Tình dục mùa xuân: Kiêng kị điều gì?
Không nên sinh hoạt TD trong những ngày lạnh lẽo hoặc trong điều kiện quá lạnh, vì có thể mắc chứng liệt dương ở nam và lãnh đạm ở nữ.
Mùa xuân, tính từ tiết lập xuân đến tiếp lập hạ, là mùa khởi đầu của một năm. Đó là mùa như y thư cô Hoàng Đế Nội Kinh đã viết: “Ba tháng mùa xuân, băng tuyết đã tan dần, khí dương trong giới tự nhiên bắt đầu thăng phát, vạn vật hồi sinh”.
“Thiên nhân tương ứng” lúc này dương khí trong nhân thế cũng thuận ứng tự nhiên, phát tiết hướng thượng và hướng ngoại. Do vậy, phép dưỡng sinh mùa xuân nói chung và dưỡng sinh tình dục (TD) nói riêng phải năm vững sự thăng phát của dương khí mà xử thế cho phù hợp.
Mùa Xuân tần số sinh hoạt TD nên như thế nào?
Có thể nói, đây là một trong những vấn đề trọng yếu của TD học hiện đại, vấn đề mà cho tới nay vẫn chưa đạt được sự nhất trí và thống nhất. Có người cho rằng, tần số sinh hoạt bao nhiêu không cần biết, chỉ cần sau những cuộc “mây mưa” đó, cơ thể vẫn không có cảm giác mệt mỏi và không làm ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của ngày kế tiếp là được.
Theo quan niệm của Y học cổ truyền, tần số và khả năng sinh hoạt TD phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự ảnh hưởng của khí hậu thời tiết bốn mùa có ý nghĩa khá quan trọng. Cổ nhân cho rằng, sinh hoạt phòng trung phải thuận theo sự biến đổi của thiên nhiên, phải tuân thủ quy luật “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu thu, Đông tàng” (mùa Xuân thì sinh ra, mùa Hạ thì trưởng thành, mùa Thu thì thu liễm, mùa Đông thì bế tàng).
Mùa Xuân là mùa vạn vật bắt đầu nảy nở, khí trời ấm áp, khí đất phát sinh. Lúc này, dương khí trong muôn loài và nhân thể từ từ hồi sinh và thăng phát, hân hoan chào đón hơi ấm của mùa Xuân sau một thời gian dài liễm tàng dưới thời tiết của mùa Đông lạnh giá.
Cơ thể con người cũng hưng phấn cùng trời đất, toàn thân cảm giác nhẹ nhõm, tay chân linh hoạt, tinh thần phấn chấn, sức lực sung mãn, quá trình chuyển hóa thay cũ đổi mới cũng dần dần vượng thịnh, năng lực và ham muốn TD trong nhân thể cũng thuận ứng mà sinh phát.
Theo đó, sinh hoạt phòng trung có thể trở lại bình thường và gia tăng sau ba tháng mùa Đông kiềm chế để tàng tinh dưỡng khí. Cổ nhân cho rằng “Xuân nhất, Hạ nhị, Thu nhất, Đông vô”, ý muốn nói “liều lượng” hành phòng mỗi mùa mỗi khác. Nếu như mùa Xuân và mùa Thu là một thì mùa Hạ là hai và mùa Đông thì hạn chế ở mức thấp nhất, nếu như không muốn nói là phải tuyệt dục.
Sách dưỡng sinh tập yếu khuyên: “Xuân thiên tam nhật nhất thi tinh, Hạ cập Thu đương nhất nguyệt tái thi tinh, Đông đương bế tinh vật thi” (mùa Xuân ba ngày giao hợp một lần, mùa Hạ và mùa Thu thì một tháng hai lần còn mùa Đông thì không nên xuất tinh) và “Đông nhất thì đương Xuân bách” (mùa Đông xuất tinh một lần thì bằng mùa Xuân xuất tinh một trăm lần).
Có nên thụ thai vào mùa Xuân hay không?
Từ xa xưa, Y học cổ truyền đã nhận thức rất rõ sự ảnh hưởng của yếu tố thời gian và điều kiện hoàn cảnh bên ngoài khi thực hành tính giao thụ thai đối với sức khỏe của thai nhi, trong đó khí hậu và môi trường tự nhiên có vai trò khá quan trọng.
Theo danh y Trương Cảnh Nhạc, sinh hoạt TD trong điều kiện thuận lợi thì “vu kỳ đắc tử, phi duy thiểu tật, nhi tất thư thông tuệ hiền minh, thai nguyên bẩm phú, thực cơ vu thử”, ý muốn nói: nếu chọn được thời điểm thụ thai tốt thì đứa trẻ sinh ra không những ít bệnh tật mà còn thông minh, nhanh nhẹn, sáng láng.
Mặc dù còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ, nhưng căn cứ vào kết quả nghiên cứu, không ít chuyên gia cho rằng tháng 4 hàng năm là thời gian thụ thai tốt nhất, bởi lẽ:
Video đang HOT
- Tháng 4, tiết trời giữa Xuân tràn đầy sức sống, hoạt lực của tinh trùng và trứng cũng sung mãn. Mặt trời chiếu chếch nên ảnh hưởng của bức xạ ion đối với trái đất cũng giảm thiểu, rất có lợi cho việc bảo vệ hoạt tính lý tưởng của tinh trùng và trứng cũng như sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
- Sau khi thụ thai 3 – 4 tháng, thời kỳ đại não và hệ thống thần kinh trung ương hình thành, lúc này là mùa Thu, điều kiện rau cỏ, hoa trái rất phong phú và sung túc, thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cả người mẹ và thai nhi.
- Tháng 4 thụ thai thì trong giai đoạn đầu và giữa của thai kỳ, sản phụ tránh được khá nhiều các bệnh lý truyền nhiễm của mùa Đông – Xuân nên cũng hạn chế được tối đa những dị tật rủi ro cho thai nhi.
- Tài liệu thống kê cho cho thấy, trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc và các danh nhân sinh ra vào thời điểm “Thu mạt Đông sơ” (cuối Thu đầu Đông), có nghĩa là được thụ thai vào khoảng tháng 4 hàng năm.
Mùa Xuân sinh hoạt TD cần kiêng kị gì?
Theo tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, “thiên nhân tương ứng”, các sách cổ như: Ngọc phòng bí điển, Động huyền tử… khi bàn đến thuật phòng trung đều cho rằng: mùa Xuân quay về hướng Đông, Xuân thuộc mộc và Đông cũng thuộc mộc nên việc sinh hoạt TD là rất có ích, đặc biệt là vào các năm Giáp Ất (đều thuộc mộc). Tuy nhiên, phép dưỡng sinh TD mùa Xuân cũng cần phải chú ý một số vấn đề như sau:
- Cần hết sức chú ý yếu tố tâm lý, tinh thần trong sinh hoạt TD, bởi lẽ mùa Xuân phải luôn luôn nghĩ đến chữ “sinh”, “sinh để cho chí sinh”, “chí sinh” nghĩa là làm cho ý chí của mình phát sinh, đừng để cho tâm trạng bị uất ức, phải khoan dung, khoáng đạt, lạc quan vui vẻ, khiến cho tình ý được cởi mở, phải “giới nộ”, nghĩa là biết kiềm chế, chớ nổi giận.
Mùa Xuân ứng với can mộc, uất ức và giận dữ rất dễ làm thương tổn tạng can. Can tổn thương sẽ làm phát sinh nhiều bệnh lý TD như: di tinh, huyết tinh, xuất tinh sớm…
- Không nên sinh hoạt TD trong những ngày lạnh lẽo hoặc trong điều kiện quá lạnh, vì có thể mắc chứng liệt dương ở nam và lãnh đạm ở nữ.
- Không nên “động phòng” khi đã uống quá nhiều rượu và ăn quá nhiều đồ ăn ngọt béo, vì rượu là thứ đại nhiệt có thể gây rối loạn TD và chất lượng tinh trùng. Thức ăn ngọt béo dễ sinh nhiệt, sinh đàm, “đàm có thể sinh ra trăm bệnh trên đời”.
- Theo cổ nhân, giai đoạn cuối Xuân đầu Hạ, vào những ngày bắt đầu có mưa rào sấm chớp thì không nên sinh hoạt TD và càng không nên thụ thai vì động phòng lúc này dễ làm cho huyết mạch bị rối loạn và nếu thụ thai thì đứa trẻ sinh ra thường ốm yếu, dễ mắc các chứng điên cuồng, thủy thũng…
- Cuối cùng, mặc dù mùa Xuân là mùa “liều lượng” phòng trung có thể tăng lên nhưng cũng không vì thế mà lạm dụng, phóng túng vô độ, bởi lẽ mọi sự “thái quá” đều có thể phát sinh “bất cập”.
Theo VNE
Thực phẩm kiêng kị với người viêm loét đại tràng
Các loại thực phẩm như đậu, thịt mỡ, chocolate, rượu... là những đồ ăn, uống người bị bệnh viêm loét đại tràng không nên ăn nếu muốn giảm tình trạng bệnh thuyên giảm.
Viêm loét đại tràng là gì?
Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm lớp niêm mạc trong cùng của đại tràng ( ruột già). Bệnh nhân thường bị viêm loét gây ra các triệu chứng đau bụng dữ dội, tiêu chảy và chảy máu trực tràng.
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nơi xảy ra mà bệnh có những triệu chứng khác nhau:
Viêm loét trực tràng và viêm khu trú ở trực tràng: dấu hiệu duy nhất là chảy máu trực tràng. Một số bệnh nhân khác có thể có triệu chứng nặng hơn, bị đau ở vùng đại tràng, mót rặn đại tiện nhưng đại tiện rất khó khăn.
Viêm đại tràng trái: viêm lan rộng từ trực tràng qua đại tràng sigma và đại tràng xuống. Các triệu chứng bao gồm đi ngoài ra máu, đau bụng và sút cân.
Viêm toàn bộ đại tràng: bệnh gây những đợt đi ngoài ra máu nặng, đau bụng, mệt mỏi, sút cân và ra mồ hôi trộm.
Viêm đại tràng tối cấp: đây là dạng viêm rất hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, xảy ra ở toàn bộ đại tràng, gây đau, tiêu chảy dữ dội, dẫn đến mất nước. Bệnh nhân có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn như vỡ đại tràng, giãn đại tràng, ngộ độc đại tràng do đại tràng bị giãn quá mức.
Dưới đây là các loại thực phẩm người bị viêm loét đại tràng nên tránh:
Thực phẩm dạng kem
Một số loại gia vị và nước sốt nhiều chất béo như mayonnaise hoặc nước sốt chuyên dùng với các món mì, đôi khi có thể gây các triệu chứng viêm loét đại tràng. Nếu dùng bơ và đậu phộng cũng gặp phải vấn đề tương tự.
Đậu
Đậu là thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao, có thể gây ra hiện tượng đầy hơi. Nên cho đậu ra khỏi danh sách thực đơn dành cho bệnh nhân viêm loét đại tràng.
Bông cải xanh
Các loại rau củ chứa nhiều chất xơ như bông cải xanh, bắp cải và cần tây không dễ tiêu hóa mà còn gây ra tình trạng đầy hơi, chuột rút. Khi sử dụng những loại thực phẩm này, nên cắt thành miếng nhỏ và nấu chín.
Thịt mỡ
Thịt mỡ rất khó tiêu hóa, "kỵ" với bệnh nhân viêm loét đại tràng. Nên ăn thịt nạc thay thế và nhai kỹ để giảm triệu chứng của bệnh. Thịt được chế biến dưới dạng xay, vo thành viên, nước sốt thịt hoặc thịt cắt lát sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn. Tuy nhiên, ăn cá nhiều mỡ thì lại dễ tiêu hóa hơn.
Củ hành
Chứa nhiều chất xơ, khó tiêu hóa. Khi nấu nên cắt hoặc băm nhỏ ra sẽ giúp người bệnh hấp thụ tốt hơn.
Chocolate
Chocolate có chứa phần lớn đường và caffeine, tác nhân gây hiện tượng co thắt bụng và tăng số lần đi tiêu ở người bị viêm loét đại tràng, đặc biệt khi bệnh có hiện tượng nặng. Nếu muốn ăn chocolate chỉ nên ăn miếng nhỏ.
Hạt
Có thể gây khó chịu trong tiêu hóa cũng như trong cử động ruột nếu không được nghiền hoặc phân hủy thích hợp. Nhưng trừ phi bạn bị dị ứng, bạn không nên từ bỏ hoàn toàn những loại hạt có lợi cho sức khỏe.
Cà phê và trà
Hai món này chứa nhiều chất kích thích làm cho người bệnh khó có thể kiểm soát được triệu chứng của bệnhcó thể khiến người bị viêm loét đại tràng khó kiểm soát triệu chứng bệnh. Một số những loại thức uống khác như nước ngọt có ga và nước tăng lực cũng có tác dụng tương tự.
Soda
Uống soda và nước giải khát có ga làm đầy hơi, sôi ruột, chuột rút và sình bụng vì chúng chứa nhiều. Vì vậy bạn nên hạn chế uống soda, không nên uống có ống hút vì nó tạo nhiều bọt khí trong đường ruột.
Rượu
Các loại rượu hoặc đồ uống chứa cồn đều tác động đến bạn theo nhiều cách khác nhau. Chúng gây kích thích ruột và gây ra tiêu chảy. Bạn cũng dùng với lượng vừa phải, không nên dùng khi đói bụng.
Theo VNE
Mùa xuân khỏe để yêu Mùa xuân gắn bó với chuyện 'yêu', và cũng là thời điểm người ta muốn 'yêu' nhiều hơn. Điều đó đã được đúc kết qua khoa học. Ánh: Shutterstock Xuân khỏe Mùa xuân là mùa đầu tiên trong bốn mùa, vạn vật thay cũ đổi mới, ấm áp băng tan, dương khí trong tự nhiên cũng khai mở, vạn vật hồi sinh, tươi...