Tình hình Covid-19 hôm nay 19.11: F0 gia tăng nhưng TP.HCM chỉ còn 2.000 liều Molnupiravir
Thông tin đáng chú ý về tình hình Covid-19 hôm nay: F0 gia tăng, Sở Y tế TP.HCM đề nghị Bộ Y tế cấp thêm 100.000 liều Molnupiravir; đồng thời, kiến nghị cách ly tập trung F0 từ 14 ngày xuống 7 ngày.
Tin tức tình hình Covid-19 hôm nay: Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Đồng Tháp tăng tốc bao phủ vắc xin Covid-19. Sáng 19.11, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và đoàn công tác của Chính phủ đến làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Chính phủ ưu tiên nguồn vắc xin Covid-19 cho các tỉnh khu vực ĐBSCL. Do đó, yêu cầu các địa phương và Đồng Tháp phải triển khai tiêm trong thời gian nhanh nhất có thể để tạo miễn dịch cho cộng đồng”.
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng yêu cầu Đồng Tháp tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế thực hiện chương trình thí điểm điều trị sử dụng thuốc Molnupiravir kháng vi rút có kiểm soát cho các ca mắc Covid-19 nhẹ, không triệu chứng nhằm hạn chế ca bệnh chuyển biến nặng và tử vong. Cần phân tuyến điều trị F0 phù hợp với tình hình để giảm áp lực điều trị cho các tuyến trên…
TP.HCM đang còn 2.000 liều Molnupiravir, sẽ cấp phát hết trong 2 ngày nữa. ẢNH ĐỘC LẬP
F0 gia tăng, Sở Y tế TP.HCM đề nghị Bộ Y tế cấp thêm 100.000 liều Molnupiravir. Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản gửi thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) về việc hỗ trợ thuốc Molnupiravir kháng vi rút dùng trong chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát F0 tại các cơ sở y tế thuộc TP.HCM.
Số F0 có xu hướng tăng sau khi TP.HCM triển khai áp dụng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Ước tính có khoảng 55.000 bệnh nhân F0 đang cách ly tại nhà và cơ sở cách ly và nhu cầu sử dụng Molnupiravir cũng tăng tương ứng. Sở Y tế TP.HCM đang còn 2.000 liều Molnupiravir, sẽ cấp phát hết trong 2 ngày nữa. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu điều trị cho F0, Sở Y tế TP.HCM đề nghị Bộ Y tế xem xét cấp bổ sung 100.000 liều Molnupiravir.
Video đang HOT
Sở Y tế TP.HCM kiến nghị cách ly tập trung F0 từ 14 ngày xuống 7 ngày. Ngày 19.11, Sở Y tế TP.HCM cho biết vừa có kiến nghị gửi Bộ Y tế về việc rút ngắn thời gian cách ly tập trung từ 14 ngày xuống còn 7 ngày.
Theo Sở Y tế TP.HCM, để gia tăng hiệu quả trong công tác chăm sóc, điều trị F0, duy trì mục tiêu hạn chế các trường hợp bệnh nặng và tử vong do Covid-19, trên cơ sở đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện và TP.Thủ Đức, để giảm tải cho các khu cách tập trung, Sở Y tế TP.HCM đề nghị Bộ Y tế cho phép TP.HCM thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung từ 14 ngày xuống còn 7 ngày đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và có kết quả xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 7.
Tỷ lệ F1 chuyển thành F0 ở Hà Nội lên tới 13%. Sáng 19.11, tại buổi tiếp xúc cử tri Q.Đống Đa, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, tính từ ngày 10.10, Hà Nội đã ghi nhận khoảng 3.000 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó trung bình 70 ca/ngày, mấy ngày gần đây lên tới trung bình 76 ca/ngày. Trong thời gian này Hà Nội có 920 ca dương tính SARS-CoV-2 ở cộng đồng, chiếm từ 20 – 30% tổng số ca mắc. Điểm phong tỏa hiện nay cũng đang tăng lên, nhưng ở diện hẹp.
Đáng chú ý, qua theo dõi số liệu cho thấy, từ khi thiết lập trạng thái thích ứng linh hoạt, tỷ lệ F1 trở thành F0 tăng lên, chiếm khoảng 13%, trong khi giai đoạn trước chỉ là 7 – 8%. Điều này đặt vấn đề về ý thức phòng, chống dịch của người dân vẫn phải là yếu tố hàng đầu.
Gia Lai phát hiện ổ dịch Covid-19 ở H.Đăk Đoa. Theo ông Phạm Minh Trung, Chủ tịch UBND H.Đăk Đoa, ngày 18.11, một người dân tại xã Hà Bầu tới Bệnh viện 15 thuộc Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) để test nhanh Covid-19 và cho kết quả dương tính. Ngay trong đêm, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 H.Đăk Đoa khẩn trương truy vết, test nhanh, tiếp tục phát hiện thêm 124 trường hợp dương tính. Trong số này, tới 10 giờ sáng 19.11, đã có 58 người cho kết quả RT-PCR dương tính.
Hiện địa phương này xác định ổ dịch cộng đồng là xã Hà Bầu, có 5/8 thôn, làng có bệnh nhân Covid-19. Tại đây, có nhiều địa điểm dịch tễ phức tạp và đang tạm thời bị phong tỏa như Trường tiểu học Hà Bầu, Nhà văn hóa cộng đồng xã Hà Bầu; quán cà phê, tiệm cắt tóc ở ngã tư tiếp giáp giữa xã Hà Bầu và xã Nam Yang, H.Đăk Đoa.
Sau H.Hướng Hóa, đến lượt Đakrông (Quảng Trị) bùng phát dịch Covid-19. Sáng 19.11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa ghi nhận thêm 30 trường hợp xét nghiệm RT-PCR dương tính Covid-19. Trong đó có tới 29 trường hợp dương tính đều được phát hiện thông qua giám sát cộng đồng ở TT.KrôngKlang và xã Mò Ó (H.Đakrông).
Trước khi dịch bùng phát ở Đakrông, tỉnh Quảng Trị có ổ dịch Covid-19 khởi phát tại H.Hướng Hóa từ đầu tháng 11, hiện đã có hơn 100 ca nhiễm, chủ yếu ở thị trấn vùng biên Lao Bảo.
Bạc Liêu ghi nhận 425 ca mắc Covid-19 mới, có 221 ca cộng đồng. Sáng 19.11, Bạc Liêu ghi nhận 425 ca dương tính Covid-19. Trong đó, có 221 ca cộng đồng, 120 ca trong các khu vực phong tỏa, 78 ca trong các khu cách ly tập trung và 6 ca là người dân tự phát về từ vùng dịch.
Trong 221 ca mắc trong cộng đồng, TP.Bạc Liêu có 61 ca; H.Hồng Dân 50 ca; H.Hòa Bình 47 ca; H.Vĩnh Lợi 18 ca; TX.Giá Rai 17 ca; 11 ca qua sàng lọc tại Bệnh viện Quân Dân y tỉnh; 9 ca qua sàng lọc tại Trung tâm y tế H.Hòa Bình; 6 ca qua sàng lọc tại Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu…
Số ca mắc Covid-19 ở Vĩnh Long vượt mốc 6.000. Sáng 19.11, tin từ Sở Y tế Vĩnh Long cho biết, tỉnh vừa ghi nhận thêm 227 ca dương tính Covid-19. Trong đó, có 194 ca được phát hiện qua khám sàng lọc trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế; 33 trường hợp F1 chuyển thành F0 đã được cách ly tập trung trước đó tại Trung tâm y tế TP.Vĩnh Long và TX.Bình Minh.
Tính từ ngày 1.1 đến 19.11, Vĩnh Long ghi nhận 6.220 ca mắc Covid-19. Trong ngày 18.11, có 125 trường hợp được điều trị khỏi bệnh, cộng dồn 3.060 trường hợp và đã có 57 trường hợp tử vong.
Liên quan tình hình Covid-19 hôm nay, Đồng Nai tiêm vắc xin Covid-19 đợt 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi. Ngày 19.11, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 đợt 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi. Theo kế hoạch, trong đợt 2, Đồng Nai sử dụng 99.450 liều vắc xin Pfizer để tiêm mũi 1 cho khoảng 34% trẻ từ 12 – 17 tuổi. Tiêu chí tiêm là hạ dần độ tuổi từ cao xuống thấp. Trước đó, từ ngày 7.11, Đồng Nai đã tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 đợt 1 cho hơn 100.000 trẻ từ 15 – 17 tuổi. Lần này, bắt đầu tiêm cho những trẻ ở độ tuổi thấp hơn. Theo thống kê của Sở Y tế Đồng Nai, toàn tỉnh có gần 300.000 trẻ từ 12 – 17 tuổi. Tính đến hết 18.11, Đồng Nai đã tiêm 115.302 mũi 1 vắc xin Covid-19 cho trẻ, đạt tỷ lệ 39,01%.
Bất cập trong khu cách ly tập trung ở TP.HCM
Đoàn kiểm tra đề nghị cung cấp đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế, bổ sung khẩu trang N95 cho người trực tiếp phục vụ công dân đang được cách ly.
Ngày 5/7, Tổ thực hiện cách ly, xử lý môi trường y tế thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP.HCM đã kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các khu cách ly tập trung.
Đoàn kiểm tra gồm ông Nguyễn Huy Cường, Phó trưởng phòng Quản lý Sức khỏe Môi trường và Hóa chất, Cục Quản lý Môi trường Y tế và ông Nguyễn Đình Trung, Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường. Đoàn kiểm tra này đã đến khu cách ly quận 10 (đang cách ly 148 công dân, 10 F0 được phát hiện tạ đây) và Ký túc xá Đại học Sài Gòn (đang cách ly 210 công dân, 50 F0 được phát hiện tại đây).
Đoàn kiểm tra tại khu cách ly KTX Đại học Sài Gòn, 99 An Dương Vương, Quận 8. Ảnh: HT.
Theo đoàn kiểm tra, khu cách ly đã hoạt động ổn định. Tuy nhiên, nơi này còn một số tồn tại như rác thải ở khu vực tầng của người cách ly bừa bãi, thiếu phòng đệm cho nhân viên y tế, cán bộ phục vụ để mặc, tháo bỏ đồ bảo hộ trước và sau khi ra vào nơi ở của người đang cách ly; chỗ ở của dân quân tự vệ vệ sinh rất kém, lộn xộn; khu vực thải bỏ đồ phòng hộ, chỗ tập kết rác thiếu mái che.
Qua kiểm tra, Tổ thực hiện cách ly, xử lý môi trường y tế đề nghị HCDC tăng cường kiểm tra, giám sát các khu vực cách ly tập trung, đảm bảo đúng các quy định.
Tổ này cũng đề nghị HCDC hướng dẫn các quận, huyện triển khai quản lý và tách gộp của các mẫu dương tính. Những người xét nghiệm trong mẫu gộp không tập trung, thực hiện cách ly cùng nhau; ưu tiên dùng test nhanh để tách trước khi có kết quả xét nghiệm PCR mẫu đơn; rà soát và xây dựng kế hoạch mở mới khu cách ly tập trung để đảm bảo trong trường hợp số người cách ly lớn; thực hiện nghiêm bảo hộ, phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly; thu gom và xử lý rác thải lây nhiễm đúng quy định.
Đoàn còn đề nghị HCDC cung cấp đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế cho khu cách ly, bổ sung khẩu trang N95 cho nhân viên trực tiếp phục vụ người đang được cách ly. Ngoài ra, mỗi người cách ly cần được trang bị một nhiệt kế thủy ngân để tự theo dõi nhiệt độ. Các nội quy, tài liệu truyền thông phòng chống Covid-19 cũng cần được bổ sung.
Đoàn cũng kiến nghị thành lập đoàn kiểm, tra giám sát cấp quận/huyện, chỉ sử dụng 80% công suất phòng cách ly F1 và bố trí đủ 20% số phòng để làm phòng cách ly cho F0 và F1 nguy cơ cao (F1 cùng phòng với F0).
Sở Y tế TP.HCM: Không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để cách ly F1 Đó là chia sẻ của Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng tại cuộc họp thông tin về công tác phòng, chống dịch tại thành phố chiều 28/6. Ngày 27/6, Bộ Y tế đã ra công văn đề nghị TP.HCM thực hiện việc cách ly các F1 tại nhà. Đây là vấn đề được nhiều người dân tại thành phố...