Tình hình Covid-19 tại Quảng Nam chiều 3.8: Lịch trình đi lại của 6 ca nhiễm mới
Trong số 6 bệnh nhân (BN) Covid-19 mới phát hiện ở Quảng Nam, có nhiều BN đi chợ, lo đám tang, đi xe buýt tiếp xúc rất nhiều người.
Quảng Nam lập nhiều chốt chặn phong tỏa nhiều khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao. ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Chiều 3.8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam thông tin cụ thể về kết quả điều tra, giám sát 6 BN Covid-19 trên địa bàn tỉnh, gồm: BN 622, BN 623, BN 624, BN 625, BN 626 và BN 627 (tất cả đều ở Quảng Nam).
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam chiều ngày 3.8: Thêm 21 ca Covid-19 ở Đà Nẵng, Quảng Nam
BN nhiễm Covid-19 số 622 đi xe buýt tiếp xúc rất nhiều người
BN 622 (nữ 39 tuổi, ở TT.Đông Phú, H.Quế Sơn): Ngày 24.7, BN đón xe buýt Quế Sơn – Đà Nẵng để ra Bệnh viện Đà Nẵng, thăm chị T.T.T.V (43 tuổi, ở TT.Đông Phú) tại phòng 612 Khoa Thận Nội Tiết và lại một đêm trong bệnh viện cùng với con của chị V.
Sáng 25.7, BN đón xe buýt Quế Sơn – Đà Nẵng, trên xe đông người. Sáng 26.7, BN đi chợ Đông Phú, ngày 27.7 khai báo y tế và được cách ly tại nhà. Từ ngày 26 – 31.7 BN ở nhà, sáng 31.7, được đưa đến khu cách ly tập trung Thao trường 3, hiện tại sức khỏe bình thường.
Chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 tại TX.Điện Bàn giáp ranh Đà Nẵng để kiểm soát người ra vào tỉnh. ẢNH: MẠNH CƯỜNG
BN 623 (nữ, 83 tuổi, P.Điện Nam Trung, TX.Điện Bàn), BN ở một mình: Sáng 27.7, thấy mệt được cháu chở đến Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức khám (BN 433 điều trị tại đây từ ngày 25.7 – 27.7).
Chiều 27.7, có dấu hiệu mệt, sốt nên người thân thuê xe dịch vụ tại địa phương chở đến khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam (BN 524 điều trị tại đây này từ 25 – 29.7). Ngày 1.8, được Bệnh viện đa khoa Khu vực Quảng Nam lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 2.8 có kết quả dương tính với Covid-19, tối cùng ngày được chuyển ra Bệnh viện T.Ư Huế.
BN 624 (nữ 69 tuổi, ở khối Thịnh Mỹ, P.Cẩm An, TP.Hội An): Ngày 7.7, BN nhập viện điều trị tại phòng 607 khoa Nội – Thận – Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Ngày 25.7, xuất viện và được đưa về nhà bằng xe bệnh viện. Hiện BN không ho, không sốt, ổn định, có bệnh nền đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm dạ dày.
BN 625 (nữ 51 tuổi, ở khối Thịnh Mỹ): Đầu tháng 7, BN được người em dâu (bà L.T.N) đưa ra thăm mẹ chồng tại phòng 607 khoa Nội – Thận – Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng sau đó được em dâu đưa về nhà bằng xe máy.
Ngày 22.7, đi chợ Cửa Đại, chiều cùng ngày đến nhà cô M., nhà anh H. và nhà vợ chồng chú G. Từ 26 – 28.7, ở nhà lo đám tang, ngày 29.7, đi chợ Cẩm Châu (chợ Bà Lê), ngày 30.7 tiếp tục đi chợ Cẩm Châu. Ngày 31.7, BN được đưa đi cách ly tại trường Thủy Lợi. Hiện BN không ho, không sốt, ổn định.
BN 626, 627 bán quán ăn, bán hàng ở chợ
BN 626 (nữ, 38 tuổi, ở TT.Nam Phước, H.Duy Xuyên). Ngày 18.7, vào chăm mẹ chồng là BN 524 tại Bệnh Bình An, đến chiều 19.7, về lại nhà và có tiếp xúc với chồng, 2 con và hàng xóm.
Sáng 20.7, bán hàng ăn sáng ở nhà, có tiếp xúc với nhiều người, trưa cùng ngày đi chợ Cầu Mống (TX.Điện Bàn). Đến chiều cùng ngày, BN đến Bệnh viện đa khoa Bình An để nuôi mẹ chồng là BN 524, tại tầng 5 khoa Nội. Chiều 21.7, về nhà có tiếp xúc với hàng xóm.
Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân khai báo y tế, phòng chống dịch Covid-19 ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Từ sáng 22 – 29.7, bán hàng ăn sáng ở nhà, có tiếp xúc với nhiều người và trưa đi chợ Cầu Mống. Chiều 25.7, có chị H.T.N ở Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng) đếm thăm. Ngày 31.7, được đưa đi cách ly tập trung tại khu cách ly Khách sạn Mỹ Sơn. Tối 2.8, đưa về cách ly tại TTYT H.Duy Xuyên. Hiện BN không ho, không sốt, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
BN 627 (nam, 46 tuổi, ở TT.Nam Phước): Trưa 12.7, BN ra Bệnh viện Đà Nẵng thăm mẹ BN 524 nằm ở Khoa Thận – Tiết niệu tầng 6 (P606), tối cùng ngày (12.7), đi chợ Nam Phước.
Từ sáng 13 – 16.7, bán rau củ tại chợ Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ) rồi sau đó về nhà, tối lại đi chợ Nam Phước. Sáng 17.7, tiếp tục thăm mẹ là BN 524, sau đó có đến chợ Nam Phước để lấy hàng từ của hàng rau củ để bán ngày mai.
Từ ngày 18 – 21.7, thực hiện công việc bán rau thường ngày là bán rau củ tại chợ Hòa Xuân, sau đó tối lại đi chợ Nam Phước. Tối 21.7, cùng hai con đến Bệnh viện Bình An để thăm mẹ là BN524. Từ ngày 22-28.7, làm công việc thường ngày diễn ra. Chiều 30.7, đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TT.Nam Phước.
Chiều 31.7, BN tự cách ly tại nhà, sau đó được đưa đi cách ly tập trung tại khu cách ly Khách sạn Mỹ Sơn. Tối ngày 2.8, được đưa về cách ly tại TTYT H.Duy Xuyên. Hiện BN không ho, không sốt, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam, tính từ ngày 25.7 đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 40 ca nhiễm Covid-19, tại 6 địa phương.
Quảng Nam truy tìm người làm cùng công ty bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 614
Đà Nẵng: Ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước diện rộng
Sở TN-MT Đà Nẵng đang tập trung triển khai kế hoạch ứng phó với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước diện rộng trên địa bàn TP, mùa khô năm 2020 dự báo sẽ căng thẳng hơn cùng kỳ nhiều năm.
Trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường từ đầu mùa cạn 2020 đến nay, nắng nóng diện rộng xảy ra liên tiếp và kéo dài nhiều ngày, nhất là ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, ngày 3/6, Sở TN-MT Đà Nẵng đã công bố kết quả giám sát, tổng hợp số liệu vận hành các hồ chứa thủy điện lưu vực Vu Gia - Thu Bồn (đều nằm trên thượng nguồn, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam) tính đến thời điểm 31/5/2020.
Giám sát thực tế nguồn nước tại hồ thủy điện Đắk Mi 4 (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) cho thấy, tính đến ngày 31/5, dung tích còn lại tại hồ này (so với mực nước chết) là 97,94 triệu m3 (Ảnh do Sở TN-MT Đà Nẵng cung cấp)
Theo đó, mực nước tại hồ A Vương là 361,9m/361,5m, đảm bảo so với mực nước quy định; mực nước tại hồ Sông Bung 4 là 215,18m/213,5m, đảm bảo so với mực nước quy định; mực nước tại hồ Đắk Mi 4 là 251,9m/251,50m, đảm bảo so với mực nước quy định.
Dung tích còn lại tại hồ A Vương (so với mực nước chết) là 122,37 triệu m3; dung tích còn lại tại hồ Sông Bung 4 (so với mực nước chết) là 125,10 triệu m3; dung tích còn lại tại hồ Đắk Mi 4 (so với mực nước chết) là 97,94 triệu m3.
"Việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước còn lại này tại các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn từ nay đến cuối mùa cạn là hết sức quan trọng để đáp ứng hài hòa nhu cầu phát điện và nhu cầu sử dụng nước tại vùng hạ lưu", bà Đặng Nguyễn Thục Anh, Phó trưởng phòng Khoáng sản và Tài nguyên nước (Sở TN-MT Đà Nẵng) nói.
Qua theo dõi số liệu lưu lượng nước về các hồ A Vương và Sông Bung 4, Sở TN-MT Đà Nẵng nhận thấy nguồn nước về các hồ từ đầu năm đến nay rất thấp. Có thời điểm lưu lượng nước về các hồ thấp kỷ lục (vào ngày 4/5/2020 lưu lượng đến hồ A Vương chỉ 2,63 m3/s và hồ Sông Bung 4 chỉ khoảng 10,2 m3/s).
Trong khi đó, do thiếu hụt lượng mưa nghiêm trọng trong mùa lũ năm 2019 nên mạch nước ngầm trong đất đá, các khe suối đã cạn kiệt, gây thiết hụt nguồn nước ngầm bổ cập vào sông. Vì vậy, nguồn nước tại hồ dự báo sẽ tiếp tục suy giảm, thiếu hụt nghiêm trọng về gần cuối mùa cạn nếu không có mưa trên hồ.
Đáng chú ý, theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ, trong tháng 6/2020, mực nước trung bình tháng trên sông Vu Gia ở mức cao hơn tháng qua, sông Cẩm Lệ ở mức thấp hơn. So với trung bình nhiều năm cùng kỳ, mực nước trung bình trên sông Vu Gia ở mức thấp hơn, sông Cẩm Lệ ở mức cao hơn.
Đặc biệt, xâm nhập mặn trên các sông TP Đà Nẵng ở mức cao hơn trung bình cùng kỳ nhiều năm. Độ mặn lớn nhất trên các sông ớ mức lớn hơn tháng 5 2020 từ 2 - 4. Tháng 6/2020, vùng hạ lưu các sông thuộc TP Đà Nẵng chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi chế độ nhật triều vào các ngày 08 - 15 và 20 - 25. Các ngày còn lại chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều. Triều cường mạnh nhất có khả năng xuất hiện vào các ngày 06 - 07 và 23 - 24.
Cùng với đó, theo Tổng cục Khí tượng thủy văn, thời gian tới lượng dòng chảy trên các sông phổ biến ở mức thiếu hụt từ 20 - 60%, một số sông thiếu hụt trên 70%, một số sông có khả năng xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc, hạn hán có thể còn kéo dài đến hết tháng 8/2020, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước trên diện rộng, ảnh hưởng sản xuất và sinh hoạt của nhân dân tại khu vực duyên hải miền Trung.
Sở TN-MT Đà Nẵng cho hay cơ quan này đang cùng các Sở NN-PTNT, Xây dựng, Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng, chủ các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn tập trung thực hiện Kế hoạch về dự trữ nước để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn TP mùa khô năm 2020.
Mục tiêu của kế hoạch này là chủ động nắm bắt tình hình thời tiết, triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước và tác động của biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt, nông nghiệp và các mục đích khác trên địa bàn Đà Nẵng; đặc biệt là đảm bảo nguồn nước phục vụ cung cấp nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.
Bên cạnh thực hiện kế hoạch nêu trên, hiện nay các cơ quan chuyên môn của Sở TN-MT Đà Nẵng đang theo dõi sát diễn biến thời tiết, cập nhật thường xuyên các bản tin dự báo, nhận định về tình hình khí tượng thủy văn, đặc biệt là tình hình mưa, dòng chảy hạn hán, xâm nhập mặn để kịp thời tham mưu kế hoạch điều tiết nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho hạ du.
Quảng Nam: Vì sao vay tiền ngân hàng xây nhà 2 tầng dân lại yên tâm về lãi suất? Thời gian qua, Ngân hàng CSXH TP.Hội An (Quảng Nam) đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức hội đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai hiệu quả chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Thông qua chương trình cho vay nhà ở xã hội, Ngân hàng CSXH đã giúp...