Tình hình Biển Đông: Mỹ lại tố cáo Trung Quốc gây hấn
Một trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á cho rằng, hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông đã hủy hoại vị thế của nước này trên trường quốc tế.
Thông tin trên báo Người Lao Động cho biết, trong buổi điều trần trước quốc hội Mỹ ngày 25/6, ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương nhận định, việc Trung Quốc gây hấn tại các vùng biển tranh chấp để đòi thực thi yêu sách chủ quyền phi lý không chỉ làm leo thang căng thẳng trong khu vực mà còn hủy hoại vị thế của chính nước này trên trường quốc tế.
Đồng thời, ông Russel cũng chỉ trích hành động gây căng thẳng liên tục gần đây của Bắc Kinh trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo TS, hành động đó của Trung Quốc khiến các nước láng giềng “cảnh giác” và cho rằng tình trạng này là “dễ hiểu”.
“Kiểu hành động đơn phương của Trung Quốc tại những khu vực nhạy cảm và tranh chấp đang làm gia tăng căng thẳng và hủy hoại vị thế quốc tế của Trung Quốc”, AP dẫn lời ông Daniel Russel.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel.
“Với tư cách là một cường quốc đang trỗi dậy, Trung Quốc cần kiềm chế hành vi với tiêu chuẩn cao. Việc cố tình coi nhẹ những biện pháp ngoại giao và biện pháp hoà bình khác trong việc xử lý bất đồng và tranh chấp, thay vào đó cưỡng ép về kinh tế và ngoài thực địa là hành động gây bất ổn và nguy hiểm”, ông nói tiếp.
Russel nhấn mạnh “Trung Quốc nên tự chủ về hành vi để xứng tầm với một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ và không nên bỏ qua con đường ngoại giao, hòa bình để giải quyết xung đột lãnh thổ”.
Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì mới đây, Bắc Kinh lại công bố một bản đồ chính thức mới, biến các vùng biển đảo tranh chấp ở Biển Đông thành lãnh thổ quốc gia. Bản đồ mới cho thấy lục địa Trung Quốc cùng với ranh giới biển tự tuyên bố của Bắc Kinh ở Biển Đông – kéo dài xuống đến bờ biển của Malaysia, Việt Nam và Philippines – trên một bản đồ hoàn chỉnh.
Video đang HOT
“Chủ nghĩa bành trướng đầy tham vọng như thế rõ ràng đang gây ra những căng thẳng ở biển Đông và là hành vi đi ngược với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS)”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose khẳng định.
“Chúng tôi nhấn mạnh rằng, không một nước nào ở Đông Nam Á công nhận “đường chín đoạn” mà Trung Quốc tuyên bố trước đó. Vì thế, việc phát hành tấm bản đồ mới này cũng không thể biến những phần biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền vô lý ở biển Đông trở thành lãnh thổ của họ”, ông nói tiếp.
Thông tin trên báo Tuổi trẻ cho biết, ngày 25/6, Bộ ngoại giao Philippines đã chính thức lên án việc Trung Quốc phát hành bản đồ “đường 10 đoạn” là một tham vọng bành trướng đang gây căng thẳng ở biển Đông.
Tin tức trên báo Vietnamnet, chính phủ Philippines đã nhiều lần phản đối Trung Quốc lập đảo nhân tạo và cải tạo cả đảo khác trong vùng biển. Theo ông, Manila hy vọng sẽ có phán quyết thuận lợi trong vụ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì yêu sách chủ quyền quá mức của Bắc Kinh.
Theo Đời sống Pháp luật
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel kêu gọi 'tránh căng thẳng ở biển Đông'
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel có buổi họp báo tại Hà Nội vào ngày 8.5. Ông Russel kêu gọi các nước kiềm chế, tránh căng thẳng, leo thang ở biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel trong buổi họp báo tại Hà Nội vào ngày 8.5 - Ảnh: Trường Sơn
Ông Russel thăm Hà Nội trong hai ngày 7 và 8.5, cho biết ông gặp gỡ các quan chức cấp cao của Việt Nam và trao đổi về nhiều vấn đề hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam.
Khi được một phóng viên Việt Nam hỏi về vụ Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí HD-981 đến vùng biển Việt Nam, ông Russel tái khẳng định quan điểm của Mỹ như Nhà Trắng đã tuyên bố trước đó.
Theo đó, trong cuộc họp báo ngày 7.5, nữ phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki tái khẳng định quan điểm của Mỹ: Việc Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển nói trên là "gây hấn và vô ích" đối với an ninh trong khu vực, theo Reuters.
"Chúng tôi cực kỳ quan ngại về cách ứng xử và sự đe dọa nguy hiểm của những chiếc tàu. Chúng tôi kêu gọi các bên có cách ứng xử phù hợp và an toàn, kiềm chế và giải quyết vấn đề tuyên bố chủ quyền một cách hòa bình, thông qua con đường ngoại giao và tuân theo luật quốc tế", bà Psaki nói.
Ông Russel cho biết thêm ông đã trao đổi với các lãnh đạo VN việc quan điểm mạnh mẽ của Mỹ. Cụ thể, các vấn đề tranh chấp biển đảo trên biển Đông phải được giải quyết trong hòa bình, thông qua con đường ngoại giao và tuân theo luật pháp quốc tế.
Theo ông Russel, nền kinh tế toàn cầu và khu vực rất quan trọng, nên các nước trong khu vực cần kiềm chế, tránh những hành động đơn phương có thể khiến căng thẳng leo thang dẫn đến xung đột ảnh hưởng đến an ninh và ổn định trong khu vực.
Tại buổi họp báo, PV Thanh Niên Online đã đặt câu hỏi: Liên quan đến vụ giàn khoan của Trung Quốc, Mỹ đã có phát ngôn về vấn đề này, trong đó có nói là vụ việc có liên quan đến vùng biển đang có tranh chấp. Thực tế thì giàn khoan HD-981 của Trung Quốc được đặt sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, được luật pháp quốc tế thừa nhận là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Vậy xin hỏi có phải Trung Quốc đã thành công trong việc khiến cộng đồng quốc tế hiểu lầm là đang có tranh chấp ở khu vực này?
Ông Russel nói các vấn đề tranh chấp biển đảo trên biển Đông phải được giải quyết trong hòa bình, thông qua con đường ngoại giao và tuân theo luật pháp quốc tế - Ảnh: Trường Sơn
* Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel:
Mỹ không ngả về bất kỳ quốc gia nào trong các tranh chấp chủ quyền tại biển Đông.
Tôi nghĩ công bằng mà nói cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều có khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và cả 2 đã có tranh chấp.
Mỹ không thể bình luận gì về tranh chấp này nhưng Washington và cộng đồng quốc tế có quyền lên tiếng kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, cũng như giải quyết vụ việc dựa theo luật pháp quốc tế.
Phóng viên AP: Ngoài việc đưa ra tuyên bố về vụ việc, Mỹ có đang làm gì khác hơn không?
Ông Russel: Chuyến thăm Đông Bắc Á và Đông Nam Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama mới diễn ra cách đây 2 tuần.
Rõ ràng chúng tôi đã khẳng định Mỹ sẽ giữ đúng cam kết mang tính ràng buộc về an ninh, ổn định và phát triển kinh tế đối với khu vực.
Mỹ cũng tham gia các cuộc đối thoại ngoại giao chi tiết, vô tư với tất cả các quốc gia có liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo tại biển Đông cũng như biển Hoa Đông.
Chúng tôi sử dụng những dịp này ở mọi cấp độ để thúc giục các bên dùng các phương tiện ngoại giao mang tính xây dựng và thỏa đáng về mặt pháp lý để giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra, Mỹ đang tích cực tham gia vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thông qua gia nhập vào APEC, qua các vòng đàm phán TPP và qua các khoản đầu tư và giao thương song phương của chúng tôi.
Liên quan đến thông tin tàu Trung Quốc đâm và bắn nước vào tàu Việt Nam trên vùng biển Việt Nam mà Bắc Kinh đặt giàn khoan trái phép, phóng viên hãng tin Đức DPA đặt câu hỏi: "Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực chống lại Việt Nam, liệu Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam?". Ông ngần ngừ cho rằng đối với những câu hỏi có từ "nếu", ông cần phải suy nghĩ kỹ trước khi trả lời, nhưng lại nêu lại những ý mà ông đã nói trước đó.
Theo TNO
Mỹ: TQ không nên tạo ra "Crimea" ở châu Á Các biện trừng phạt kinh tế có thể được áp dụng để ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng vũ lực để theo đuổi những yêu sách về chủ quyền lãnh thổ, một quan chức Mỹ cảnh báo. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Daniel Russel bắt tay với người đồng nhiệm Hàn Quốc Lee Kyung-soo. Trợ...