Tình hình các loại dịch bệnh mới nhất tại TP.HCM
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM về tình hình dịch bệnh mới nhất, ca bệnh Covid-19 mắc mới tăng nhẹ so với vài ngày trước, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn ở mức cao.
Phát hiện 137 ca mắc Covid-19 mới
Theo báo cáo ngày 23.9 của Sở Y tế TP.HCM về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố, qua hệ thống giám sát của Trung tâm kiểm soát bệnh tật ( HCDC), TP.HCM phát hiện có 137 ca mắc Covid-19 mới (trong đó đã bổ sung 57 ca mắc mới từ các ngày trước) và 25 ca mắc Covid-19 nhập viện.
Như vậy, hiện TP.HCM có 174 ca mắc Covid-19 đang điều trị tại các bệnh viện. Trong đó có 54 ca cần hỗ trợ hô hấp, 14 ca thở máy xâm lấn, 10 ca là trẻ em dưới 16 tuổi và 2 ca là phụ nữ mang thai. Tổng số ca mắc Covid-19 cách ly tại nhà là 866 ca.
Tại TP.HCM, số ca tử vong do sốt xuất huyết tăng lên 21 ca
NHẬT THỊNH
Tổng số ca mắc Covid-19 đã xuất viện cộng dồn là 346.932 người (35.689 ca trẻ em và 4.324 phụ nữ mang thai).
Kể từ ngày 8.4 đến nay, TP.HCM không có ca tử vong do Covid-19. Tính đến hiện tại, lũy kế cộng dồn, TP.HCM có 20.488 bệnh nhân Covid-19 tử vong.
1.377 ca mắc sốt xuất huyết đang điều trị tại bệnh viện
Video đang HOT
Số ca mắc sốt xuất huyết mới báo cáo ngày 23.9 là 401 ca (trong đó đã bổ sung 45 ca mắc mới từ các ngày trước). Số ca nhập viện điều trị trong ngày là 297 ca (229 ca cư trú tại TP.HCM).
Hiện số ca sốt xuất huyết đang điều trị tại bệnh viện là 1.377 ca (1.043 ca cư trú tại TP.HCM). Trong số 1.377 ca đang điều trị tại bệnh viện, có 805 ca là người lớn (trong đó có 13 ca là phụ nữ mang thai) và 572 ca trẻ em.
Số ca nặng (theo định nghĩa ca nặng của Bộ Y tế) đang điều trị là 127 ca (66 ca sống tại TP.HCM). Số ca đang thở máy xâm lấn là 16 ca (7 ca cư trú tại TP.HCM). Số đang được lọc máu là 5 ca (2 ca cư trú tại TP.HCM).
Tính từ đầu năm đến nay, TP.HCM có 58.677 ca mắc sốt xuất huyết và 23 ca tử vong.
TP.HCM còn 33.941 liều vắc xin Covid-19
Tính đến nay, toàn TP.HCM đã tiêm được hơn 23,3 triệu mũi vắc xin Covid-19. Trong đó, đã tiêm hơn 8,6 triệu mũi 1; hơn 7,7 triệu mũi 2; 689.492 mũi bổ sung; hơn 4,7 triệu mũi nhắc lần 1 và hơn 1,4 triệu mũi nhắc lần 2.
Các trường hợp phản ứng sau tiêm đều được phát hiện sớm, xử trí kịp thời và hiện sức khỏe ổn định. Công tác tổ chức tiêm chủng diễn ra trật tự, an toàn và đảm bảo công tác phòng chống Covid-19.
Hiện TP.HCM còn 33.941 liều vắc xin Covid-19. Trong đó, 22.327 liều Verocell – Sinopharm; 0 liều Moderna (trẻ em); 40 liều Pfizer (trẻ em) và 11.574 liều Pfizer (người lớn).
Các hoạt động phòng, chống dịch đã triển khai
Sở Y tế cho biết, TP.HCM duy trì hệ thống giám sát, quản lý dữ liệu, báo cáo bệnh truyền nhiễm. Triển khai giám sát lưu hành biến chủng của virus SARS-CoV-2. Triển khai giám sát lưu hành kháng thể kháng vi rút SARS-CoV-2, lấy mẫu tại một số bệnh viện.
Tiếp tục triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho người từ 5 tuổi trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế và chỉ đạo của UBND TP.HCM. Triển khai tháng cao điểm tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi trong tháng 8 và tháng 9.2022. Đồng thời giám sát hoạt động tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại một số địa phương.
Tiếp tục thực hiện truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết, bệnh đậu mùa khỉ, tiêm phòng Covid-19 trên các phương tiện thông tin của ngành y tế TP.HCM.
Thực hiện giám sát về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và sốt xuất huyết tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, giám sát kết quả xử lý phản ánh của các quận huyện.
Những người sẽ phải tiêm tới 4 mũi vắc xin Covid-19
Các bệnh nhân ung thư, nhiễm HIV hoặc đang phải sử dụng một số loại thuốc cần tiêm liều vắc xin thứ 4 để tăng cường hệ miễn dịch chống lại Covid-19.
Hầu hết những người suy giảm miễn dịch đã được tiêm chủng đầy đủ ở Mỹ hiện có thể tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 4 theo hướng dẫn mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Theo đó, 6 tháng sau liều thứ 3, nhóm đối tượng trên có thể tiêm liều thứ 4.
Ảnh minh họa: NHE
CDC cho biết liều thứ 4 có thể là bất kỳ loại vắc xin Covid-19 nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho phép. Đó là vắc xin Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson. Đối với Moderna, liều thứ 4 nên giảm một nửa.
Những người bị suy giảm miễn dịch đã nhận vắc xin một liều của Johnson & Johnson nên tiêm liều thứ 2 của loại vắc xin đã được phê duyệt ít nhất 2 tuần sau đó.
Theo CDC, khoảng 3% dân số Mỹ bị ức chế miễn dịch vừa phải hoặc nghiêm trọng và có nguy cơ trở nặng phải nhập viện khi nhiễm Covid-19. Những người này thường tạo ra phản ứng miễn dịch với vắc xin kém hơn những người khác.
Đó là những người sử dụng steroid hoặc thuốc để cấy ghép, có một số vấn đề về sức khỏe như ung thư, HIV sẽ phù hợp với tiêu chí này.
CDC nhấn mạnh những người bị suy giảm miễn dịch từng tiêm Pfizer hoặc Moderna nên tiêm liều thứ 3 ít nhất 28 ngày sau mũi thứ hai. Liều lượng vắc xin không thay đổi so với các mũi trước đó.
Đây là lần đầu tiên CDC đưa ra khuyến nghị tiêm liều thứ 4 cho người dân Mỹ.
Hướng dẫn này không áp dụng cho những người Mỹ có hệ miễn dịch bình thường dù họ có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao. Những người này đủ điều kiện để tiêm mũi thứ 3 vào 6 tháng sau khi họ được tiêm chủng đầy đủ.
FDA đề xuất giải pháp cho phép sử dụng khẩn cấp liều thứ 3 với những người từ 65 tuổi trở lên, các nhân viên y tế và người có nguy cơ nhiễm cao. Cơ quan này đã từ chối đề nghị phê duyệt liều tăng cường Covid-19 cho những người dưới 65 tuổi, có sức khỏe bình thường.
Hiện các chuyên gia nhận định không đủ bằng chứng tất cả mọi người cần mũi tăng cường. Ngoài ra, một trong những mục tiêu quan trọng để phòng chống Covid-19 là tiêm vắc xin cho những người chưa chủng ngừa.
Giáo sư Cody Meissner, Trường Y Đại học Tufts, cho biết ông không nghĩ mũi tăng cường sẽ góp phần đáng kể trong việc kiểm soát đại dịch.
"Thông điệp chính của chúng tôi là phải cung cấp cho mọi người hai liều vắc xin", ông Meissner nói.
Phát hiện loại virus giống SARS-CoV-2 trong cơ thể dơi ở Nga có thể lây sang người Các nhà khoa học vừa phát hiện một loại virus giống SARS-CoV-2 ẩn náu trong cơ thể dơi ở Nga có thể lây sang người. Các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện các thí nghiệm trên loại virus có tên là Khosta-2, và lo ngại rằng nó "chống lại các loại vắc xin Covid-19 hiện có", theo Daily Mail. Họ phát hiện...