Tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày 29/10
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 29/10 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 44.916.755 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.181.217 ca tử vong.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Washington, D.C., Mỹ, ngày 16/10/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Mỹ đang là quốc gia có số nhiễm và tử vong cao nhất thế giới với 9.125.714 ca nhiễm và 233.172 ca tử vong. Xếp sau Mỹ là Ấn Độ với 8.041.051 ca nhiễm và 120.583 ca tử vong, Brazil với 5.469.755 ca nhiễm và 158.468 ca tử vong do COVID-19.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết các quốc gia trên toàn cầu đã báo cáo hơn 2 triệu ca nhiễm mới COVID-19 được xác nhận trong tuần qua – thời gian ngắn nhất từ trước đến nay, cho thấy sự gia tăng theo cấp số nhân kể từ khi đại dịch bắt đầu. WHO nhấn mạnh: “Mặc dù số ca tử vong đang dần tăng lên, nhưng tỷ lệ tử vong của các ca nhiễm vẫn tương đối thấp so với giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19 vào mùa Xuân”.
Tại Mỹ, dịch bệnh chưa có dấu hiệu lắng dịu với số ca mắc mới liên tục tăng, gây áp lực lớn cho hệ thống y tế tại nhiều bang. Một số bang cũng ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 nhập viện tăng kỷ lục gồm Arkansas, Indiana, Iowa, Kentucky, Minnesota, Nebraska, New Mexico, Ohio, South Dakota, West Virginia, Wisconsin và Wyoming. Thống kê cho thấy số ca mắc COVID-19 mới tại Mỹ đã tăng 25% trong tuần trước, lên gần 500.000 người trong khi tỷ lệ xét nghiệm tăng 6%.
Video đang HOT
Tại châu Âu, số ca tử vong và mắc bệnh liên tục tăng mạnh trong những ngày qua đã khiến nhiều chính phủ tại “Lục địa Già” buộc phải áp đặt trở lại các biện pháp cách ly chống dịch, trong khi nhiều nước cân nhắc các quyết định tương tự. Sau khi Pháp tuyên bố tái phong tỏa toàn quốc và Đức nhất trí tái áp đặt các biện pháp phong tỏa có giới hạn nhằm kiểm soát dịch bệnh, Chính phủ Anh cũng đang chịu nhiều áp lực phải áp đặt các biện pháp tương tự do số ca mắc COVID-19 tại vùng England đã tăng gấp đôi chỉ trong 9 ngày qua.
Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, ngày 28/10, đã có thêm 5 vùng, trong đó có thủ đô Madrid, thông báo phong tỏa nội bộ trước dịp “Ngày lễ Các thánh” diễn ra vào ngày 1/11 hằng năm để ngăn chặn tốc độ lây nhiễm của dịch COVID-19.
Trong ngày 29/10, Nga, Ba Lan và Thụy Điển đều ghi nhận số ca nhiễm cao nhất theo ngày. Tình hình dịch bệnh tại Bỉ cũng đang nguy cấp, khi số bệnh nhân nặng phải nhập viện đã gần đạt đỉnh của vài tháng trước (5.554 ca), trong đó số bệnh nhân nguy kịch đã lên tới 911 ca. Các bệnh viện đang đứng trước nguy bị thiếu giường bệnh cho các bệnh nhân nặng phải hồi sức cấp cứu. Theo Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC), Bỉ hiện là quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm virus SARS-Cov-2 cao nhất châu Âu, với 1.390,9 ca trên 100.000 dân trong vòng 14 ngày qua. Với dân số trên 11,5 triệu người, Vương quốc Bỉ là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID-19 tính trên đầu người cao nhất thế giới. Từ đầu đại dịch tới nay, Bỉ đã có tổng cộng 347.289 ca mắc COVID-19, trong đó có 11.038 ca tử vong.
Trong khi nhiều nước châu Âu đang phải siết chặt các biện pháp phòng dịch thì Phần Lan lại quyết định dỡ bỏ hạn chế giờ mở cửa cho các nhà hàng. Biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm đang giảm dần.
Tại châu Á, một nhóm chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (MHLW) Nhật Bản đã lên tiếng cảnh báo số ca mắc mới COVID-19 tại Nhật Bản đã bắt đầu tăng nhẹ kể từ đầu tháng 10. Chỉ riêng ngày 28/10 Nhật Bản ghi nhận thêm 731 ca nhiễm mới trên cả nước, trong đó 171 ca ở thủ đô Tokyo, và 5 người tử vong vì COVID-19. Đây là ngày thứ 9 liên tiếp số ca nhiễm mới tại Tokyo ở mức trên 100.
Tại Trung Đông, truyền thông Saudi Arabia đưa tin nước này đã quyết định nối lại lễ hành hương Umrah tại Mecca cho các tín đồ Hồi giáo của nước khác từ ngày 1/11 tới
Trong khi đó, Quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương chiều 28/10 đã thông báo các ca mắc COVID-19 đầu tiên. Thông báo từ Chính phủ đảo quốc Marshall nêu rõ 2 nhân viên làm việc cho một đơn vị đồn trú của binh lính Mỹ ở đảo san hô Kwajalein có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, sau khi đến quần đảo này trên một chuyến bay quân sự từ Hawaii.
Người Nga mở đường để ông Putin tiếp tục làm Tổng thống đến năm 84 tuổi
Sau khi kiểm xong 95% số lượng phiếu bầu, ủy ban bầu cử Nga tuyên bố có 78% cử tri Nga ủng hộ sửa đổi hiến pháp và 21,1% phản đối.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo RT, hàng triệu người Nga đã đi bỏ phiếu hôm 1.7, ngày cuối cùng bỏ phiếu kể từ 25.6 để quyết định xem có sửa đổi hiến pháp hay không.
Ước tính có khoảng 65% người dân Nga đủ điều kiện trên toàn quốc đi bỏ phiếu. Các sửa đổi hiến pháp sẽ có hiệu lực nếu hơn một nửa số cử tri ủng hộ. Không có quy định về số cử tri đi bầu tối thiểu.
Cuộc bỏ phiếu sửa đổi hiến pháp ở Nga ban đầu được lên kế hoạch diễn ra vào ngày 22.4, nhưng bị hoãn hơn 2 tháng vì dịch Covid-19.
Kết quả sơ bộ trên mở đường để Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục nắm quyền thêm hai nhiệm kỳ nữa, đến năm 2036, vì các sửa đổi hiến pháp đã làm thay đổi quy định hiện hành. Tổng thống Nga sẽ chính thức bước sang tuổi 68 vào tháng 10 tới. Nếu tiếp tục nắm quyền đến năm 2036, ông Putin khi đó sẽ 84 tuổi.
Các sửa đổi nêu rõ tổng thống Nga không được sở hữu quốc tịch nước ngoài hay sống ở Nga ít hơn 25 năm. Quy định này cũng áp dụng ở các vị trí cấp cao trong chính phủ Nga.
Một số sửa đổi dành riêng cho các vấn đề xã hội, bao gồm đảm bảo mức lương tối thiểu phải lớn hơn chi phí sinh hoạt, tính toán lại lương hưu cho phù hợp với lạm phát, định nghĩa hôn nhân và nhiều quy định khác.
Các điểm bỏ phiếu ghi nhận có 839 sai phạm nhưng không nghiêm trọng và không làm ảnh hưởng đến lá phiếu, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nga Aleksandr Gorovoy nói.
Lầu Năm Góc bác tin Nga treo thưởng cho Taliban Quân đội Mỹ cho biết Nga tham gia thúc đẩy đàm phán giữa Mỹ và Taliban nhằm tăng ảnh hưởng, không treo thưởng cho phiến quân sát hại lính Mỹ. "Nga vẫn ủng hộ các nỗ lực hòa giải Mỹ - Taliban với hy vọng điều đó sẽ ngăn sự hiện diện quân sự dài hạn của Mỹ tại Afghanistan. Moskva cũng có...