Tình hình biển đông: Khẩn trương sửa tàu bị Trung Quốc đâm, sẵn sàng ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ
Sáng 20/5, tại quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng, các tàu cảnh sát biển 2013, 2016 và kiểm ngư 628 đang được khẩn trương sửa chữa do bị tàu Trung Quốc tấn công khi làm nhiệm vụ.
Tàu Cảnh sát biển CSB 2013 bị hỏng lan can mạn phải
Trước đó, sáng 18/5 tại vùng biển Hoàng Sa, tàu Cảnh sát biển CSB 2013 trong lúc thực thi nhiệm vụ đẩy đuổi giàn khoan phi pháp của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam thì bị hai tàu hải cảnh Trung Quốc tông thẳng làm hư hại nặng.
Tàu CSB 2013 mở công suất 3 máy chạy với tốc độ 20 hải lý/giờ tránh va chạm nhưng vẫn bị hai con tàu hung hăng của Trung Quốc lao vào đâm gãy lan can ở mạn phải, móp 1 phần con lươn dài khoảng 1,5 mét, gãy một số ống thông gió, thông hơi trên tàu.
Đối với tàu CSB 2016, hôm 14/5, lực lượng trên tàu đã khôn khéo, chủ động dừng và lùi máy kịp thời nên tránh được va chạm, không rơi vào bẫy khiêu khích của Trung Quốc khi nước này cho tàu hải cảnh 46102 hung hăng đâm thẳng vào mạn phải tàu.
Còn lực lượng kiểm ngư viên tàu Kiểm ngư 628 hôm 13/5 cũng đã kiên trì, mưu trí cầm chân tàu hải cảnh của Trung Quốc ngay cả khi bị phun vòi rồng để tàu CSB 4032 tiếp cận phía tây giàn khoan, gọi loa khẳng định chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan cùng các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Tuy nhiên tàu Kiểm ngư 628 cũng đã bị tàu Trung Quốc đâm va nứt thành mạn phải, móp méo lan can mạn phải và ảnh hưởng hệ thống lái phụ.
Do đó, ngay sau khi cập cảng chiều 19/5, các tàu đã được gia cố các lan can, lắp thêm kính cường lực để chống các vòi phun nước của Trung Quốc.
Được biết, công việc sửa chữa các tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư sẽ được tiến hành cả ngày lẫn đêm để kịp cho các tàu trở lại Hoàng Sa làm nhiệm vụ.
Video đang HOT
Thượng úy Hoàng Tuấn Anh, thuyền trưởng tàu CSB 2013 cho biết, mặc dù bị tàu Trung Quốc tấn công nhưng anh em vẫn không nao núng và giữ tinh thần quyết tâm cao, ngay sau khi hoàn thành gia cố sẽ tiếp tục sát cánh cùng đồng đội đẩy đuổi giàn khoan Trung Quốc.
Hàn các vết hư hỏng mạn phải tàu Kiểm ngư KN 628
Tàu Kiểm ngư 628 lắp thêm lớp kính cường lực trên cabin để chống vòi phun nước Trung Quốc
Lực lượng Kiểm ngư trên tàu KN 628 sẵn sàng làm nhiệm vụ
Theo Xahoi
Tình hình biển Đông: Đập tan âm mưu xâm lấn... buộc Trung Quốc rút giàn khoan
Chúng ta phải kiên quyết, bằng sức mạnh toàn dân tộc ta và bạn bè thế giới, tổng hợp các biện pháp buộc Trung Quốc chấm dứt hành vi xâm lấn vùng biển chủ quyền của VN
Tướng Thước: Đập tan âm mưu xâm lấn... buộc TQ rút giàn khoan
Để làm rõ âm mưu của Trung Quốc sau hành vi đưa giàn khoan phi pháp vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cũng như một số giải pháp Việt Nam cần thực hiện để Trung Quốc rútgiàn khoan Hải Dương 981, gạt bỏ âm mưu xâm lấn lãnh hải của Tổ quốc, Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh quân khu IV.
Âm mưu biến Hoàng Sa của Việt Nam... thành "ao nhà" của Trung Quốc
- Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và ngày càng gia tăng các hoạt động gây hấn trên vùng hải phận này. Ngoài việc thăm dò dầu khí, theo Trung tướng, hành động đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam còn có những âm mưu nào khác?
Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam không hẳn như nước này tuyên bố là nhằm "thăm dò khai thác dầu khí", mà còn bộc lộ rõ ý đồ chiếm chỗ vùng biển này để hợp thức hóa, chiếm Nam biển Đông theo đường lưỡi bò. Vì thế tính chất sự việc này hết sức nguy hiểm, uy hiếp trực tiếp đến sự toàn vẹn vùng biển Việt Nam. Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan, ngang nhiên đưa các lực lượng hải quân, hải giám có không quân yểm trợ vào vùng biển chỉ cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 120 hải lý. Liên tục các hoạt đông gây hấn như đâm tàu, phun vòi rồng vào cả tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của ta, gây thiệt hại phương tiện và làm bị thương các kiểm ngư viên của ta. Sự việc trên là rất nghiêm trọng, vượt xa cấp độ của tất cả các cuộc tranh chấp khác.
- Để đập tan âm mưu làm chủ biển Đông của Trung Quốc, nhất là trong thời điểm tình hình căng thẳng như hiện nay, chúng ta cần hành động ra sao?
Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta thì chúng ta phải kiên quyết đấu tranh, dứt khoát phải bảo vệ cho được. Chúng ta phải kiên quyết, kiên trì, bằng sức mạnh của dân tộc ta và bạn bè thế giới, tổng hợp các biện pháp yêu cầu và bắt buộc Trung Quốc phải chấm dứt hành vi xâm lấn này.
Làm thế nào lật mặt xấu xa của Trung Quốc?
"Huy động sức mạnh toàn dân tộc" - chúng ta sẽ có nhiều lợi thế. Chúng ta cần thực hiện như thế nào?
Bảo vệ lãnh hải của ta trước âm mưu bành trướng của Trung Quốc, việc huy động sức mạnh toàn dân tộc để dồn sức cho biển đảo là rất quan trọng trong việc chống lại âm mưu xâm chiếm của Trung Quốc. Lịch sử nước ta đã chứng kiến bao cuộc chiến tranh, chúng ta vượt qua được là nhờ sự đoàn kết toàn dân tộc. Nhân dân ta yêu chuộng hòa bình, là một dân tộc quật cường, đầy tính nhân văn, khi thời bình thì phát huy nội lực phát triển đất nước, khi xuất hiện nguy cơ chiến tranh xâm lược thì kiên quyết đứng lên bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh "thà chết không làm nô lệ", "Chúng ta chiến đấu vì công lý. Chúng ta sẽ tồn tại; chúng ta sẽ chiến thắng". Mỗi khi đất nước đứng trước họa xâm lăng, sự đoàn kết toàn dân sẽ được nâng cao. Truyền thống yêu nước luôn trong mỗi người và nó được khơi dậy mạnh mẽ khi có biến cố.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.
Huy động sức mạnh toàn dân, đầu tư hỗ trợ ngư dân bám biển, có chính sách đồng bộ để ngư dân bám ngư trường, bám biển. Việc làm này không chỉ bởi lợi ích kinh tế, mà còn thể hiện bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Chúng ta không thể để lực lượng quân sự cũng như nhân dân trên đảo hoạt động đơn lẻ. Ngư chính là lực lượng hỗ trợ cho các lược lượng quốc phòng canh giữ biển đảo.
Bên cạnh đó, cả nước phải dồn sức cho những lực lượng trực tiếp canh giữ biển đảo. Luôn đầu tư, chăm sóc chu đáo, phải xây dựng lực lượng với trang thiết bị mạnh, hiện đại, với ý chí quyết tâm bảo vệ đảo, làm hạt nhân để bảo vệ lãnh hải.
- Có một sức mạnh khác - là sức mạnh của bạn bè quốc tế, Trung tướng nhìn nhận sao về vấn đề này?
Điều này rất quan trọng. Chúng ta phải huy động sức mạnh của cả khu vực Đông Nam Á thành một khối thống nhất, cùng với sự ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới, chống lại âm mưu bành trướng với nhiều biện pháp tổng hợp chính trị, ngoại giao pháp lý ở các mức độ khác nhau. Tôi tin chắc rằng với những hoạt động một cách tổng hợp, Trung Quốc chắc chắn không thể gây ra chiến tranh. Bởi sức mạnh không phải là vũ khí mà chính là sức mạnh của toàn dân tộc ta, của các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới.
- Hiện nay, không ít người dân Trung Quốc vẫn hiểu chưa đúng về hành động của Trung Quốc tại biển Đông. Thực tế đã chứng minh qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hai cường quốc này không chỉ thua trên chiến trường của ta mà người dân nước họ cũng cực lực phản đối. Để người dân Trung Quốc hiểu đúng và lên án hành vi xâm lấn của Trung Quốc tại biển Đông, chúng ta nên làm gì thưa Trung Tướng?
Chúng ta cần tập trung tuyên truyền cho nhân dân trên thế giới và nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sai trái của nhà cầm quyền Trung Quốc và chính nghĩa của ta. Vừa qua, chúng ta đã để một số kẻ xấu lợi dụng, để Trung Quốc tuyên truyền không đúng về ta. Chúng ta đã phải giải quyết hậu quả, nên việc tuyên truyền là rất cần thiết vào lúc này.
- Nhiều ý kiến cho rằng, để Trung Quốc chấm dứt mọi hoạt động xâm lấn lãnh hải của Việt Nam, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh về mặt pháp lý, Trung Tướng nghĩ sao về vấn đề này?
Đấu tranh về mặt pháp lý rất quan trọng. Bởi cái yếu nhất hiện nay của Trung Quốc là mặt pháp lý. Pháp luật quốc tế thừa nhận chủ quyền của ta. Đó là thế mạnh của ta. Đây là vấn đề phải đấu tranh lâu dài, nhà nước ta phải có những chính sách khôn khéo.
Xin cảm ơn Trung tướng Nguyễn Quốc Thước về cuộc đối thoại này!
Theo Xahoi
Hình ảnh Cảnh sát biển làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, trong những ngày qua dù phải đối đầu với muôn vàn khó khăn nhưng 100% cán bộ, chiến sỹ của lực lượng luôn xác định tốt nhiệm vụ, ý chí quyết tâm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Các cán bộ, chiến sỹ trên tàu 8003...