Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam
Sáng 21/10, tiếp sau phần khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
Thay mặt Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo tình hình năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2020.
Trong phần trình bày Báo cáo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Từ đầu năm đến nay, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp và có nhiều yếu tố không thuận lợi. Về tình hình biển Đông, Thủ tướng Chính phủ cho biết gần đây diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo trước Quốc hội về tình hình năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020.
Trong điều kiện tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài rất lớn và ngày càng gia tăng, chúng ta kiên định mục tiêu đề ra, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời phân tích, đánh giá, dự báo những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế và từng ngành, lĩnh vực để có những đối sách phù hợp, kịp thời.
Tập trung rà soát, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật gắn với cắt giảm thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí, tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế; khơi thông các nguồn lực; thúc đẩy đầu tư xã hội, khuyến khích mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, chúng ta đã triển khai quyết liệt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị và đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, kịp thời phát hiện và xử lý nhiều sai phạm, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân.
Video đang HOT
“Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước” – Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết chúng ta đã, đang và tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và đấu tranh trên thực địa; đồng thời gìn giữ môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, dự kiến chúng ta sẽ hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2019, là năm thứ 2 liên tiếp đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu đề ra trong khi vẫn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát tốt và các cân đối lớn của nền kinh tế được củng cố, mở rộng.
Đời sống của nhân dân trên mọi miền đất nước đều chuyển biến rõ nét. Thế và lực của ta không ngừng được củng cố; uy tín quốc tế được nâng lên. Sau 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ đồ đất nước ta chưa bao giờ có được như ngày hôm nay – như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã phát biểu, góp phần quan trọng tạo sự phấn khởi, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội và cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước, quốc tế.
Trong phần Báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng nhấn mạnh “Những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng”.
Những kết quả quan trọng, toàn diện đạt được là rất ấn tượng trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tác động, ảnh hưởng lớn của tình hình thế giới, khu vực và thiên tai, dịch bệnh; tiếp tục khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành đất nước và cũng là minh chứng rõ nét của tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó, đổi mới, sáng tạo và ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Các tổ chức quốc tế uy tín và nhiều quốc gia, đối tác đánh giá cao và khẳng định Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng trong khu vực, toàn cầu.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ ra những mặt còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có những yếu tố ngắn hạn và cũng có những vấn đề trung và dài hạn cần tập trung xử lý hiệu quả trong thời gian tới.
Theo đó, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng một số yếu tố chưa thực sự vững chắc. Cổ phần hóa, thoái vốn DNNN còn chậm. Quản lý quy hoạch, đô thị còn bất cập. Phát triển kết cấu hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu…
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường còn những bất cập. Đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai. Tình trạng bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình còn xảy ra ở một số địa phương, sử dụng đất đai, tài nguyên vẫn còn lãng phí…
Cùng với đó, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật còn bất cập; thực thi pháp luật nhiều nơi chưa nghiêm. Tổ chức bộ máy ở một số lĩnh vực chưa thực sự tinh gọn, hiệu quả; hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập còn cồng kềnh, phân tán. Cải cách thủ tục hành chính một số lĩnh vực chưa thực chất; còn tình trạng tham nhũng vặt…
Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn quan liêu, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, chưa làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao. Kỷ luật, kỷ cương nhiều nơi còn buông lỏng, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực thi chính sách, pháp luật còn hạn chế. Xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, trì trệ trong giải quyết công việc sau quá trình thanh tra, kiểm tra gây bức xúc dư luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Đắc Nguyên
Theo CLO
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp đoàn đại biểu nữ doanh nhân
Nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, chiều 15/10, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tiếp Đoàn đại biểu nữ doanh nhân cựu chiến binh và nữ doanh nhân Thủ đô tiêu biểu xuất sắc.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Hiệp hội doanh nhân Cựu Chiến binh Việt Nam thành lập từ năm 2013, đến nay đã có tại 48 tỉnh, thành trên cả nước. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong Hiệp hội 5 năm qua đạt 250.000 tỷ đồng; nộp thuế cho Nhà nước hơn 20.000 tỷ đồng.
Hiệp hội đã giải quyết việc làm cho trên 600.000 lao động chủ yếu là cựu chiến binh và con em cựu chiến binh, trong đó có sự đóng góp hiệu quả của các nữ doanh nhân cựu chiến binh. Nữ doanh nhân không chỉ phát triển kinh doanh, làm giàu cho mình và cho xã hội mà còn tham gia tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Đến nay, Hiệp hội đã đóng góp hàng nghìn tỷ đồng cho công tác từ thiện, trao tặng nhiều nhà tình thương, nhà tình nghĩa cho người nghèo.
Trò chuyện với các đại biểu, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao những thành tích hai hội nữ doanh nhân đã đạt được trong những năm qua. Phó Chủ tịch nước cho rằng, bên cạnh hoạt động kinh doanh thành công, Hội còn đi đầu trong công tác xã hội từ thiện, tri ân đồng đội; mỗi năm đóng góp hơn 100 tỷ đồng giúp đỡ con em gia đình chính sách, con em cựu chiến binh gặp khó khăn trong cuộc sống.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đại biểu. Ảnh: Lâm khánh/TTXVN
Nhấn mạnh sự đóng góp lớn của Doanh nhân Việt Nam trong đó có các nữ doanh nhân, Phó Chủ tịch nước cho biết: Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang dốc sức thi đua để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.
Trên tinh thần đó, Phó Chủ tịch nước đề nghị các nữ doanh nhân nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, thích ứng với những thay đổi mới của xã hội, người tiêu dùng để tìm thị trường, đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong kinh doanh, thuế, bảo vệ môi trường; tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Các nữ doanh nhân cũng cần tích cực nghiên cứu và áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm; tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm các gia đình chính sách, người nghèo, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật.
Phó Chủ tịch nước mong các nữ doanh nhân tiếp tục phát huy tinh thần tự tôn dân tộc, quyết tâm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và đóng góp nhiều hơn cho đất nước.
Theo Hạnh Quỳnh (TTXVN)
Trung ương thảo luận các báo cáo về kinh tế - xã hội Ngày 9/10, bước sang ngày làm việc thứ 3 Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (khóa XII), Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận về các dự thảo báo cáo kinh tế - xã hội. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp. Hình ảnh tại...