Tình hình biển ông diễn biến khó lường
Sáng 21/10, phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Như Ý
Ở trong nước, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, tình hình biển ông thời gian gần đây có những diễn biến khó lường và những tác động không thuận khác… đã ảnh hưởng không nhỏ đến nước ta.
Mặc dù vậy, tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm tiếp tục đạt những kết quả khá toàn diện, tăng trưởng khá cao, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt.
Theo Chủ tịch Quốc hội, chương trình nghị sự của kỳ họp cuối năm này gồm nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019. Quốc hội sẽ nghiên cứu, phân tích, thảo luận kỹ lưỡng nhằm đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp có căn cứ, cơ sở khoa học, phù hợp với tình hình thế giới và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững, tiếp tục chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân; kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.
Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 12 dự án luật, bộ luật, 4 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 9 dự án luật khác. Bên cạnh đó, Quốc hội nghe báo cáo về công tác đối ngoại năm 2019, trong đó có tình hình biển Đông. Quốc hội cũng tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 – 2018…
Video đang HOT
Báo cáo Quốc hội kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, cử tri, nhân dân phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục, nhất là mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TPHCM đang gây nguy hại đến sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, việc xử lý của chính quyền địa phương đối với sự cố môi trường, nhất là đối với các vụ cháy, nổ còn lúng túng. Ông Mẫn kiến nghị có giải pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
Về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, theo ông Mẫn, công tác phòng ngừa, phát hiện vẫn chưa kịp thời. Việc xử lý tham nhũng, lãng phí ở một số nơi chuyển biến chưa mạnh, nhất là ở địa phương, cơ sở. Tình trạng nhũng nhiễu, “tham nhũng vặt” chưa được ngăn chặn có hiệu quả; còn để xảy ra tình trạng người vi phạm trốn ra nước ngoài trước khi áp dụng biện pháp ngăn chặn. Vì thế, cử tri và nhân dân đề nghị Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao và các cơ quan hữu quan chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng.
LUÂN DŨNG – VĂN KIÊN
Theo TPO
Hơn 508 tỷ đồng ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" và chương trình an sinh xã hội
Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp rà soát việc tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp "Cả nước chung tay vì người nghèo" năm 2019 diễn ra vào ngày 15/10 tại Hà Nội.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam, tính đến hết ngày 14/10/2019 đã có 100 đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, bộ, ngành đăng ký ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" và chương trình an sinh xã hội với số tiền hơn 508 tỷ đồng, trong đó đăng ký về Quỹ Trung ương là 37,666 tỷ đồng; đăng ký thực hiện an sinh xã hội 471,22 tỷ đồng.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đánh giá cao công tác chuẩn bị và kịch bản chương trình truyền hình trực tiếp "Cả nước Chung tay vì người nghèo".
Cụ thể có 46 doanh nghiệp, doanh nhân đăng ký ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" và chương trình an sinh xã hội với số tiền là 374,677 tỷ đồng; có 16 đơn vị Khối các ngân hàng, tổ chức tín dụng đăng ký ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" và chương trình an sinh xã hội với số tiền là 21,229 tỷ đồng; Đã có 23 đơn vị Khối các cơ quan, bộ, ban, ngành Trung ương đăng ký ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" và chương trình an sinh xã hội với số tiền là 102,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó có 15 tổ chức, cá nhân đăng ký ủng hộ 10,378 tỷ đồng cho Quỹ "Vì người nghèo" và chương trình an sinh xã hội.
Về kết quả ủng hộ người nghèo qua tin nhắn, theo tổng hợp của Bộ Thông tin và Truyền thông, sau gần 2 tháng triển khai, đến ngày 15/10/2019 cổng nhân đạo quốc gia (đầu số 1408) đã có trên 123.000 lượt tin nhắn với số tiền ủng hộ gần 4,8 tỷ đồng.
Đối với việc xây dựng kế hoạch hỗ trợ xây dựng 1.000 căn nhà đại đoàn kết, Ban Phong trào đã tham mưu giúp Ban Thường trực Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam trao đổi, thống nhất với Bộ lao động - Thương binh và Xã hội về Dự thảo Kế hoạch hỗ trợ xây dựng 1.000 nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo thuộc địa bàn khó khăn theo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản thống nhất với dự thảo kế hoạch và đề nghị bổ sung 3 tỉnh, nâng số tỉnh được hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết là 15 tỉnh.
Chương trình Chung tay vì người nghèo đến với người dân.
Tại cuộc làm việc Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, chương trình truyền hình trực tiếp "Cả nước Chung tay vì người nghèo" năm 2019 chính là sự tiếp nối đầy nhân văn của chương trình "Nối vòng tay lớn", hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bỏ lại phía sau" do Thủ tướng Chính phủ phát động và triển khai tháng cao điểm "Vì người nghèo" (17/10 - 18/11).
Đánh giá cao công tác chuẩn bị và kịch bản chương trình truyền hình trực tiếp "Cả nước Chung tay vì người nghèo" năm 2019, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị, việc xây dựng kịch bản chương trình phải đảm bảo tính khoa học, hiện đại, từ đó lan tỏa sâu rộng ý nghĩa và thông điệp của chương trình đến đông đảo người dân, để ai cũng sẵn sàng chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Người dân nghèo được hỗ trợ để vươn lên trong cuộc sống.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn lưu ý, chỉ còn 2 ngày nữa sẽ diễn ra sự kiện, thời gian rất gấp rút nên các thành viên Ban tổ chức cần tích cực, khẩn trương vào cuôc để tạo nên thành công của chương trình. Cùng với đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước thời điểm diễn ra chương trình để huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức phi Chính phủ, các Tập đoàn kinh tế, cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm... đăng ký ủng hộ giúp đỡ người nghèo và thực hiện hiệu quả các chương trình an sinh xã hội.
Đặc biệt, Ủy ban MTTQ Việt Nam 63 tỉnh, thành phố phải vào cuộc quyết liệt nhằm hưởng ứng mạnh mẽ chương trình "Cả nước Chung tay vì người nghèo" năm 2019, từ đó lan tỏa ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chương trình đến các tầng lớp nhân dân, các nhà hảo tâm trong xã hội.
Theo kế hoạch, Chương trình truyền hình trực tiếp "Cả nước Chung tay vì người nghèo" năm 2019 sẽ diễn ra vào tối ngày 17/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình - Hà Nội). Chương trình được truyền hình trực tiếp vào lúc 20h00 trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, phát thanh trực tiếp trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và tiếp sóng trên các kênh, đài truyền hình trong cả nước.
CHÂU ANH
Theo Dansinh
Hạn chế tổng hợp những kiến nghị của cử tri đã được các bộ, ngành giải đáp Cuối giờ sáng ngày 21/10, Quốc hội nghe Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân và Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV. Ông Trần Thanh Mẫn báo cáo trước Quốc hội. 3.526 ý kiến, kiến nghị gửi về Mặt...