Tình hình biển Đông sáng 15/9: Trung Quốc đang thách thức cả thế giới
Việc Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây dựng trên quy mô lớn tại bãi đá Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam đang gặp sự phản đối mạnh mẽ của dư luận quốc tế.
Tình hình biển Đông sáng 15/9: Trung Quốc đang thách thức cả thế giới
Nằm ở điểm cuối phía Nam thuộc cụm Sinh Tồn, bãi đá Gạc Ma là một rạn đá ngầm màu nâu được bao quanh bởi vành đai san hô trắng, đa phần ngập chìm dưới nước, chỉ có vài hòn đá nổi lên. Năm 1988, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma của Việt Nam và kiểm soát từ đó đến nay.
Chưa dừng ở đó, thời gian gần đây, từ một bãi đá ngầm, Trung Quốc đã biến Gạc Ma thành một công trường xây dựng khổng lồ. Với sự hỗ trợ của những con tàu khổng lồ, hàng triệu tấn đá và cát đã được nạo vét lên từ đáy biển rồi bơm vào khu vực đá ngầm này, biến nó thành một hòn đảo nổi.
Toan tính gì đằng sau việc làm này? Bằng việc xây dựng quy mô lớn, Trung Quốc đang tìm cách biến các bãi đá ở Trường Sa thành các đảo, tiến tới cho rằng các bãi đá này là nơi có người sinh sống và có đời sống kinh tế. Từ đó, Trung Quốc có thể đưa ra tuyên bố đường cơ sở theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS), chứng minh “đường lưỡi bò” là phù hợp với UNCLOS.
Còn từ góc độ quân sự, các nhà phân tích lo ngại Trung Quốc có thể xây dựng trái phép đường băng trên bãi Gạc Ma. Đây sẽ là bước đầu tiên trong việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, tương tự như việc Trung Quốc từng đơn phương thông báo thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông, bao trùm chuỗi đảo tranh chấp với Nhật Bản mang tên Senkaku/Điếu Ngư, rồi yêu cầu tất cả các máy bay nước ngoài đi qua đây phải báo cáo trước với Trung Quốc.
Hành động đơn phương trên của Trung Quốc nhằm làm thay đổi hiện trạng ở khu vực Trường Sa đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Tuy đã ký DOC nhưng Trung Quốc đã sẵn sàng bỏ qua quy định trong DOC nêu rõ không bên nào được phép thay đổi hiện trạng, làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định trong khu vực.
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông vốn đã phức tạp, việc cải tạo ở Gạc Ma của Trung Quốc còn khiến tình hình bất ổn hơn nên mục tiêu giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình giữa các nước thêm phần khó khăn. Người ta lo ngại rằng nếu không được cảnh báo và phản đối mạnh mẽ, những việc làm của Trung Quốc ở Gạc Ma có thể sẽ tái hiện ở những nơi khác tại Biển Đông, gây nên những cuộc khủng hoảng quy mô lớn, đe dọa an ninh và quốc phòng của các nước trong khu vực.
Chính vì thế, dư luận thế giới đang phản đối mạnh mẽ việc làm của Trung Quốc. Trả lời báo chí về hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc tại bãi Gạc Ma, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Việt Nam khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường Sa, mọi hành động đơn phương nhằm làm thay đổi hiện trạng khu vực này đều là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Video đang HOT
Philippines cũng đã phản đối việc làm của Trung Quốc và cho rằng đó là hành động khiêu khích. Trả lời phỏng vấn đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) tại Ảrập Xêút về việc Trung Quốc đổ đất cát mở rộng xây dựng trái phép ở một số đảo tại Trường Sa của Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ J. Kerry hy vọng các bên tranh chấp sẽ không tự ý đơn phương giải quyết vấn đề mà nên thông qua các tiến trình pháp lý, trọng tài để giải quyết tranh chấp một cách hoà bình.
Theo Xahoi
Mục kích đảo phi pháp do TQ "phù phép" ở Biển Đông
Phóng viên BBC tận mắt chứng kiến hoạt động xây đảo phi pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.
Hồi tháng trước, một tờ báo của Đài Loan công bố những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã tích cực đào đắp và biến 6 bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa thành đảo trong vòng 6 tháng qua.
Theo tờ China Times, từ tháng Hai đến nay, Trung Quốc đã liên tục điều động các phương tiện tới những bãi đá ngầm xung quanh quần đảo Trường Sa để tập kết vật liệu, hút cát nhằm biến các bãi đá này thành đảo, phục vụ cho kế hoạch thay đổi hiện trạng trên Biển Đông của họ khiến dư luận quốc tế vô cùng lo ngại.
Để giúp độc giả có cái nhìn xác thực hơn về hoạt động "phù phép" biến bãi đá ngầm thành đảo này của Trung Quốc, phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của BBC đã đích thân đi tàu tiếp cận vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa bất chấp thời tiết phức tạp trên Biển Đông.
Phóng viên Rupert Wingfield-Hayes (áo trắng) chụp ảnh cùng các binh sĩ Philippines
Phóng viên Wingfield-Hayes lên một chiếc tàu cá xuất phát từ Palawan, Philippines và trải qua hành trình suốt 40 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển cả giữa những cơn sóng lớn của Biển Đông như muốn nuốt chửng con tàu.
Bỗng nhiên Wingfield-Hayes phát hiện ra giữa những con sóng nhấp nhô có một thứ gì đó đang nhô lên phía chân trời trông giống như một giàn khoan khổng lồ khiến anh không khỏi băn khoăn.
Khi con tàu đến gần hơn, anh mới phát hiện ra rằng dưới chân giàn cần cẩu khổng lồ đó là một bãi cát mờ ảo trông rất giống với đất liền, mặc dù trên thiết bị định vị vệ tinh GPS mà anh mang theo không hề có một hòn đảo nào ở vị trí này.
Tuy nhiên anh đã không nhìn nhầm, ở xa xa cách con tàu vài km là một hòn đảo đang hiện ra rõ ràng, mặc dù trên bản đồ ở đây chỉ là những rặng đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Khi hỏi các ngư dân thông thuộc địa hình, anh mới biết rằng đây là bãi đá Ga Ven thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện do Trung Quốc kiểm soát trái phép.
Một tiền đồn do Trung Quốc xây dựng trên bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa
Thời tiết biển động và mưa giông khiến con tàu đánh cá không thể tiếp cận gần hơn với bãi đá đang được "phù phép" thành đảo này, tuy nhiên điều mà phóng viên Wingfield-Hayes và các thủy thủ trên con tàu đánh cá đều chắc chắn là hòn đảo này mới chỉ xuất hiện được vài tuần, vì họ chưa bao giờ nhìn thấy nó trước đây.
Con tàu chuyển hướng xuống phía nam và đi tiếp 4 giờ đồng hồ nữa để tiếp cận một bãi đá khác mang tên bãi Gạc Ma cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây chỉ là một bãi đá nửa chìm nửa nổi và không được coi là đảo trên bản đồ.
Năm 2006, Trung Quốc mới chỉ xây một nhà bê tông trên bãi Gạc Ma
Thế nhưng trước mắt phóng viên Wingfield-Hayes lúc này là một bãi biển được hình thành từ một bức tường chắn sóng làm bằng bê tông vững chắc, phía trên là hàng triệu tấn đá và cát được hút lên từ dưới đáy biển để đổ lên bãi đá này, biến nó thành một hòn đảo nhỏ. Phía trên hòn đảo mới hình thành là nhiều xe trộn bê tông, cần cẩu, ống thép lớn và ánh lửa đèn hàn xì sáng lóa.
Phía trên một khối nhà đúc bằng bê tông, một người lính Trung Quốc đang chăm chú theo dõi chiếc tàu cá treo cờ Philippines bằng ống nhòm. Khi con tàu tìm cách tiếp cận gần hơn, một chùm pháo sáng vọt lên bầu trời, đó chính là tín hiệu cảnh báo của Trung Quốc.
Tàu Trung Quốc đang hút cát để biến bãi Gạc Ma thành một hòn đảo lớn
Sự xuất hiện một cách đột ngột của những hòn đảo mới này được coi là một bước đi rất mới trong chiến lược dài hơi nhằm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Mới đầu năm, sự hiện diện của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa chỉ là một vài tiền đồn cùng một số khối nhà bằng bê tông xây dựng trên các rặng đá san hô.
Thế nhưng giờ đây, chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, họ đã kịp xây dựng những hòn đảo mới trên 5 rặng đá ngầm khác nhau. Phóng viên Wingfield-Hayes là nhà báo phương Tây đầu tiên tận mắt chứng kiến "công xưởng xây đảo" này của Trung Quốc và quay camera lại làm bằng chứng.
Toàn cảnh hoạt động xây đảo của Trung Quốc tại bãi Gạc Ma
Theo quan sát của Wingfield-Hayes, trên bãi đá Gạc Ma, Trung Quốc có vẻ như đang chuẩn bị xây dựng một căn cứ không quân với một đường băng bê tông đủ dài cho chiến đấu cơ cất và hạ cánh.
Bản thiết kế của căn cứ không quân và đường băng này cũng đã được tiết lộ trên trang web của Tập đoàn Đóng tàu Quốc gia Trung Quốc cách đây không lâu.
Các thiết bị hạng nặng được Trung Quốc tập kết trên bãi Gạc Ma để xây đảo trái phép
Các chuyên gia phân tích cho rằng việc Trung Quốc "đảo hóa" các bãi đá ngầm này ở quy mô lớn đến như vậy là nhờ vào nguồn lực về kinh tế và trang thiết bị vật chất khổng lồ vượt xa các quốc gia láng giềng của Bắc Kinh, và việc xây dựng các cơ sở hạ tầng này sẽ tạo bàn đạp cho Trung Quốc vươn xa hơn xuống phía nam, làm thay đổi đáng kể hiện trạng trên Biển Đông và gây bất ổn trong khu vực.
Theo Khampha
Trung Quốc ra sức cải tạo phi pháp, biến 6 bãi đá ở Trường Sa thành đảo Chiến dịch của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông có diễn biến mới khi các bức ảnh vệ tinh cho thấy 6 bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa bị biến thành các đảo nhỏ thông qua việc khai hoang phi pháp của Bắc Kinh trong 6 tháng qua. Ảnh vệ tinh cho thấy công tác khai...