoạt động 100% công suất song phải tuân thủ quy trình y tế nghiêm ngặt hơn. Chính phủ cũng cho phép lĩnh vực xây dựng hoạt động 100% công suất song bắt buộc phải thực hiện các thủ tục y tế. Các cơ sở tôn giáo vẫn được phép mở cửa song chỉ với 50% công suất.
Trong khi đó, Brisbane, thành phố lớn thứ 3 của Australia, thông báo từ ngày 22/1, người dân không cần đeo khẩu trang ở những nơi công cộng trong phòng kín do bang Queensland đã kiểm soát được sự lây lan của biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Đến ngày 21/1, bang Queensland tiếp tục không ghi nhận ca nhiễm nào trong cộng đồng, cho phép nhà chức trách nới lỏng các biện pháp hạn chế. Theo Thống đốc bang, ông Annastacia Palaszczuk, kết quả này là nhờ chiến lược “hành động nhanh và quyết liệt” của bang.
Tại châu Phi, Hệ thống y tế ở “Lục địa Đen” đang gặp khó khăn nghiêm trọng do thiếu trang thiết bị y tế cần thiết trong bối cảnh các nước trong khu vực đang chật vật đối phó với làn sóng thứ hai dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đẩy tỷ lệ tử vong vượt trên mức trung bình toàn cầu.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 21/1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết tới nay, châu Phi đã ghi nhận khoảng 3,3 triệu ca mắc COVID-19 và gần 82.000 ca tử vong. Số liệu này dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số ca mắc và tử vong trên toàn cầu, song các ca mắc đã tăng trung bình 14%/tuần trong tháng 12/2020.
Giám đốc CDC châu Phi John Nkengasong cho biết tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên toàn châu lục hiện là 2,5% – cao hơn mức trung bình toàn cầu là 2,2%. Con số này chấm dứt giai đoạn tỷ lệ tử vong trung bình do COVID-19 tại châu lục này luôn thấp hơn so với phần còn lại của thế giới.
Liên quan đến chương trình tiêm chủng, Chính phủ Ecuador đã tiếp nhận 8.000 liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của hãng Pfizer và triển khai ngay chương trình tiêm chủng vào ngày 21/1 với nhóm ưu tiên đầu tiên là các bác sĩ, nhân viên bệnh viện cùng nhóm những người sống và làm việc trong các trung tâm lão khoa.
Theo kế hoạch vào cuối tháng 2 tới, Ecuador sẽ nhận thêm 86.000 liều, từ tháng 3 trở đi các lô vaccine tiếp theo sẽ được tiếp tục chuyển tới nước này và được phân phối theo thứ tự, trước tiên là các thành viên của quân đội, cảnh sát, các ngành chiến lược, sau đó là cho tất cả những người dân Ecuador quyết định tự nguyện tiêm phòng. Chương trình tiêm phòng đại trà của Ecuador dự kiến bắt đầu từ tháng 3 cho tới tháng 10 năm nay.
Chile đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine CoronaVac của hãng dược Sinovac (Trung Quốc). Theo Giám đốc Viện Y tế công Chile (ISP) Heriberto Garcia, cơ quan này quyết định phê duyệt vaccine CoronaVac do kết quả thử nghiệm cho thấy sản phẩm này an toàn và hiệu quả 78% trong việc ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm nếu tiêm 2 mũi cho những người trong độ tuổi từ 18-60. Sau khi ISP quyết định phê quyệt vaccine CoronaVac, Chile hy vọng sẽ nhận được 10 triệu liều vaccine, đồng thời cho biết nước này đã bắt đầu phân phối vaccine của Pfizer/BioNTech.
Nhân viên y tế lấy máu xét nghiệm trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho tình nguyện viên tại Islamabad, Pakistan, ngày 8/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Pakistan thông báo Trung Quốc đã đồng ý cung cấp miễn phí 500.000 liều vaccine phòng COVID-19 cho nước này vào ngày 31/1. Pakistan đưa ra thông báo trên sau khi Cơ quan quản lý Dược phẩm nước này ngày 18/1 đã phê chuẩn sử dụng vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Sinopharm của Trung Quốc.
Ngoài 500.000 liều được cấp miễn phí, Pakistan sẽ cần thêm 1,1 triệu liều vaccine của Trung Quốc, dự kiến sẽ được cung cấp vào cuối tháng 2. Pakistan cũng đã phê chuẩn sử dụng vaccine phòng COVID-19 do hãng AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) hợp tác sản xuất. Hiện giới chức Pakistan cũng đang thảo luận với giới chức Anh về việc mua vaccine này.
Pakistan hy vọng tiêm phòng cho ít nhất 70% trong số những người trưởng thành ở nước này nhằm đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.
Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học nói máu Navalny có Novichok
Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) xác nhận có sự hiện diện của chất độc thần kinh Novichok trong mẫu máu của lãnh đạo đối lập Nga Navalny.
OPCW cho biết trong một thông cáo hôm 6/10 rằng các dấu ấn sinh học trong mẫu máu và nước tiểu của Alexei Navalny "có những đặc điểm cấu trúc tương tự các chất độc thuộc nhóm Novichok". Kết luận này lặp lại phát hiện của Anh, Đức, cùng hai phòng thí nghiệm độc lập tại Thụy Điển và Pháp. Đức là bên đề nghị OPCW xét nghiệm các mẫu máu lấy từ Navalny.
Tổng giám đốc OPCW Fernando Arias cho hay kết quả này dẫn tới mối lo ngại nghiêm trọng và kêu gọi các thành viên của tổ chức tuân thủ hiệp ước quốc tế về cấm sử dụng vũ khí hóa học.
"Không nghi ngờ gì nữa, chất độc thần kinh Novichok đã được sử dụng để đầu độc Alexei Navalny. Mọi hành vi sử dụng vũ khí hóa học đã bị cấm đều là mối lo ngại đáng kể", phái đoàn Anh tại OPCW viết trên Twitter hôm nay.
Lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny trong buổi phỏng vấn tại Berlin, Đức, hôm nay. Ảnh: Reuters.
Navalny, lãnh đạo đảng Liên minh Nhân dân Nga đối lập, bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia về Moskva hôm 20/8, sau đó được đưa tới Đức điều trị theo nguyện vọng của gia đình. Bất chấp mối nghi ngờ của các nước phương Tây, Nga nhiều lần phủ nhận liên quan đến sự việc và khẳng định họ không tìm thấy dấu hiệu chất độc trong cơ thể Navalny.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn đăng trên Youtube hôm nay, Navalny cho biết chỉ vài người tiếp cận được với Novichok, nên việc sử dụng chất độc này "là bằng chứng cho thấy đây đương nhiên là mệnh lệnh của Điện Kremlin".
Tuy nhiên, Navalny vẫn bày tỏ hy vọng trở lại Nga trong vòng vài tháng tới. Đề cập tới việc ở lại Đức, lãnh đạo đối lập 44 tuổi cho biết khoảng thời gian này có thể kéo dài "ba tuần hoặc hai tháng, nhưng chắc chắn không phải một năm", đồng thời loại trừ phương án không trở lại Nga.
Novichok, loại chất độc thần kinh từ thời Liên Xô, cũng từng được cho là sử dụng trong vụ tấn công cựu điệp viên Nga Sergei Skripal ở Anh năm 2018. Năm ngoái, các quốc gia thành viên OPCW đã nhất trí cấm những loại hóa chất thuộc nhóm Novichok và lệnh cấm có hiệu lực từ 4 tháng trước.
Tin đồn F-35 Anh hạ S-400 bằng tác chiến điện tử Các phương tiện truyền thông vừa đưa tin về vụ tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35 của Anh đã triệt hạ thành công một radar S-400 triển khai ở Syria. Theo truyền thông phương Tây, dẫn nguồn tin ở Syria, tiêm kích F-35 thực hiện vụ này với hệ thống tác chiến điện tử cực mạnh từ khoảng cách vài chục...