Tỉnh Hà Giang đề xuất nâng cấp Quốc lộ 4 nối Hà Giang – Lào Cai
Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết vừa nhận được công văn của UBND tỉnh Hà Giang đề nghị đầu tư thông tuyến và hoàn thành đồng bộ dự án đầu tư nâng cấp Quốc lộ 4 đoạn nối Hà Giang – Lào Cai.
Theo đó, văn bản số 4335/UBND-KTTH do Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn gửi Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ: Dự án đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 4 đoạn nối Hà Giang – Lào Cai có tổng chiều dài khoảng 220 km đi qua địa bàn các huyện, xã đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Hà Giang và Lào Cai.
Dự án được triển khai từ tháng 3/2008, dự kiến hoàn thành trong năm 2013. Từ khi khởi công, đoạn qua địa bàn tỉnh Lào Cai dài 98km đã được thi công và hoàn thành năm 2015; đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hà Giang dài 122km đến hết năm 2020 mới được đầu tư, hoàn thành được 45km.
“Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ, từ tháng 3/2011 đến nay toàn bộ dự án tạm dừng thực hiện; hiện dự án còn khoảng 77km chưa được đầu tư, đặc biệt đoạn qua đèo Tây Côn Lĩnh dài 21km chưa được đầu tư để thông tuyến”, văn bản số 4335 cho hay.
Video đang HOT
Theo đánh giá của UBND tỉnh Hà Giang, Quốc lộ 4 thuộc hệ thống đường vành đai biên giới (vành đai 1) được quy hoạch là tuyến quốc lộ chính yếu của khu vực phía Bắc (vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050), có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng …
Mặt khác, phía Trung Quốc đã đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông với quy mô rất lớn. Vì vậy với tính liên kết các vùng phát triển kinh tế trong khu vực, Quốc lộ 4 khi được đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác sẽ thúc đẩy việc phát triển kinh tế biên mậu, giao thường hàng hóa khu vực biên giới, góp phần xóa đói, giảm nghèo…
Do đó, UBND tỉnh Hà Giang cho rằng việc đầu tư xây dựng thông tuyến và đồng bộ toàn tuyến Quốc lộ 4 hiện nay là cần thiết và cấp bách. Vì vậy, UBND tỉnh Hà Giang đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, các bộ, ngành liên quan xem xét bố trí vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đầu tư thông tuyến và hoàn thành đồng bộ đoạn Quốc lộ 4 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, đại diện UBND huyện Hoàng Su Phì – địa phương có tuyến Quốc lộ 4 đi qua cho hay, là một trong những huyện khó khăn nhất của Hà Giang và của cả nước, nơi các dự án giao thông chưa được hoàn thiện dẫn đến kinh tế của địa phương rất khó khăn. Mặc dù Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành giai đoạn 1 của Quốc lộ 4 đoạn đoạn Km 339-Km 368 qua địa bàn huyện nhưng chưa phát huy hết ý nghĩa của tuyến đường.
“Vì vậy, chúng tôi đề nghị cần triển khai tiếp giai đoạn 2 của dự án để kết nối đồng bộ từ huyện Hoàng Su Phì lên được cửa khẩu Thanh Thủy qua đèo Tây Côn Lĩnh sang Trung Quốc dài khoảng 24 km. Khi đó mới phát huy được toàn bộ ý nghĩa kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng của dự án”, đại diện UBND huyện Hoàng Su Phì cho hay.
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, trong danh mục các dự án đề xuất nguồn vốn từ gói kích cầu kinh tế thuộc Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 mà Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa ký gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có đề xuất vốn để đầu tư hoàn thiện Quốc lộ 4 (Dự án đầu tư, nâng cấp đường nối Quốc lộ 4C và Quốc lộ 4D đoạn Km296 (tránh thị trấn Cốc Pài) và đoạn Km368-Km388 thuộc địa bàn tỉnh Hà Giang)…
Miền núi phía bắc mưa to
Đêm nay và ngày mai, các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai tiếp tục mưa to với lượng phổ biến 100-150 mm trong 24 giờ.
Chịu tác động của không khí lạnh yếu và vùng hội tụ gió từ Thượng Lào sang, từ đêm qua đến nay các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Cạn và Phú Thọ xuất hiện mưa giông. Lượng mưa từ 19h ngày 3/4 đến 13h hôm nay ở Bắc Quang (Hà Giang) là 63 mm, Minh Đài (Phú Thọ) 58 mm, Bắc Yên (Sơn La) 48 mm. Hà Nội tối nay cũng có mưa rào.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia nhận định, đêm nay và ngày mai vùng hội tụ gió vẫn hoạt động mạnh, các tỉnh Tây Bắc tiếp tục mưa to với lượng trong ngày phổ biến 40-80 mm. Riêng Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang mưa rất to, khoảng 100-150 mm trong 24 giờ. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Dự báo, đợt mưa ở miền núi phía bắc sẽ kéo dài đến hết ngày 5/4. Khoảng ngày 8-9/4, thêm một đợt không khí lạnh yếu tác động, cùng lúc vùng hội tụ gió di chuyển từ biển vào gây mưa giông ở Đông Bắc Bộ (gồm cả Hà Nội) và tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Một số điểm mưa to, giông mạnh.
Trang Accuweather của Mỹ dự báo, ngày mai (5/4) Hà Nội 22-25 độ C và duy trì đến cuối tuần. Điểm cao trên 1.500 m so với mực nước biển như Sa Pa (Lào Cai) ngày mai 13-16 độ, giữa tuần nhiệt độ cao nhất lên 21.
Miền Trung tuần tới xuất hiện mưa giông do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu và vùng hội tụ gió di chuyển từ biển vào. Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An có mưa rào diện rộng. Nhiệt độ Thanh Hóa dao động 22-29, Đà Nẵng 24-30 độ C.
Nam Bộ từ hôm qua xảy ra một đợt mưa rào và giông diện rộng lớn nhất từ đầu năm tới nay. Tại Ba Tri, tỉnh Bến Tre, lượng mưa lên tới 95 mm. Hôm nay, nhiễu động dạng gió đông tiếp tục gây mưa rào và giông ở Tây Nam Bộ.
Cơ quan khí tượng dự báo, những ngày tới Nam Bộ vẫn có khả năng xuất hiện mưa, nền nhiệt 26-35 độ C. Trong khi đó Tây Nguyên khoảng 18-32 độ C.
Trong tháng 4, miền Bắc và Trung Trung Bộ có khoảng 1-2 đợt nắng nóng (nhiệt độ cao nhất ngày từ 35 độ C trở lên), tập trung ở các tỉnh phía tây Bắc Bộ và vùng núi phía tây Bắc Trung Bộ, mỗi đợt 2-4 ngày. Số ngày nắng nóng tháng 4 ít hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ nhưng nhiều hơn so với năm 2020.
Khoảng 10 ngày cuối tháng 4, gió tây nam ở phía nam hoạt động mạnh, Tây Nguyên và Nam Bộ vì thế mưa nhiều hơn.
Nhân Ngày quốc tế xóa nghèo 17/10: Vượt lên những thách thức Xóa đói, giảm nghèo là quyết tâm của Việt Nam suốt chặng đường 76 năm qua, đặc biệt là sau hơn ba thập kỷ đổi mới. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm dần theo từng năm nhưng công cuộc giảm nghèo vẫn trăn trở với nhiều thách thức lớn, nhất là từ những...