Tình hình dịch bệnh COVID-19 thế giới ngày 11/1
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 11/1 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 90.800.809 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-91, trong đó có 1.945.201 ca tử vong. Hơn 64.923.255 bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn hơn 23.932.353 ca đang được điều trị.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Klang, bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Đông Nam Á, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin ban bố lệnh hạn chế di chuyển trên toàn quốc và phong tỏa 14 ngày đối với thủ đô Kuala Lumpur cùng 5 bang khác, có hiệu lực từ nửa đêm 13/1, theo đó mọi hoạt động xã hội và đi lại trên cả nước sẽ bị cấm.
Các cơ sở kinh doanh trong 5 lĩnh vực kinh tế thiết yếu vẫn có thể hoạt động nhưng phải giảm công suất, bao gồm các nhà máy và cơ sở sản xuất, xây dựng, dịch vụ, thương mại, phân phối và trồng trọt, và lĩnh vực tiêu dùng. Các siêu thị, ngân hàng và cơ sở chăm sóc y tế vẫn mở cửa trong khi các nhà hàng chỉ được phép phục vụ đồ mang đi.
Giới chức y tế Malaysia cho biết làn sóng lây nhiễm hiện nay bắt đầu từ tháng 9/2020 và số ca mắc mới trong ngày có thể tăng lên mức 8.000 ca/ngày vào tháng 5/2021 nếu không có các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Tính đến ngày 11/1, số ca mắc COVID-19 tại Malaysia đã vượt mức 138.000 ca, trong đó có 555 ca tử vong. Cùng ngày, toàn bộ nội các Malaysia đã được xét nghiệm sau khi 2 bộ trưởng có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Chính phủ Indonesia ngày 11/1 quyết định triển khai các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn đối với các hoạt động trong cộng đồng trong vòng 2 tuần, đồng thời kéo dài lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài thêm 2 tuần, cho đến ngày 28/1. Trước đó, sau khi ghi nhận sự xuất hiện của biến thể mới của virus SARS-CoV-2, Indonesia đã cấm người nước ngoài nhập cảnh vào nước này từ ngày 1-14/1, ngoại trừ các quan chức ngoại giao ở một số cấp. Bộ Y tế Indonesia cũng đã yêu cầu các bệnh nhân COVID-19, trong đó có các bệnh nhân không có triệu chứng, tự cách ly ở nhà do bệnh viện đã kín chỗ.
Campuchia đã mở lại các trường công lập trên cả nước. Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen hối thúc tất cả các trường tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn của Bộ Y tế. Theo đó, cả giáo viên và học sinh, sinh viên cần đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 mét. Bộ Giáo dục, các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương và người dân phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để đảm bảo sức khỏe và giáo dục, tuyên truyền về vệ sinh nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan trong các trường học.
Video đang HOT
Campuchia cơ bản đã khống chế được dịch COVID-19. Đến nay, quốc gia Đông Nam Á này công bố tổng cộng 392 ca mắc, trong đó có 374 ca bình phục và không có ca tử vong do COVID-19. Tuần trước, các trường học tư nhân đã mở cửa trở lại sau đợt bùng phát dịch COVID-19 trong cộng đồng.
Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) cũng đã áp lệnh phong tỏa với gần 520.000 người dân tại huyện Thuận Nghĩa (Shunyi), ở vùng ngoại ô nhằm khống chế số ca mắc mới COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng. Biện pháp phong tỏa được áp dụng ở tất cả các làng xã trong huyện cho tới khi hoàn thành đợt xét nghiệm trên diện rộng tiếp theo tại khu vực. Cư dân tại huyện này sẽ không được phép ra khỏi nơi sinh sống cho tới khi được xét nghiệm.
Nhìn chung, Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh nhưng vẫn phải áp dụng các biện pháp phong tỏa và xét nghiệm trên diện rộng tại một số khu vực xuất hiện những ổ lây nhiễm cộng đồng. Nhà chức trách ưu tiên ngăn chặn nguy cơ bùng phát tại khu vực thủ đô Bắc Kinh, thành phố có hơn 20 triệu dân, đặc biệt trước kỳ nghỉ Tết âm lịch quan trọng kéo dài 1 tuần trong tháng tới. Ngày 11/1, Bắc Kinh ghi nhận 1 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc trong cộng đồng tại thành phố này tính từ ngày 19/12 tới nay lên là 32 ca, hầu hết ở huyện Thuận Nghĩa.
Số ca mắc COVID-19 mới theo ngày ở Hàn Quốc đã giảm rõ rệt sau khi chính phủ nước này áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội tăng cường và số lượng người đi xét nghiệm giảm dịp cuối tuần. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 11/1, Hàn Quốc đã ghi nhận thêm 451 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 419 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 69.114 ca. Đây là số ca nhiễm mới theo ngày ở mức thấp nhất trong 41 ngày qua và là lần đầu tiên kể từ ngày 1/12, số ca nhiễm mới ở dưới ngưỡng 500 ca/ngày.
Mặc dù chính quyền Hàn Quốc cho rằng nước này đã vượt qua đỉnh dịch của làn sóng lây nhiễm thứ ba, song các nhà dịch tễ học lại cảnh báo rằng chính phủ không nên chủ quan, cần phải kiểm soát chặt chẽ công tác kiểm dịch để duy trì xu hướng giảm các ca lây nhiễm, bởi Hàn Quốc hiện vẫn chưa đến giai đoạn an toàn.
Micronesia, quốc đảo xa xôi ở Thái Bình Dương, đã ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên. Người mắc bệnh là thủy thủ đoàn của tàu “Chief Mailo”. Trước khi quay trở về nước, tàu này đã cập cảng ở Philippines để sửa chữa. Các quốc đảo Thái Bình Dương nằm trong số các nước ngăn chặn đại dịch COVID-19 thành công nhất bằng cách đóng cửa biên giới sớm nhằm ứng phó với mọi rủi ro, chấp nhận những thiệt hại kinh tế do phụ thuộc vào nguồn thu từ du lịch. Trước Micronesia, Vanuatu, Quần đảo Solomon, Quần đảo Marshall và Samoa đã lần lượt ghi nhận các ca nhiễm virus. Hiện còn Kiribati, Nauru, Palau, Tonga và Tuvalu là các đảo quốc và vùng lãnh thổ chưa bị đại dịch “ghé thăm”.
Tại châu Âu, Nga thông báo trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Anh là một công dân Nga trở về từ Anh. Do lo ngại biến thể này lây lan, tháng trước, nhà chức trách Nga đã tạm ngừng các chuyến bay đến và đi từ Anh. Trước đó, hàng chục nước cũng đưa ra quyết định tương tự. Nga hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, gần 3,5 triệu ca mắc COVID-19 đã được ghi nhận ở nước này, trong đó có 60.500 ca tử vong.
Chính phủ Anh thông báo sẽ mở 7 trung tâm tiêm chủng quy mô lớn từ ngày 11/1 nhằm đẩy nhanh tiến độ chương trình tiêm vaccine tại nước này, trong đó có mục tiêu đến giữa tháng 2 tới tất cả những người trong nhóm dễ bị tổn thương đều được chủng ngừa. Hiện tại mỗi ngày nước này tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho 200.000 người và đang hướng tới thực hiện mỗi tuần tiêm chủng cho 2 triệu người, nhằm đảm bảo đến ngày 15/2 tất cả người ở các cơ sở dưỡng lão, người trên 70 tuổi, những người có bệnh lý nền và nhân viên y tế và nhân viên xã hội đều được tiêm vaccine. Nước Anh đang gồng mình khống chế số ca lây nhiễm mới gia tăng và nước này kỳ vọng việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine có thể đưa cuộc sống trở về bình thường vào mùa Xuân tới. Tới nay, Anh đã ghi nhận 81.431 ca tử vong do COVID-19 trong tổng số 3.072.449 ca mắc.
Tại châu Mỹ, giới chức y tế Mexico cho biết biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Anh đã xuất hiện ở nước này. Thông tin về trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus tại Mexico đã làm gia tăng lo ngại về đợt bùng phát dịch COVID-19 vốn đang diễn biến rất phức tạp ở quốc gia Bắc Trung Mỹ này. Tổng số ca mắc ở Mexico hiện là hơn 1,53 triệu ca, trong đó có 133.700 ca tử vong.
Cuba ghi nhận 388 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 10/1, mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Như vậy, đến nay Cuba đã phát hiện hơn 14.500 ca mắc COVID-19, trong đó có 151 ca tử vong. Trong những tuần qua, Cuba ghi nhận tình trạng lây nhiễm gia tăng kỷ lục kể từ đầu mùa dịch với các ca mắc mới hằng ngày ở mức ba chữ số, phần lớn trong số đó là các ca nhập cảnh từ nước ngoài sau khi nước này chính thức mở cửa biên giới cho hoạt động hàng không.
Trong bối cảnh đó, từ ngày 1/1 vừa qua, Chính phủ Cuba đã bắt đầu hạn chế các chuyến bay đến từ một số nước có tỷ lệ lây nhiễm cao như Mỹ, Mexico, Panama, Bahamas, Haiti và CH Dominica, đồng thời yêu cầu mọi du khách tới nước này phải có chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trước đó 72 giờ.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 5/1/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Tại Mỹ, chính quyền thành phố New York đã triển khai 2 điểm tiêm chủng quy mô lớn tại Brooklyn và Bưu điện Bathgate Contract ở khu Bronx nhằm đẩy nhanh tiến độ chương trình tiêm chủng tại thành phố này. Hai điểm tiêm chủng trên đã mở cửa theo giờ vào ngày 10/1, sau đó sẽ đi vào hoạt động 24h/ngày trong cả tuần, bắt đầu từ ngày 11/1. Đây là một phần trong kế hoạch thành lập 250 điểm tiêm chủng trên toàn thành phố của Thị trưởng Bill de Blasio, hướng tới mục tiêu đến cuối tháng này chủng ngừa cho 1 triệu người dân New York.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định việc triển khai các chương trình tiêm chủng vaccine tại nhiều nước sẽ không thể tạo ra miễn dịch cộng đồng cho toàn thế giới trong năm nay, viện dẫn sự hạn chế trong việc tiếp cận vaccine đối với các nước nghèo, sự hoài nghi của công chúng và khả năng biến đổi của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.
Miễn dịch cộng đồng hình thành khi tỷ lệ lớn người trong cộng đồng đã trở nên miễn dịch với một bệnh, từ đó họ trở thành “lá chắn sống” bảo vệ những người chưa bị nhiễm và có thể ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh đó lây lan. Các nước giàu có hơn đang đứng đầu danh sách đặt hàng vaccine, khiến WHO cảnh báo các nước thu nhập thấp và trung bình sẽ bị hạn chế trong việc tiếp cận và mua vaccine phòng COVID-19. Việc một bộ phận người dân thiếu niềm tin vào vaccine cũng ảnh hưởng đến chương trình tiêm chủng, trong khi khả năng virus SARS-CoV-2 tiếp tục biến đổi đang là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Chuyên gia dự báo khó đạt miễn dịch cộng đồng trong năm 2021
Việc triển khai các chương trình tiêm chủng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nhiều nước sẽ không thể tạo ra miễn dịch cộng đồng cho toàn thế giới trong năm nay.
Người dân tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 10/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là nhận định được các chuyên gia y tế đưa ra ngày 11/1, viện dẫn sự hạn chế trong việc tiếp cận vaccine đối với các nước nghèo, sự hoài nghi của công chúng và khả năng biến đổi của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.
"Chúng ta sẽ không thể nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường" là nhận định của ông Dale Fisher, Chủ tịch Mạng lưới phản ứng và cảnh báo về sự bùng phát toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ông thừa nhận sự cần thiết phải hình thành miễn dịch cộng đồng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới, song điều này sẽ không xảy ra trong năm 2021. Theo ông, một số quốc gia có thể đạt được miễn dịch cộng đồng song điều này cũng sẽ không tạo ra "sự bình thường", đặc biệt trong bối cảnh các nước đang áp đặt các kiểm soát biên giới.
Miễn dịch cộng đồng hình thành khi tỷ lệ lớn người trong cộng đồng đã trở nên miễn dịch với một bệnh, từ đó họ trở thành "lá chắn sống" bảo vệ những người chưa bị nhiễm và có thể ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh đó lây lan. Nhà dịch tễ học Pandu Riono thuộc Đại học Indonesia cho rằng sẽ rất nguy hiểm khi một số chính phủ phụ thuộc quá mức vào các loại vaccine phòng COVID-19 bởi điều này đồng nghĩa miễn dịch cộng đồng không thể đạt được trong ngắn hạn. Chủ quan cho rằng vaccine là giải pháp tốt nhất để kiểm soát đại dịch COVID-19, các nước có thể không còn tập trung vào công tác giám sát như xét nghiệm, truyền thông, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chống dịch, vốn đóng vai trò quan trọng bởi bản thân vaccine cũng cần thời gian để có thể tiếp cận với những đối tượng cần được tiêm chủng và phát huy hiệu quả phòng bệnh.
Thế giới đã ghi nhận hơn 90 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 1,9 triệu người tử vong do dịch bệnh nguy hiểm này kể từ khi virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được ghi nhận tại Trung Quốc vào tháng 12/2019. Một số quốc gia như Mỹ, Singapore, Anh và một số nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU)... đã bắt đầu triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, trong đó có vaccine của hai hãng dược Pfizer (Mỹ)-BioNTech (Đức) và vaccine của Đại học Oxford/AstraZeneca (Anh). Indonesia và Ấn Độ đã lên kế hoạch bắt đầu tiêm chủng đại trà vào cuối tuần này. Các nước giàu có hơn đang đứng đầu danh sách đặt hàng vaccine, khiến WHO cảnh báo các nước thu nhập thấp và trung bình sẽ bị hạn chế trong việc tiếp cận và mua vaccine phòng COVID-19. Việc một bộ phận người dân thiếu niềm tin vào vaccine cũng ảnh hưởng đến chương trình tiêm chủng, trong khi khả năng virus SARS-CoV-2 tiếp tục biến đổi đang là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Mỹ có thể ghi nhận nhiều người chết nhất vì COVID-19 trong tháng 1 Mỹ đã ghi nhận 2,2 triệu ca mắc COVID-19 chỉ trong 10 ngày đầu năm. Với tỉ lệ này, giới chuyên gia nhận định tháng 1 có thể là tháng nhiều người chết nhất kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này. Tháng 1 có tể là tháng chết chóc nhất trong đại dịch COVID-19 tại Mỹ kể từ khi đại...