Tình hình Biển Đông: Quốc tế nói gì về giàn khoan Nam Hải 9?
Hành động Trung Quốc kéo giàn khoan thứ hai có tên Nam Hải 9 vào Biển Đông lại trở thành tâm điểm của truyền thông thế giới.
Trước đó, ngày 18/6, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo, nước này đã đưa giàn khoan thứ hai mang tên Nam Hải 9 vào Biển Đông để thăm dò và khai thác dầu khí.
Tin tức từ Infonet cho biết, hành động này của trung quốc đã trở thành tâm điểm của truyền thông quốc tế. Hầu hết các tờ báo lớn trên thế giới đều đưa tin và bình luận về vụ việc này, chẳng hạn như hãng tin Reuters, tờ ABC News (Mỹ), Japan Times (Nhật Bản), Channel News Asia (Singapore)…
Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam từ ngày 2/5
Giàn khoan thứ 2 đặt cửa vịnh Bắc Bộ: Thủ thuật thủ đoạn của TQ!
“Tọa độ được cho là vị trí cuối cùng mà giàn khoan Nam Hải 9 được quyền hạ đặt là trên hoặc gần đường cách đều giữa bờ biển Việt Nam và đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc cố tình hạ đặt giàn khoan trong cả vùng biển tranh chấp lẫn không tranh chấp để nhấn mạnh quan điểm của họ, rằng tất cả các giàn khoan (mà quốc gia này hạ đặt) “đều hoạt động bình thường, bà Holly Morrow, một thành viên dự án Địa chính trị và Năng lượng tại Trung tâm Belfer về các vấn đề khoa học và quốc tế thuộc Đại học Harvard, cho biết”, tờ New York Times bình luận.
“Giàn khoan này sẽ không khiêu khích Việt Nam như giàn khoan Hải Dương 981. Tuy nhiên, thời gian tuyên bố đưa giàn khoan thứ hai này gây ra sự tò mò lớn cho dư luận khi nó trùng với thời điểm Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trìđang có mặt ở Hà Nội để thảo luận với quan chức Việt Nam một số vấn đề nhằm giảm bớt căng thẳng song phương”, tạp chí The Diplomatnhận định.
Trước đó, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 2/5 cũng khiến hãng tin lớn trên thế giới như CNN, Reuters,, FoxNews, BBC rầm rộ đưa tin và đánh giá nó sẽ khiến tình hình trên Biển Đông tiếp tục leo thang căng thẳng. Các báo cho rằng, Trung Quốc cần giải quyết vấn đề thông qua đối thoại, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo Báo Hải Quan, đề cập tình hình căng thẳng trên Biển Đông, tờ “Người đưa tin Buổi sáng Sydney” của Australia cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston đã chia sẻ mối quan ngại của người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel về việc Trung Quốc có những hành động gây bất ổn ở Biển Đông. Ông David đưa ra lập trường trên sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2014 cáo buộc Trung Quốc có hành động “đơn phương, gây mất ổn định”, đặc biệt với việc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
“Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông đã khiến chính quyền Bắc Kinh ở thế đối đầu với các nước nhỏ hơn, gồm Việt Nam và Philippines”, hãng tin AP viết.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, tính đến ngày 20/6, Trung Quốc đã đưa thêm 4 giàn khoan vào Biển Đông.
Giàn khoan Nam Hải 9
Theo thông tin trên báo Người Lao Động, ngày 20-6, trang web của Cục Hải sự Trung Quốc cho thấy, giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 sẽ được triển khai ở vùng biển giữa miền nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa (Pratas) do Đài Loan kiểm soát. Giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời ông Zhuang Goutu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trường Đại Học Hạ Môn (Trung Quốc), gọi việc Trung Quốc triển khai nhiều giàn khoan tới biển Đông là “hành động chiến lược”. “Thêm nhiều giàn khoan chắc chắn sẽ gây căng thẳng dữ dội cho Việt Nam và Philippines” – ông này tuyên bố đầy khiêu khích.
Theo Đời sống Pháp luật
Điều thêm giàn khoan vào Biển Đông, Trung Quốc đang mưu tính điều gì?
Ông Chu Công Phùng - nguyên Bí thư ĐSQ Việt Nam tại TQ nói: "Diễn biến những ngày qua cho thấy cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của chúng ta còn diễn ra lâu dài và càng có cơ sở khẳng định không thể mơ hồ, ảo vọng vào tình hữu nghị viển vông".
Ông Chu Công Phùng - nguyên Bí thư Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc (1987-1991), nguyên đại sứ Việt Nam tại Myanmar cho rằng, việc Trung Quốc đưa thêm giàn khoan vào Biển Đông là bước đi mới cực kỳ nghiêm trọng, Việt Nam cần phải sẵn sàng chuẩn bị các phương án để đối phó.
Không thể mơ hồ, ảo vọng vào tình hữu nghị viển vông
Mới đây, theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc, nước này lại tiếp tục đưa thêm 4 giàn khoan vào khu vực Biển Đông nhằm đẩy mạnh hoạt động thăm dò dầu khí. Trong đó, giàn khoan Nam Hải 09 xuất phát từ đảo Hải Nam và di chuyển tới cửa vịnh Bắc Bộ. Đây là khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc chưa phân định. Ông nhìn nhận thế nào về những bước đi mới này của Trung Quốc?
Kể từ đầu tháng 5 đến giờ Trung Quốc liên tục thực hiện những hành động gây hấn, leo thang căng thẳng ở Biển Đông, đặc biệt là hành động đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sự ngang nhiên, bất chấp luật pháp của Trung Quốc bị cả thế giới lên án, nhưng đáp lại Trung Quốc không những không rút giàn khoan mà ngày càng có những hành động ngang ngược hơn như vu cáo ngược lại Việt Nam hay đưa ra những lý lẽ "dối trá" khẳng định vùng đó là chủ quyền của Trung Quốc.
Trong khi giàn khoan Hải Dương 981 chưa rút thì mới đây Trung Quốc lại triển khai thêm giàn khoan mới. Tuy các giàn khoan này còn đang tiến hành các bước thăm dò, lai dắt trên biển Đông nhưng có thể thấy đây là sự tiếp tục hành động xâm lấn, thực hiện tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Hành động này khẳng định, âm mưu ý đồ của Trung Quốc nuốt trọn Biển Đông không thay đổi. Chắc chắn, Trung Quốc sẽ còn tiếp tục duy trì hoạt động của các giàn khoan như cột mốc, đánh dấu chủ quyền của mình trên Biển Đông. Như vậy, mục đích của Trung Quốc đã rõ như ban ngày, là từng bước thực hiện cái gọi là "chủ quyền" của Bắc Kinh trong vùng biên giới "lưỡi bò" chiếm trọn gần hết Biển Đông.
Với tham vọng đó, chúng ta có thể dự báo trước, sớm muộn Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan và tàu chiến lần lượt xâm phạm vùng biển của tất cả các nước láng giềng Đông Bắc Á và Đông Nam Á mà Trung Quốc coi là có "tranh chấp" biển đảo với họ.
Điều đáng nói là những động thái mới của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh ông Dương Khiết Trì - Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc vừa rời Hà Nội?
Nhìn bên ngoài, việc Ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam vào thời điểm này khiến dư luận có thể hiểu đó là dấu hiệu "xuống thang" đầu tiên của Trung Quốc kể từ khi nước này kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam. Cũng có thể hiểu đây là dấu hiệu cả hai bên đang cố gắng giải quyết những căng thẳng bằng biện pháp hòa bình, sóng gió ở Biển Đông có thể sẽ giảm đi.
Tuy nhiên, điều khiến dư luận thất vọng là đại diện Trung Quốc vẫn khẳng định lập trường không thay đổi của họ ở Biển Đông, vẫn yêu cầu "Việt Nam phải chấm dứt việc gây rối và làm lớn chuyện giàn khoan của Trung Quốc", song song với việc họ điều thêm giàn khoan mới vào cửa Vịnh Bắc Bộ, chuẩn bị cho những hành động leo thang mới. Điều này cho thấy, cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta với Trung Quốc còn diễn ra lâu dài, phức tạp và nhiều cam go.
Chúng ta càng có cơ sở khẳng định không thể mơ hồ, ảo vọng vào tình hữu nghị viển vông với người hàng xóm "rộng vai nhưng hẹp bụng".
Tôi cho rằng với độ nước sâu hơn 1.000m thì một giàn khoan trong vùng biển dù của bất cứ nước nào muốn nhanh chóng định vị để khoan thăm dò là rất khó. Hiện tại, phía Trung Quốc đang lai dắt các giàn khoan từ chỗ này đến chỗ kia, về mặt kỹ thuật có thể họ đang muốn tìm vị trí phù hợp để tiến hành khoan dầu. Nhưng mặt khác, theo tôi nghĩ, họ muốn công khai cho toàn thế giới biết, đây là vùng biển chủ quyền của Trung Quốc, Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Có thể nói, Trung Quốc đang sử dụng các giàn khoan như những cột mốc nổi, đánh dấu các vùng mà họ tự cho đấy là chủ quyền của họ.Hiện tại, dàn khoan Hải Dương 981 vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dịch, các giàn khoan khác cũng đang ở giai đoạn lai dắt và chưa dừng lại. Ông dự đoán thế nào về các bước tiếp theo của Trung Quốc?
Với những hành động ngang ngược của họ trên biển Đông, Trung Quốc không chỉ khiêu khích Việt Nam mà họ còn thách thức các nước lớn như Mỹ, Nhật... và muốn khẳng định, "khuếch trương" sức mạnh của họ trong khu vực và trên thế giới.
Trung Quốc sẽ tính toán tinh vi để né tránh phản ứng của dư luận
Theo ông, mưu tính thật sự của Trung Quốc sau việc đưa hàng loạt các giàn khoan vào Biển Đông, là gì?
Theo cá nhân của tôi đánh giá, hành động này nhằm cả hai mục tiêu kinh tế và chính trị. Về kinh tế, Trung Quốc đang tính toán để thực hiện việc thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên trong khu vực này nhất là về dầu khí phục vụ cho cơn khát năng lượng của họ. Về chính trị, nếu như Trung Quốc thực hiện được tham vọng độc chiếm Biển Đông, họ sẽ kiểm soát hoàn toàn tuyến giao thông trên Biển Đông và các dịch vụ khai thác tài nguyên ở Biển Đông. Xa hơn nữa sẽ vươn tới Ấn Độ Dương, thực hiện "giấc mơ Trung Hoa" chi phối và khống chế thế giới. Tất cả các hành động leo thang, căng thẳng mới đây ở Biển Đông đều nằm trong một chuỗi những toan tính, ý đồ, âm mưu tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Và tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ tính toán rất tinh vi và lì lợm để thực hiện bằng được việc đưa các giàn khoan vào vùng biển các nước Đông Nam Á mà Trung Quốc cho rằng thuộc chủ quyền đường biên giới "lưỡi bò" do họ tự đặt ra.
Vậy Việt Nam cần ứng phó như thế nào trước những hành động gây hấn chưa có dấu hiệu dừng lại của phía Trung Quốc, thưa ông?
Theo tôi, Việt Nam chúng ta có 3 việc phải làm: Thứ nhất, tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc trên thực địa bằng cách cử tàu kiểm ngư áp sát giàn khoan, yêu cầu Trung Quốc phải rút ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Họ còn ở trong lãnh thổ chúng ta ngày nào, chúng ta còn phải đấu tranh ngày đó.
Thứ hai, đồng thời với việc đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc, chúng ta phải làm sớm, làm ngay công tác chuẩn bị tài liệu để đưa vụ việc ra tòa án quốc tế. Xưa nay, việc tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới cuối cùng đều phải đưa ra trọng tài để phân xử. Trong đó, Việt Nam cần phải làm rõ hai điểm:
Khởi kiện Trung Quốc về tính phi lý của đường biên giới "lưỡi bò" lấn chiếm hầu hế thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Mặt khác, khởi kiện Trung Quốc về việc chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thứ 3, tôi rất tâm đắc với nội dung trả lời phỏng vấn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Thông tấn xã Việt Nam ngày 20/6 vừa rồi: "chúng ta không chấp nhận việc bất cứ ai, bất cứ nước nào, dù mạnh đến đâu, bắt ta phải nhượng bộ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Tôi cho rằng, chúng ta quyết không mắc mưu Trung Quốc đang tạo cớ để gây xung đột ở Biển Đông. Tuy nhiên chúng ta phải chuẩn bị lực lượng và mọi phương án cần thiết sẵn sàng giáng trả kẻ xâm lược, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
(Còn tiếp)
Hà Trang
Theo Dantri
Cộng đồng thế giới sẽ biết Trung Quốc đánh lừa công luận Các chuyên gia trong và ngoài nước tham dự hội thảo quốc tế về biển Đông ở Đà Nẵng chiều 21.6 đã có chuyến đi thực địa đến Hợp tác xã trục vớt, đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An ở P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà để chứng kiến tàu cá của bà Huỳnh Thị Như Hoa, ĐNa 90152, bị tàu 11209 của Trung...