Tính hình đại dịch COVID-19 tính đến sáng ngày 3-5
New York phản đối mở cửa kinh tế sớm. Đức cam kết thúc đẩy nỗ lực bào chế vaccine COVID-19 toàn cầu. Anh chuẩn bị cho phép mở cửa lại trường tiểu học
Tính đến 6 giờ sáng ngày 3-5 (giờ Việt Nam), trang thống kê Worldometer dẫn nguồn cơ quan y tế các nước ghi nhận trên toàn cầu có 244.580 người tử vong vì đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra (tên chính thức là đại dịch COVID-19), trong tổng số 3.479.493 ca nhiễm.
Như vậy, so với ngày 2-5, số ca tử vong tăng 4.660 người, số ca nhiễm tăng 61.550 người. Hiện đại dịch đã lan ra 212 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thế giới đã có 1.108.020 bệnh nhân được xuất viện sau khi điều trị và cho kết quả âm tính, tăng 18.782 người so với ngày 2-5.
Một bệnh nhân tử vong vì COVID-19 ở New York, Mỹ (Ảnh chụp ngày 23-4). Ảnh: CNN
New York phản đối mở cửa kinh tế sớm
Trang thống kê Worldometer đến sáng ngày 3-5 (giờ Việt Nam) cho biết Mỹ tiếp tục là vùng dịch lớn nhất thế giới với 28.374 ca nhiễm COVID-19 và 1.637 ca tử vong mới được ghi nhận trong 24 giờ qua. Tổng số bệnh nhân và người thiệt mạng hiện nay lần lượt là 1.159.404 và 67.390 trường hợp.
New York vẫn là bang bị đại dịch ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với 3.991 bệnh nhân COVID-19 mới ghi nhận trong 24 giờ qua, nâng tổng số người nhiễm lên 319.213 trường hợp. Số ca tử vong cũng tăng 299 người, lên 24.368 trường hợp.
Trong cuộc họp báo ngày 2-5 (giờ địa phương), Thống đốc New York – ông Andrew Cuomo khẳng định phản đối bất kỳ động thái mở cửa sớm nào nếu không có sự phòng bị kỹ càng cho tình huống dịch tái bùng phát, theo hãng tin Reuters.
“Chúng ta nên tận dụng thông tin để đưa ra quyết định, chứ không phải cảm xúc hay thiên hướng chính trị. Thông tin đó cũng không phải những thứ người ta nghĩ hoặc cảm thấy mà là thực tế ngay trước mắt”, ông Cuomo tuyên bố.
Hiện hai bang Texas và Georgia là hai khu vực đang dẫn đầu Mỹ về việc cho phép một số doanh nghiệp hoạt động lại trong thời gian tới. Số liệu chính thức công bố hôm 30-4 cho thấy 30 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp kể từ ngày 21-3.
Đức cam kết thúc đẩy nỗ lực bào chế vaccine COVID-19 toàn cầu
Tính đến sáng 3-5 (giờ Việt Nam), Đức ghi nhận 890 ca nhiễm COVID-19 mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm ở đây lên 164.967 người. Số ca tử vong cũng tăng 76 người, lên 6.812 trường hợp, theo Worldometer.
Phát biểu hôm 2-5 (giờ địa phương), Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định bà đang cùng một số lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) khác kêu gọi gây quỹ với số tiền khoảng 8,3 tỉ USD nhằm hỗ công tác nghiên cứu, bào chế vaccine COVID-19 quốc tế, theo hãng tin Bloomberg.
Bà Merkel còn tuyên bố vaccine mà EU đang lên kế hoạch nghiên cứu và triển khai hiện nay sẽ có mặt trên toàn thế giới. Đức cũng dự định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về vấn đề này.
Vào ngày 4-5 tới, Thủ tướng Angela Merkel sẽ tham dự một hội nghị các nước tài trợ cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 theo lời mời của Ủy ban châu Âu (EC).
Anh chuẩn bị cho phép mở cửa lại trường tiểu học
Theo trang thống kê Worldometer sáng 3-5 (giờ Việt Nam), số ca tử vong vì COVID-19 tại Anh hiện đã lên đến 28.131 trường hợp, tăng 621 người trong 24 giờ qua. Tổng số ca nhiễm hiện nay là 182.260 người, tăng 4.806 trường hợp. Anh nay là nước có số ca tử vong cao thứ ba thế giới sau Ý và Mỹ.
Trong khi đó, hãng tin Reuters cùng ngày cho chính phủ Anh sẽ có thể cho phép các trường tiểu học mở cửa lại từ ngày 1-6. Kế hoạch đang được Thủ tướng Boris Johnson và giới lãnh đạo London thảo luận.
Đến ngày 10-5, chính phủ Anh dự kiến sẽ công bố kế hoạch chung về việc nới lỏng các biện pháp phong toả bước đầu. Trong đó, các công trình xây dựng sẽ được cho phép hoạt động lại và các quy tắc về sinh hoạt công cộng sẽ được ban hành. Người dân được khuyến khích đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Boris Johnson và vợ chưa cưới Carrie Symonds đã quyết định đặt tên con trai mới ra đời là Wilfred Lawrie Nicholas – ghép tên của ba bác sĩ đã điều trị COVID-19 cho cho nhà lãnh đạo này để cảm ơn họ.
Thống đốc Cuomo rơi lệ sau khi New York được tặng 1 chiếc khẩu trang
Bang New York là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì Covid-19 trên toàn nước Mỹ, và tất cả các sự giúp đỡ đều được trân trọng, dù chỉ là một chiếc khẩu trang đơn lẻ.
Theo AP, một nông dân đã về hưu ở bang Kansas gửi chiếc khẩu trang N95 qua đường bưu điện tới Thống đốc New York Andrew Cuomo. Người này hy vọng rằng chiếc khẩu trang sẽ được sử dụng bởi một bác sĩ hoặc y tá ở tuyến đầu.
Sau khi nhận được sự giúp đỡ - tuy nhỏ bé về vật chất nhưng to lớn về mặt tinh thần - ông Cuomo đã đọc toàn bộ bức thư này trong buổi họp báo hàng ngày về Covid-19 diễn ra ở Albany, New York.
"Tôi là một nông dân đã về hưu ở Kansas và sống với vợ tôi, người chỉ còn một lá phổi và thỉnh thoảng cũng có vấn đề với lá phổi này. Chúng tôi đang trong độ tuổi 70 và thật lòng tôi lo lắng cho bà ấy", ông Dennis Ruhnke - người viết lá thư, cùng vợ là bà Sharon, chia sẻ.
Ông Dennis và bà Sharon có 5 chiếc khẩu trang N95 và quyết định gửi tặng New York 1 chiếc. Ảnh: AP.
Mặc dù vậy, ông Ruhnke cho biết hai vợ chồng có 5 chiếc khẩu trang N95 và muốn tặng 1 chiếc cho New York để giúp bang này trong cuộc chiến chống lại virus corona.
"Đính kèm là một khẩu trang N95 còn lại từ những ngày làm nông của tôi. Nó chưa từng được sử dụng, nếu có thể mong ông hãy đưa nó cho một y tá hoặc bác sĩ ở thành phố của ông", ông Ruhnke gửi lời nhắn tới Thống đốc Cuomo.
Đọc đến đoạn này, ông Cuomo đã rơi nước mắt vì cảm động.
"Tôi muốn nói về ví dụ của tình người. Bạn có 5 chiếc khẩu trang, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ giữ tất cả chúng? Bạn sẽ giấu chúng đi hay giữ chúng cho bản thân mình? Không, bạn gửi đi một chiếc. Bạn gửi một chiếc tới New York cho một bác sĩ hoặc y tá. Thật là hành động đẹp phải không? Thật là vị tha. Thật là tốt bụng!", ông Cuomo nói.
"Đó là thứ tình yêu, sự can đảm, tinh thần hào phóng khiến cho đất nước này trở nên tươi đẹp", thống đốc bang New York nói thêm.
Ông Dennis Ruhnke sau đó cho biết rất bất ngờ vì hành động của mình nhận được nhiều sự chú ý như vậy.
"Tôi chỉ đơn giản là xem tin tức và thấy cứ mỗi ngày con số tử vong lại tăng lên, và họ có vẻ như thiếu hụt rất nhiều khẩu trang N95. Tôi nhớ rằng hình như mình còn một vài khẩu trang ở đâu đó, trở lại nhà kho và tìm kiếm và thấy chúng ở đó", ông Ruhnke chia sẻ.
Người nông dân ở Kansas sau đó lên mạng tìm địa chỉ nhà thống đốc New York rồi gửi thư kèm chiếc khẩu trang qua đường bưu điện.
"Tôi sẽ cảm thấy thật tệ nếu vứt nó đi, nhưng cảm thấy rất vui nếu gửi nó cho ai đó có thể sử dụng chúng. Họ (New York) có vẻ như rất cần những chiếc khẩu trang. Vì vậy tôi nghĩ, đây chỉ là một cử chỉ nhỏ bé, nhưng nếu bạn có đủ những cử chỉ nhỏ bé như thế này, cuối cùng bạn sẽ có một điều gì đó tốt đẹp hơn", ông Ruhnke nói thêm.
Louis Vuitton sản xuất khẩu trang hỗ trợ chống dịch Covid-19
Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về khẩu trang của người dân, Louis Vuitton cũng đã biến các xưởng thời trang của mình tại Pháp thành nơi sản xuất khẩu trang.
Sơn Trần
New York sẽ nâng mức xét nghiệm Covid-19 lên 40.000 người mỗi ngày Phát biểu trong cuộc họp báo hàng ngày về diễn biến tình hình dịch bệnh, Thống đốc Cuomo bày tỏ hy vọng bang New York có thể tiến hành xét nghiệm 40.000 người mỗi ngày. Các đối tượng được ưu tiên bao gồm những người ứng phó đầu tiên, nhân viên y tế và nhân viên làm việc trong các lĩnh vực thiết...