Tình hình biển Đông sáng 8/9: TQ xây căn cứ quân sự trái phép ở Trường Sa
Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây dựng trái phép ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để biến nơi đây thành căn cứ quân sự.
Tình hình biển Đông sáng 8/9: TQ xây căn cứ quân sự trái phép ở Trường Sa
Việc xây dựng căn cứ quân sự phi pháp trên đảo Gạc Ma, dài 5.000 m và rộng 400 m, không những giúp Trung Quốc củng cố các tuyên bố chủ quyền vô lý của nước này trên biển Đông mà còn giám sát các hoạt động hải quân của Mỹ trong khu vực, Want China Times dẫn lại thông tin từ tạp chí Kanwa Defense Review.
Kanwa Defense Review cho biết Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể đặt một trạm radar trên Gạc Ma và biến nơi đây thành một căn cứ quân sự.
Theo Kanwa Defense Review, Trung Quốc cũng đang xây dựng một đường băng dài 2.000 m trên Gạc Ma.
Chính quyền Philippines hồi tháng 5/2014 cũng lên tiếng tố cáo Trung Quốc xây dựng đường băng trái phép ở Gạc Ma, cho biết Bắc Kinh đã chuyển đất cát và vật liệu xây dựng đến Gạc Ma, theo AFP.
Video đang HOT
Với đường băng dài 2.000 m, Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến của PLA như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa.
Điều này cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên không ở biển Đông và toàn bộ khu vực vịnh Malacca.
Đây sẽ là một mối đe dọa cho Việt Nam cùng những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trong khu vực, theoKanwa Defense Review.
Kể từ tháng 2/2014, Trung Quốc tăng cường các hoạt động xây dựng trái phép, đưa vật liệu đến Trường Sa.
Theo Xahoi
Trung Quốc dùng du lịch Hoàng Sa để thực hiện ý đồ bành trướng
Giới phân tích cho rằng Trung Quốc đang dùng mọi phương tiện, từ tàu đánh cá, tàu ngư chính, kiểm ngư, rồi giàn khoan và du lịch bằng tàu tới quần đảo Hoàng Sa, nhằm hiện thực hóa tham vọng bành trướng ở Biển Đông.
Nhóm đảo Lưỡi liềm ở Hoàng Sa.
Tân Hoa xã vào tuần này đưa tin, cơ quan quản lý tàu du lịch Coconut Princess, tàu du lịch duy nhất mà nước này dùng để đưa du khách trái phép tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thông báo bắt đầu khởi hành tuyến du lịch mới, rút ngắn được thời gian đến Hoàng Sa từ 20 giờ xuống còn 12 giờ. Coconut Princess đã thay đổi địa điểm xuất phát từ Hải Khẩu, thủ phủ Hải Nam tới cảng Tam Á, nằm ở bờ nam của Hải Nam.
Cũng theo Tân Hoa xã, kể từ khi bắt đầu thực hiện các chuyến du lịch trái phép tới Hoàng Sa vào tháng 4/2013, Công ty TNHH cổ phần vận tải biển Hải Hiệp, công ty quản lý Coconut Princess, đã đưa hơn 3.000 du khách tới tham quan quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Coconut Princess thực hiện một chuyến trong vòng một tháng hoặc hai tháng, mỗi lần đưa khoảng 200 hành khách. Riêng vào tháng 9 này Coconut Princess thực hiện 3 chuyến, mà chuyến đầu tiên thực hiện vào ngày 2/9 vừa qua. Theo kế hoạch của Hải Hiệp, mỗi chuyến kéo dài 4 ngày 3 đêm và du khách được đưa tới tham quan các đảo trong Nhóm Lưỡi Liềm của Hoàng Sa, gồm bãi Xà Cừ, đảo Ba Ba và đảo Ốc Hoa.
Mặc dù báo chí Trung Quốc chỉ tập trung vào khía cạnh du lịch của Coconut Princess, nhưng theo phân tích của tờ Diplomat, tạp chí có trụ sở ở Tokyo chuyên viết về khu vực châu Á Thái Bình Dương, hiển nhiên hoạt động này còn mang tính chính trị.
"Bằng cách đưa các tàu du lịch thường xuyên tới Hoàng Sa, Trung Quốc đã củng cố tuyên bố kiểm soát tuyệt đối khu vực. Các tàu du lịch cung cấp nơi ăn ở của du khách, cho phép Trung Quốc đưa được một lượng lớn người tới mà không cần phải xây dựng hạ tầng cơ sở như yêu cầu ở trên mặt đất", tờ Diplomat nhận định.
Ngày 4/9 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc khai thác du lịch ở Hoàng Sa và khẳng định hoạt đông vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Ông Lê Hải Bình cũng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động sai trái này.
Cũng theo tờ báo này, ngoài ra, sự hiện diện của các tàu du lịch cho thấy cách mới của Trung Quốc trong việc "dùng các tàu phi quân sự để tuần tra các vùng biển tranh chấp".
Bắc Kinh thường dùng tàu của Lực lượng hải cảnh hoặc thậm chí là tàu cá dân sự bình thường để củng cố cho tuyên bố chủ quyền phi lý của mình trên Biển Đông.
"Và giờ đây, một tàu du lịch, với toàn bộ là thường dân, không mang vũ khí, chắc chắn sẽ ít trở thành mục tiêu bị các nước tuyên bố chủ quyền khác ngăn chặn", tờ báo nhận định.
Ngoài ra, còn có một dấu hiệu khác cũng cho thấy ý đồ chính trị của Trung Quốc khi cho triển khai các tàu du lịch. Theo tờ International Herald Tribune, ban đầu hành khách đi trên tàu Coconut Princess được yêu cầu là công dân Trung Quốc đại lục. Người mang hộ chiếu nước ngoài, và thậm chí người Trung Quốc ở Hồng Kông, Ma Cao, đều bị từ chối mà không rõ lý do. Hơn nữa, trong chuyến đi đầu tiên, khoảng 200 hành khách là quan chức chính phủ chứ không phải là khách du lịch thực sự.
Trung Anh
Theo Dantri/ Diplomat
Nhà báo Nhật: "Tôi đã sốc khi thấy tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam" Sau chuyến đi thực tế ở vùng biển Hoàng Sa trở về, Trưởng Cơ quan thường trú Kyodo News khu vực châu Á đóng tại Thái Lan Toshihiro Yatagai đã đánh giá rằng các hành động của Trung Quốc mà ông được tận mắt chứng kiến là hoàn toàn không thích hợp và đáng bị lên án. Trưởng Cơ quan thường trú Kyodo...