Tình hình Biển Đông chiều 15/9: Malaysia mời Mỹ đưa máy bay do thám nam biển Đông
Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert vừa tiết lộ rằng Malaysia đã đề nghị Mỹ đưa phi cơ P-8 Poseidon bay do thám gần đảo Bornéo, phía nam biển Đông.
Tình hình Biển Đông: Malaysia mời Mỹ đưa máy bay do thám nam biển Đông
Tờ The New York Times (NYT) cho hay Đô đốc Greenert tiết lộ thông tin này tại một diễn đàn quân sự ở Washington ngày 8/9, một ngày trước khi Phó chủ tịch quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long có lời cảnh cáo trước Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice về các chuyến bay do thám P-8 Poseidon của Lầu Năm Góc trong lúc bà Rice thăm Bắc Kinh.
Ông Phạm Trường Long đã yêu cầu Washington chấm dứt các chuyến bay do thám bằng máy bay P-8, có khả năng phát hiện được tàu ngầm, gần bờ biển Trung Quốc và trên biển Đông.
Lầu Năm Góc cho hay hồi tháng trước một chiến đấu cơ của Trung Quốc đã bay áp sát máy bay P-8 của Mỹ ở khoảng cách chỉ 10m, gần như đâm vào nhau.
Chiếc P-8 này thuộc thế hệ mới nhất, được trang bị hệ thống điện tử kỹ thuật số, có khả năng bay cao và nhanh hơn, và vừa được đưa đến căn cứ không quân Kedena (Nhật Bản) năm 2013 để tham gia phi đội P-8 cả thảy gồm 6 chiếc.
Hiện tại, Lầu Năm Góc có trên 100 chiếc P-8 mua của hãng Boeing.
Rạn nứt quan hệ Trung Quốc – Malaysia?
Video đang HOT
Bornéo là hòn đảo lớn nhất châu Á và lớn thứ 3 thế giới, gồm toàn bộ lãnh thổ Brunei và một phần lãnh thổ của Indonesia và Malaysia.
Malaysia có 2 bang Sabah và Sarawak nằm ở phía tây của hòn đảo này, giáp với phần phía nam của biển Đông mà “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc “liếm” vào.
Cũng là một trong 4 quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp ở biển Đông với Trung Quốc, nhưng quan hệ giữa Kuala Lumpur và Bắc Kinh khá yên lành, trong đó Trung Quốc là đối tác thương mại, đầu tư lớn nhất của Malaysia.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia Petronas từ nhiều năm qua đã khai thác dầu khí ở vùng biển nằm trong “đường lưỡi bò” nhưng không gặp sự phàn nàn nào của Trung Quốc
Trong năm 2013, Trung Quốc cũng nhiều lần đưa tàu chiến đến giương oai ở Bãi James, cách bờ biển Sabah chỉ 80 km, nhưng Kuala Lumpur cũng không đưa ra động thái phản đối nào.
Vì vậy, việc Kuala Lumpur mời Mỹ đưa máy bay P-8 đến bay do thám ở vùng biển bang Sabah gây chú ý đặc biệt.
Một nhà ngoại giao châu Á đánh giá rằng, mặc dù hai bên có thiện chí với nhau nhưng việc Bắc Kinh cấp tập tăng cường năng lực quân sự khiến Kuala Lumpur cảm thấy bất an nên muốn tìm đến Washington để cân bằng vị trí.
Nhà ngoại giao này cũng cho biết thêm rằng Kuala Lumpur và Washington đã tiến hành thảo luận việc cho phép Mỹ sử dụng một căn cứ không quân trên đảo Sabah.
Còn chuyên gia Ernie Bower, cố vấn cấp cao của Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Washington, cho rằng “Trung Quốc đã gây bất ngờ cho Malaysia bằng việc đưa tàu chiến tới vùng biển Sabah và ngấm ngầm đe dọa ngành thăm dò và khai thác dầu khí của nước này”.
Về phía Trung Quốc, các chuyên gia nhận định các động thái mới nhất của Kuala Lumpur chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh “điên tiết hơn” với các máy bay do thám P-8 của Washington,
Tiến sĩ Wu Xinbo, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Mỹ tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, cho rằng Trung Quốc sẽ diễn giải rằng thỏa thuận giữa Kuala Lumpur và Washington sẽ là một “thách thức trực tiếp đối với lập trường của Bắc Kinh rằng máy bay do thám của Mỹ xâm phạm chủ quyền của mình”.
Trong khi Mỹ quả quyết rằng các máy bay nước ngoài có quyền bay ở vị trí bên ngoài đường lãnh hải 12 hải lý tính từ bờ biển của nước khác thì Trung Quốc khăng khăng rằng máy bay nước ngoài không được phép bay trên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của một nước khác mà không được đồng ý trước.
“Bằng cách đạt được thỏa thuận này với Malaysia, Mỹ đang nói rằng: Nếu các nước láng giềng của anh đồng tình với việc do thám này thì tại sao anh lại phàn nàn?”, tiến sĩ Wu lập luận.
Malaysia không thừa nhận cũng không phủ nhận thông tin Đô đốc Greenert đưa ra.
Theo Xahoi
Tàu Trung Quốc chia thành 2 vòng chặn tàu Việt Nam
Ngày 29/6, Trung Quốc chia các tàu thành 2 vòng: Vòng ngoài gồm 7-11 tàu loại lớn, được bố trí trên các hướng tiếp cận giàn khoan Hải Dương - 981 của tàu Việt Nam; vòng trong gồm các tàu loại nhỏ bố trí cách giàn khoan khoảng 6-8 hải lý.
Đại diện Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, ngày 29/6, vị trí của giàn khoan Hải Dương -981 vẫn không có sự thay đổi.
Trung Quốc duy trì khoảng 116-122 tàu các loại xung quanh khu vực giàn khoan hạ đặt trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, trong đó có 45-47 tàu hải cảnh, 14-16 tàu vận tải, 17-19 tàu kéo, 34 tàu cá vỏ sắt và 6 tàu quân sự.
Tàu Trung Quốc chia 2 vòng để chặn các hướng của tàu chấp pháp Việt Nam
Trong ngày Trung Quốc chia các tàu trên hiện trường giàn khoan thành 2 vòng: Vòng ngoài gồm 7-11 tàu loại lớn, được bố trí trên các hướng tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 của tàu Việt Nam; vòng trong gồm các tàu loại nhỏ bố trí cách giàn khoan khoảng 6-8 hải lý.
Cục Kiểm ngư cho biết, khi các tàu của ta tiếp cận cách giàn khoan 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật thì các tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, tàu vận tải và tàu kéo của Trung Quốc đều tăng tốc độ, tập trung ngăn cản: các tàu vòng ngoài của Trung Quốc bao vây hai bên, còn vòng trong thì áp sát ngăn cản phối hợp với vòng ngoài sẵn sàng ủi vây, đâm va, không cho các tàu của ta cơ động vào gần giàn khoan.
Trong ngày, các tàu Kiểm ngư của ta vẫn thực hiện các đợt tiếp cận cách giàn khoan từ 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu phía Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trước sự ngăn cản của các tàu Trung Quốc, các tàu Kiểm ngư Việt Nam đã vòng tránh đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.
Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cũng cho biết, các tàu cá của ta trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt ở phía Tây-Tây Nam, cách giàn khoan 42-44 hải lý. Tại khu vực tàu cá của ta đánh bắt có khoảng 34 tàu cá vỏ sắt dưới sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh số hiệu 46102 và 46106 của Trung Quốc đã tổ chức ngăn cản không cho các tàu cá của ta tiếp cận vào giàn khoan để khai thác thủy sản.
Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của các tàu Kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn bám sát ngư trường để khai thác thủy sản, bảo đảm an toàn.
Thảo Nguyên
Theo Dantri
Cùng lo ngại tình hình Biển Đông, Việt - Lào kêu gọi tăng cường đoàn kết ASEAN Sáng qua 25-6, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thongloun Sisoulith cùng cắt băng khánh thành Cửa khẩu quốc tế La Lay giữa tỉnh Quảng Trị của Việt Nam và tỉnh Salavan nước bạn Lào - cặp cửa khẩu quốc tế thứ 8 trên toàn tuyến biên giới...