Tinh giản biên chế ở Gia Lai: Cách gì để không vấp phải phản ứng?
Tính đến năm 2021, tỉnh Gia Lai sẽ tinh giản biên chế và cơ cấu cán bộ đạt tối thiểu 10%, tương đương với việc cắt giảm khoảng trên 3.500 biên chế. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp không ít vướng mắc, tại một số tổ chức hội việc tinh giản vô tình trở thành “xóa trắng”.
Đến năm 2021, cắt giảm khoảng 3.571 “ghế”
Nhằm hướng đến việc “tinh gọn và hiệu quả” của các cơ quan công quyền, từ năm 2015 tỉnh Gia Lai đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị và Nghị định 108 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, Tỉnh ủy Gia Lai ban hành kế hoạch số 156- KH/TU về “tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngủ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2015-2021″, yêu cầu tinh giản đạt tối thiểu 10% cho đến năm 2021, tương đương khoảng 3.571 “ghế” bị cắt giảm.
Tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy góp phần giải quyết hiệu quả công việc, giảm bớt phiền hà cho dân.
Nói về vấn đề này, ông Trần Đại Thắng – Phó GĐ Sở Nội vụ Gia Lai cho biết: “Việc thực hiện tinh giản biên chế, tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành đúng tiến độ quy định, đảm bảo hết nhiệm kỳ tinh giản đạt 10% hoặc vượt chỉ tiêu. Tỉnh thực hiện tinh giản theo từng nhóm đối tượng đúng theo Nghị định 108 và các trường hợp “ngồi chơi xơi nước, không hoàn thành nhiệm vụ hàng năm” cũng rơi vào diện tinh giản. Việc tinh giản biên chế được tỉnh gắn với sắp xếp bộ máy, tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, giảm trưởng phó để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý và thực hiện kết hợp, lồng ghép nhiều việc vào để nâng cao hiệu quả bộ máy”.
Trong năm 2018, UBND tỉnh Gia Lai tiếp tục ban hành quyết định số 262/QĐ-UBND về việc “giao biên chế công chức, số lượng người làm việc và hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh”. Theo đó, tổng biên chế tỉnh giao năm 2018 là 31.564 người (giảm 346 người so với năm 2017, trong đó công chức là 2.929 người, viên chức 27.114 người và hợp đồng lao động 1.521 người).
Đồng thời, để hoạt động bộ máy các cơ quan hiệu quả hơn, UBND tỉnh Gia Lai ban hành văn bản số 1002/UBND-NC yêu cầu từ nay đến cuối năm, các đơn vị hành chính và sở ngành trực thuộc thực hiện sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất nhằm đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Theo đó, đơn vị hành chính loại 1 không quá 12 phòng, loại 2 không quá 11 phòng và đơn vị hành chính loại 3 không quá 10 phòng. Đồng thời, mỗi phòng có từ 5-7 biên chế thì được bố trí 1 phó trưởng phòng, trên 8 biên chế được bố trí 2 phó trưởng phòng.
Đối với các sở có trên 6 phòng ban trở lên được bố trí 3 phó giám đốc sở, dưới 6 phòng ban chỉ có 2 phó giám đốc sở và các phòng dưới 8 biên chế thì được bố trí 1 phó trưởng phòng, trên 9 biên chế được bố trí không quá 2 phó trưởng phòng. Riêng các chi cục thuộc sở có tối đa không qua 2 phó chi cục trưởng.
UBND tỉnh Gia Lai liên tục đưa ra nhiều quyết sách nhằm tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy các cơ quan hành chính từ cấp tỉnh đến cơ sở để đạt hoạt động hiệu quả cao nhất.
Mới đây (ngày 26.10), UBND tỉnh Gia Lai ra quyết định số 500 cắt giảm 255 biên chế sự nghiệp của các cơ quan và địa phương, trong đó đơn vị bị cắt giảm nhiều nhất là 148 biên chế nhưng cũng đồng thời bổ sung 255 biên chế mới.
9 tổ chức hội bị “xóa sổ”?
Cuối tháng 6.2018, UBND tỉnh Gia Lai ban hành quyết định 262/QĐ-UBND về việc “giao biên chế công chức, số lượng người làm việc và hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh năm 2018″ cắt giảm 346 biên chế. Tuy nhiên, quyết định này vấp phải sự phản ứng của nhiều tổ chức hội trên địa bàn tỉnh. Bởi nếu thực hiện theo nội dung quyết định này thì tất cả cán bộ tại 9 tổ chức Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai (với 76 người đang công tác) sẽ bị “xóa sổ”.
Cụ thể, 9 tổ chức hội bị cắt hết biên chế ngay trong năm 2018 có: Liên minh Hợp tác xã tỉnh 17 biên chế; Hội Chữ thập đỏ 17; Hội Văn học nghệ thuật 12; Hội Nhà báo 4; Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh 7; Hội Đông y 3; Hội Nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin 12; Hội Người cao tuổi 1; Hội Người mù 3 người. Sự việc khiến nhiều người tại đây tỏ ra hoang mang vì tự nhiên bị mất việc, trở thành thất nghiệp. Sau đó, nhiều cán bộ các hội làm đơn khiếu nại lên UBND tỉnh, bởi nếu theo quyết định này tất cả cán bộ trong 9 tổ chức hội sẽ đồng loạt mất việc.
Việc tinh giản biên chế vô tình “xóa sổ” 9 tổ chức hội đã được UBND tỉnh bổ sung bằng quyết định 320.
Gần 1 tháng sau (ngày 9.7), UBND tỉnh Gia Lai mới ra quyết định số 320/QĐ-UBND bổ sung cho quyết định số 262. Theo đó, bổ sung khoản 4 vào điều 2 của quyết định 262 về “130 biên chế, hợp đồng lao động (bao gồm 9 tổ chức hội – PV) theo nghị định số 68/2000/NĐ-CP được cấp thẩm quyền giao cho các Hội (kể cả hội có tính chất đặc thù) được tách thành một mục riêng về biên chế, để quản lý”. Theo đó, ngân sách hoạt động thường xuyên của các hội trong năm 2018 vẫn được thực hiện.
Nói về quyết định 262, ông Lê Xuân Hoan – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai bày tỏ: Theo như quyết định này, có 9 tổ chức hội sẽ bị xóa bỏ, không còn cán bộ nữa. Việc này đồng nghĩa với việc tất cả những người đang công tác tại đây bị đuổi việc. Nếu muốn đuổi việc thì phải tiến hành theo Luật công chức, viên chức và phải trải qua 5 công đoạn mới đuổi chúng tôi được, trong khi chúng tôi không có vi phạm gì. Như thế này đã vi phạm Luật lao động, nếu xóa Hội Văn học Nghệ thuật là đi trái với đường lối chủ trương của Đảng.
“Sau khi có quyết định này, chúng tôi không được nhận lương nữa, nhiều người cũng tỏ ra hoang mang. Ngay sau đó, chúng tôi đã có văn bản báo cáo khẩn cấp lên Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh khiếu nại về quyết định này và gần 1 tháng sau chúng tôi nhận được hồi đáp bằng quyết định 320 bổ sung vào quyết định 262, mọi chế độ được trở về như trước. Tuy nhiên đến nay tôi vẫn không hiểu việc tách, đưa chúng tôi vào “mục riêng để quản lý” là mục riêng nào”, ông Hoan nói.
Theo Danviet
'Nhất thể hóa' để tinh giản bộ máy
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, xác định phải tinh giản tổ chức, bộ máy gắn với tiếp tục phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các tổ chức; thực hiện kiêm nhiệm một số chức danh và tinh giản biên chế trong toàn hệ thống chính trị.
Trên cơ sở đó, tinh giản số cán bộ được hưởng lương và phụ cấp. Chủ trương nhất thể hóa các chức danh đã giúp cán bộ rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành, nâng cao trình độ, năng lực, khả năng tư duy toàn diện, tính quyết đoán, tự chịu trách nhiệm trước tập thể.
Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh tích cực, chủ động từng bước cụ thể hóa một cách linh hoạt, sáng tạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả những chủ trương, chỉ đạo có liên quan đến nội dung này của Trung ương.
Trên thực tế, Quảng Ninh đã sớm tiến hành nhất thể hóa chức danh bí thư đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân (HĐND) hoặc ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã ở các địa phương và bí thư đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện tại Cô Tô. Đồng thời, triển khai nhất thể hóa một số chức danh tại huyện Cô Tô, như Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra đồng thời là Chánh thanh tra, Trưởng Ban Tổ chức đồng thời là Trưởng Phòng Nội vụ...
UBND phường Quang Hanh (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) thực hiện tinh gọn biên chế, tăng hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính trên địa bàn. (Nguồn: sggp.org.vn)
Tuy nhiên, phải đến khi xây dựng và triển khai thực hiện Đề án 25, Quảng Ninh mới thực hiện nhất thể hóa một cách quyết liệt hơn. Để xây dựng Đề án này, tỉnh đã nghiên cứu, quán triệt rất kỹ các chủ trương, đường lối của Đảng; các cơ sở pháp lý liên quan, tham khảo nhiều ý kiến chuyên gia trong nước và xem xét, tham khảo kinh nghiệm các nước có hệ thống chính trị tương đồng như Lào, Trung Quốc... về các mô hình nhất thể hóa chức danh, sử dụng chung cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng với cơ quan chuyên môn của chính quyền...
Đề án đã nêu rõ một số giải pháp để tinh giản bộ máy, biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy là: Thực hiện nhất thể hóa một số chức danh, vị trí việc làm và khoán, hỗ trợ kinh phí hoạt động; thực hiện chế độ kiêm nhiệm một số vị trí việc làm phù hợp, tính chất công việc có liên quan, hỗ trợ lẫn nhau...
Thực hiện nhất thể hóa chức danh lãnh đạo, quản lý: bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND hoặc UBND cùng cấp; tiếp tục thí điểm nhất thể hóa chức danh bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện; cơ bản thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã; nhất thể hóa chức danh người đứng đầu cơ quan tham mưu của cấp ủy với thủ trưởng cơ quan chuyên môn của chính quyền cùng cấp.
Theo đó, chủ tịch UBND cần nhất thể với bí thư cấp ủy; tiến tới hợp nhất cơ quan như: Tổ chức (của Đảng) và nội vụ (của chính quyền); thanh tra với kiểm tra; sử dụng cơ quan giúp việc chung trong khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
Việc nhất thể hóa, hợp nhất này vừa bảo đảm tinh giản, vừa bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với các tổ chức đảng và đảng viên, vừa tiết kiệm được nguồn lực và sự đóng góp của nhân dân.
Những hiệu quả bước đầu
Trước khi tiến hành nhất thể hóa các chức danh theo Đề án 25, Quảng Ninh đã thực hiện thí điểm chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã từ năm 2006. Đến nay, nhìn lại mô hình này có thể thấy hiệu quả rất rõ ràng.
Vì vậy, các nhiệm vụ chính trị được thực hiện đồng bộ, linh hoạt, kịp thời hơn; tạo sự thống nhất giữa chủ trương, nghị quyết của cấp ủy với chương trình hành động và việc triển khai tổ chức thực hiện của UBND. Vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và UBND tập trung vào một người, do vậy tạo sự thống nhất cao trong mọi hoạt động, bảo đảm mọi công việc, thông tin đến cấp ủy là đến UBND, khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa chủ trương lãnh đạo và tổ chức thực hiện, tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm hoặc tình trạng mất đoàn kết giữa bí thư cấp ủy và chủ tịch UBND.Đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND đã góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy; vừa là người trực tiếp tiếp thu các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy cấp trên, vừa là người trực tiếp chỉ đạo UBND, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương.
Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, giúp cấp ủy trực tiếp nhận thông tin về việc điều hành của UBND được chính xác, kịp thời, tạo điều kiện tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác, từng bước khắc phục hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa cán bộ khối UBND với cán bộ khối đảng, đoàn thể; nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhất là cấp phó.
Cùng với đó, các bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND hầu hết đã kinh qua các chức danh bí thư hoặc chủ tịch UBND, nên nắm chắc tình hình địa phương, tiếp cận công việc nhanh; có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao, gương mẫu, tận tuỵ với công việc; tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, kiến thức của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tiếp tục vừa làm, vừa rút kinh nghiệm
Sau một thời gian thí điểm thực hiện mô hình Bí thư kiêm Chủ tịch UBND ở một số địa phương, năm 2014 Quảng Ninh đã bắt tay vào thực hiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo. Đây được coi là một thí điểm có tính đột phá của Quảng Ninh trong đổi mới phương thức lãnh đạo, thực hiện cải cách hành chính, góp phần tinh gọn bộ máy, thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, Chính phủ hiện nay là giảm đầu mối, giảm biên chế.
Kết quả bước đầu có thể khẳng định, việc nhất thể hóa các chức danh và sáp nhập một số đơn vị đã bảo đảm được 3 mục tiêu: Tinh giản được bộ máy, vừa bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với các tổ chức đảng và đảng viên, vừa tiết kiệm được nguồn lực và sự đóng góp của nhân dân.
Theo số liệu năm 2014, Quảng Ninh đã giảm được 101 phòng, ban, đơn vị, tinh giản 1.164 người hoạt động không chuyên trách cấp xã; không chi trả phụ cấp thường xuyên cho 17.697 người, giảm cho ngân sách cả trăm tỉ đồng.
Video: Hà Nội chi gần 20 tỷ đồng cho cán bộ nghỉ tinh giản biên chế
Đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND đã góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy; vừa là người trực tiếp tiếp thu các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy cấp trên, vừa là người trực tiếp chỉ đạo UBND, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Vì vậy, các nhiệm vụ chính trị được thực hiện đồng bộ, linh hoạt, kịp thời hơn; tạo sự thống nhất giữa chủ trương, nghị quyết của cấp ủy với chương trình hành động và việc triển khai tổ chức thực hiện của UBND.
Hơn nữa, vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và UBND tập trung vào một người, do vậy tạo sự thống nhất cao trong mọi hoạt động, bảo đảm mọi công việc, thông tin đến cấp ủy là đến UBND, khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa chủ trương lãnh đạo và tổ chức thực hiện, tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm hoặc tình trạng mất đoàn kết giữa bí thư cấp ủy và chủ tịch UBND.
Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy, giúp cấp ủy trực tiếp nhận thông tin về việc điều hành của UBND được chính xác, kịp thời, tạo điều kiện tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác, từng bước khắc phục hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa cán bộ khối UBND với cán bộ khối đảng, đoàn thể; nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhất là cấp phó.
Cùng với đó, các bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND hầu hết đã kinh qua các chức danh bí thư hoặc chủ tịch UBND, nên nắm chắc tình hình địa phương, tiếp cận công việc nhanh; có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao, gương mẫu, tận tụy với công việc; tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, kiến thức của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Từ thực tế này có thể khẳng định, chủ trương nhất thể hóa các chức danh đã giúp cán bộ rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành, nâng cao trình độ, năng lực, khả năng tư duy toàn diện, tính quyết đoán, tự chịu trách nhiệm trước tập thể; bộ máy gọn nhẹ, tinh giản biên chế, tiết kiệm được một phần ngân sách, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015 - 2020 tiếp tục xác định, Quảng Ninh quyết tâm mở rộng nhất thể hóa các chức danh trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, thực hiện nhất thể hóa chức danh Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND đối với huyện Cô Tô và Tiên Yên; Bí thư đồng thời là Chủ tịch HĐND cấp huyện ở 9 địa phương (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều, Hoành Bồ, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ); thực hiện kiêm nhiệm một số chức danh lãnh đạo cấp huyện: Trưởng ban Dân vận kiêm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở 12 địa phương (Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Quảng Yên, Hoành Bồ, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn, Cô Tô); Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kiêm Chánh Thanh tra ở 7 địa phương (Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái, Đông Triều, Đầm Hà, Ba Chẽ, Cô Tô); Trưởng Ban Tổ chức kiêm Trưởng phòng Nội vụ ở Uông Bí, Tiên Yên và Cô Tô; Chánh Văn phòng Huyện ủy và Chánh Văn phòng HĐND và UBND ở Tiên Yên và Trưởng Ban Tuyên giáo kiêm Phó Chủ tịch HĐND ở Cô Tô.
Để có những quyết định trên, tỉnh Quảng Ninh đã rà soát lại tất cả tổ chức, bộ máy của cả cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp và cả các cấp cơ sở là chính quyền cấp xã, tổ chức tự quản ở cấp thôn, bản, khu phố.
Như vậy, Quảng Ninh không chỉ dừng ở việc tinh giản biên chế mà gắn kết cả 3 nhiệm vụ: Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng với đổi mới tổ chức bộ máy rồi mới đến tinh giản biên chế. Trong quá trình rà soát dễ nhận thấy Ủy ban Kiểm tra với Thanh tra về cơ cấu, tổ chức bên trong gần như trùng lặp và đều có chức năng thực hiện nhiệm vụ làm rõ các sai phạm nhằm xử lý, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương và kiểm soát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị mà đội ngũ ấy có 76% là đảng viên.
Tuy nhiên, trên thực tế, dư luận cũng còn băn khoăn với suy nghĩ, việc nhất thể hóa có dẫn đến chuyên quyền độc đoán, "vừa đá bóng, vừa thổi còi", làm mất đi vai trò lãnh đạo, kiểm tra của Đảng? Hay lãnh đạo kiêm nhiệm lại cần nhiều hơn những cấp phó để hỗ trợ công việc, rồi vấn đề giải quyết lao động dôi dư sau khi tinh giản biên chế...?
Vấn đề là phải có cơ chế, thể chế để kiểm soát quyền lực. Phải cụ thể hóa trong cơ chế, thể chế những nguyên tắc khi thực hiện hợp nhất, nhất thể hóa hai cơ quan, phân công rõ đối tượng chứ không phải cộng cơ học hai chức danh này với nhau. Lại cũng có ý kiến cho rằng, "trên đời này làm gì có đường, người ta đi nhiều thì thành đường", vì vậy, ở Quảng Ninh sẽ cần thận trọng hơn khi thực hiện Đề án, những tiểu đề án cụ thể sẽ làm rõ hơn những bước đi tiếp theo của "nhất thể hóa".
Trong lần làm việc gần đây với Tỉnh ủy Quảng Ninh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, mô hình đổi mới của Quảng Ninh là phù hợp với chủ trương của Đảng, đổi mới hệ thống chính trị để bắt kịp với đổi mới kinh tế trong tình hình mới. Tổng Bí thư cho rằng, Trung ương Đảng đã có chủ trương về việc đổi mới hệ thống chính trị rất rõ thông qua các nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, vì vậy, tỉnh Quảng Ninh không phải băn khoăn về chủ trương mà tiếp tục làm.
Tuy nhiên, Tổng Bí thư lưu ý Tỉnh không được chủ quan mà phải vừa làm vừa nghiên cứu, rà soát, rút kinh nghiệm, nhất là trong thực hiện nhất thể hóa chức danh phải có cơ chế kiểm soát quyền lực của người đứng đầu không được để phát sinh tiêu cực, hậu quả.
"Đất nước đã thực hiện đổi mới kinh tế nên giờ phải thực hiện đổi mới hệ thống chính trị để bắt nhịp với nhau, xây dựng đất nước phát triển. Trung ương Đảng đồng ý chủ trương Quảng Ninh tiếp tục thực hiện đổi mới hệ thống chính trị từ việc thực hiện Nghị quyết số 19 và Đề án 25 của tỉnh nhưng phải làm chắc chắn, thận trọng, bài bản. Trung ương Đảng tin tưởng Quảng Ninh sẽ làm được và đặt niềm tin ở Quảng Ninh", Tổng Bí thư khẳng định.
Thực tiễn ở Quảng Ninh và một số địa phương khác đang học tập mô hình của Quảng Ninh cho thấy, nhất thể hóa một số chức danh là hướng đi đúng, khả thi nhất hiện nay nhằm hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về tinh giản bộ máy, tinh giản đội ngũ cán bộ, công chức. Như vậy, cả lý luận và thực tiễn đã chứng minh, mô hình nhất thể hóa một số chức danh là giải pháp khả thi nhất mang tính đột phá trong thực hiện mục tiêu tinh giản tổ chức gắn với tinh giản biên chế mà Nghị quyết Đại hội XII đã vạch ra.
Nguồn: tapchicongsan.org.vn
Theo VTC
Gia Lai có phó giám đốc công an mới Ngày 7/11/2018, Công an tỉnh Gia Lai tổ chức lễ công bố quyết định điều động đại tá Lê Văn Hà- Nguyên Phó Cục trưởng Cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Gia Lai. Đại tá Nguyễn Văn Phương trao quyết định của...