Tình dục không phải lúc nào cũng tốt
Trong một số trường hợp, tình dục cần phải cẩn thận và điều tiết để chúng ta có được cuộc sống luôn tươi vui, khỏe mạnh.
Khi đang mang thai
Thông thường việc quan hệ vợ chồng trong khi mang thai được coi là tự nhiên và không gây tổn hại tới thai nhi đối với các trường hợp mang thai bình thường. Nhưng trong những trường hợp người mẹ đã từng bị sảy thai, sinh non hoặc có dấu hiệu khác thường thì không nên quan hệ tình dục mà cần có sự tư vấn hợp lý của bác sĩ. Đặc biệt, nên cẩn thận khi quan hệ tình dục trong khoảng thời gian 8-9 tuần cuối vì tinh trùng của đàn ông có chứa một số chất có thể kích thích tử cung, gây nên tình trạng co thắt tử cung và trong vài trường hợp có thể gây nên tình trạng sinh non hay dọa sinh non.
Phải thật thận trọng trong quan hệ tình dục khi mang thai.
Các cặp vợ chồng khi quan hệ tình dục nên chọn các tư thế thoải mái, tránh ép vào bụng quá mạnh và tránh đưa dương vật quá sâu vào âm đạo vì có thể gây kích thích tử cung.
Có bệnh ở cơ quan sinh dục
Nếu có bệnh ở cơ quan sinh dục như viêm nhiễm, lậu, giang mai… thì nên tránh quan hệ tình dục vì có thể lây lan mầm bệnh và làm chậm quá trình lành bệnh.
Đau do co thắt âm đạo ở phụ nữ (vaginismus): Người phụ nữ cảm thấy đau trong khi quan hệ tình dục thì ham muốn sẽ giảm đi, thậm chí sẽ mất hết cả khoái cảm. Đây là trạng thái co thắt mạnh của các cơ gần âm hộ. Trạng thái này xảy ra khi đưa bất cứ một vật gì vào âm đạo, có thể là dương vật, ngón tay, que bông hoặc dụng cụ khám phụ khoa và làm cho lỗ ngoài của âm đạo co chặt lại. Người phụ nữ bị chứng bệnh này sẽ không thể giao hợp được hoặc rất đau khi cứ cố giao hợp.
Giao hợp đau (dyspareunia): Tình trạng giao hợp gây đau, dù chủ yếu ở vợ nhưng cũng ảnh hưởng đến chồng. Đau khi giao hợp ở vợ có thể là đau âm đạo, cổ tử cung, tử cung hay bàng quang. Còn ở chồng là đau ở dương vật, tuyến tiền liệt hoặc túi tinh khi xuất tinh.
Video đang HOT
Bệnh tim mạch
Hoạt động giao hợp đòi hỏi nhiều năng lượng. Khi quan hệ tình dục thì nhịp tim tăng lên rất nhiều và tất cả các cơ quan đều hoạt động tăng cường. Đối với những người bị bệnh tim mạch thì đa số có thể bắt đầu lại chuyện giao hợp khoảng 4-6 tuần sau cơn đau ngực. Những bệnh nhân không có biến chứng có thể sớm hơn, sau 7-10 ngày. Với những bệnh nhân phẫu thuật tim mạch, khoảng thời gian này thường là 2-3 tuần. Nhưng nói chung nên “khởi động” một cách từ từ và nhẹ nhàng trước khi “tăng tốc”.
Với người bệnh có nhồi máu cơ tim: Ở giai đoạn cấp cần nghỉ ngơi tuyệt đối, ít nhất là 6-8 tuần, sau khi ổn định, nếu có nhu cầu sinh hoạt thì nên nhẹ nhàng, không gắng sức, chọn lựa tư thế sao cho hai người đều thoải mái, trong quá trình giao hợp thấy xuất hiện cơn đau hay tức ngực thì nên ngừng lại ngay.
Với người bệnh có cơn đau thắt ngực, bệnh động mạch vành: Trước khi giao hợp nên ngậm Nitroglycerine để đề phòng cơn đau thắt ngực tái phát, nên áp dụng tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng khi giao hợp để giảm tiêu hao năng lượng.
Với người bệnh tăng huyết áp: Người bệnh tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định, khi có xu hướng tăng cao cũng không nên giao hợp, tránh giao hợp khi có triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Người mắc bệnh tăng huyết áp tốt nhất nên giao hợp vào lúc sáng sớm, vì thường huyết áp thời điểm này tương đối ổn định.
Với người mắc bệnh suy tim, xung huyết chưa được điều trị, người bị bệnh hẹp van 2 lá: Nếu có triệu chứng khó thở không nên sinh hoạt tình dục vì có thể gây ra rung nhĩ, ảnh hưởng thêm chức năng của tim… Các trường hợp này sinh hoạt tình dục dễ bị đột tử, trong dân gian thường gọi là thượng mã phong.
Bệnh hen suyễn hay giảm thông khí hô hấp
Hoạt động thể lực gia tăng trong lúc sinh hoạt tình dục có thể làm cho đường dẫn khí bị viêm, co thắt và thậm chí xẹp lại. Trong các trường hợp tắc nghẽn cơ học đường hô hấp hay do xẹp phổi thì quan hệ tình dục kèm với tăng nhịp thở, thở ngắn có thể làm tăng thêm mức độ trầm trọng của bệnh.
Theo VNE
Thực phẩm tốt cho bệnh gan
Những người bị viêm gan phải kiên trì áp dụng một chế độ ăn đặc biệt nhằm giảm tải cho chức năng gan, tạo điều kiện để tái tạo tổ chức gan, ngăn ngừa sự hủy hoại thêm của tế bào gan.
Gan là một tạng lớn nhất trong cơ thể, có trọng lượng từ 1500 - 2300g, chia làm 2 phần là gan phải và gan trái. Nó vừa là một tuyến nội tiết - tham gia nhiều chức phận quan trọng như điều hòa đường máu và chống độc vừa là một tuyến ngoại tiết - tiết ra mật.
Viêm gan là tình trạng tổn thương tế bào gan. Viêm gan thường có rối loạn tiêu hóa, sốt, nôn mửa, biếng ăn, ỉa phân lỏng có thể kèm triệu chứng vàng da.
Nguyên nhân hay gặp nhất là do virus, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do rượu, do một số thuốc hoặc hóa chất.
Sự tiến triển của viêm gan rất thay đổi, có khi khỏi hẳn rất nhanh nhưng cũng có khi tiến triển dẫn tới xơ gan hoặc trở thành mạn tính (viêm gan kéo dài từ trên 6 tháng đến nhiều năm được coi là viêm gan mạn tính).
Các loại thực phẩm tốt cho gan
Quả bơ
Quả bơ cung cấp chất chống oxy hóa glutathione hỗ trợ gan loại bỏ các chất gây hại.
Tỏi
Thêm tỏi vào món ăn sẽ giúp cơ thể loại bỏ độc tố, giảm nồng độ cholesterol và triglyceride. Tỏi cũng được sử dụng để điều trị cao huyết áp, xơ vữa động mạch và các bệnh liên quan đến vi khuẩn.
Nghệ
Không chỉ tạo màu sắc cho món ăn, nghệ còn rất tốt cho gan. Nghệ hỗ trợ tiêu hóa chất béo và có tác dụng như một chất giải độc tự nhiên.
Bưởi
Giàu vitamin C và có các thuộc tính chống oxy hóa, bưởi giúp loại bỏ chất gây ung thư và chất độc ra khỏi cơ thể.
Rau xanh
Các loại rau xanh, đặc biệt là rau bina và rau diếp, giúp trung hòa các hóa chất và hỗ trợ cơ chế bảo vệ của gan.
Trái cây họ cam quýt
Trái cây họ cam quýt như cam, chanh rất giàu vitamin C giúp cơ thể loại bỏ độc tố và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Theo PNO
Khiêu vũ - môn thể thao tốt cho sức khỏe Không chỉ đơn thuần là bài tập thể chất, khiêu vũ còn giúp tinh thần thêm sảng khoái và nhiều lợi ích khác. Khiêu vũ tốt cho trí não Khi tập nhớ và thực hiện các bước nhảy mới, chúng ta đã vô tình rèn luyện và cải thiện trí nhớ cho bộ não. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí...