Tình dục dẫn lối nỗi kinh hoàng trong ‘Gerald’s Game’
Phim 16 có tình huống trớ trêu khi một phụ nữ bị còng tay, sắp làm tình thì chồng gục chết, khiến cô mắc kẹt nơi hoang vắng.
Gerald’s Game do Mike Flanagan đạo diễn kiêm biên kịch, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Stephen King. Gerald ( Bruce Greenwood) và Jessie ( Carla Gugino) là đôi vợ chồng nhiều năm kém mặn nồng trong chuyện chăn gối. Để hâm nóng tình cảm, họ thuê một ngôi nhà ở nơi hoang vắng, dự định quan hệ theo lối bạo dâm. Tuy nhiên, sau khi Gerald còng tay Jessie và thực hiện màn dạo đầu, anh bỗng lên cơn đau tim rồi gục chết.
Jessie bị mắc kẹt trong tình thế ngặt nghèo, không thể ra khỏi giường hay liên lạc với người khác. Địa điểm ở xa các khu dân cư lân cận, còn những người chăm sóc ngôi nhà phải vài ngày sau mới đến. Người phụ nữ dần rơi vào ảo giác vì đói khát trong lúc tìm cách thoát thân. Trong khi đó, một con chó đến ăn thi thể của Gerald và một sinh vật bí ẩn thoắt ẩn thoắt hiện trong đêm tối như một bóng ma.
* Trò chơi tình dục dẫn đến nỗi kinh hoàng trong “Gerald’s Game”
Trò chơi tình dục dẫn đường cho nỗi kinh hoàng trong ‘Gerald’s Game’
Việc chuyển thể cuốn Gerald’s Game là quyết định mạo hiểm của Mike Flanagan, bởi sách gốc (332 trang) gần như chỉ gồm các đoạn suy nghĩ trong đầu và hồi tưởng của nhân vật. Tuy nhiên, đạo diễn 39 tuổi đã thành công trong việc biến chất liệu này thành một tác phẩm có nhịp điệu và kịch tính. Anh vẫn giữ nguyên tình tiết chính, nhưng viết lại một số đoạn hồi tưởng thành các mẩu đối thoại giữa Jessie và “hồn ma” của người chồng quá cố cùng một phiên bản khác của chính cô (do Jessie tưởng tượng ra).
Tương tác của ba nhân vật này trở thành đường dây chính trong câu chuyện. Trong lúc Jessie hoảng sợ, hồn ma Gerald và “Jessie thứ hai” vừa đe dọa, vừa răn đe và gợi mở cho cô các ý tưởng để sinh tồn và thoát thân. Hai nhân vật ảo không chỉ nói chuyện với Jessie mà còn tranh cãi trực tiếp với nhau, phơi bày những góc khuất trong cuộc hôn nhân giữa hai vợ chồng.
Phần thoại của cả ba được viết tương đối dày, tạo ra nhiều nút thắt mở khiến khán giả không bị chán bởi sự cô độc của nhân vật. Đến nửa sau phim, loạt cảnh hồi tưởng bất ngờ được chen vào, khiến người xem hiểu được ẩn ức của Jessie – vốn bắt nguồn từ một sự cố khi còn nhỏ với bố mình. Chúng giống như một “chiếc còng” thứ hai, không phải trói buộc vào thân thể mà là ý chí của người phụ nữ.
Video đang HOT
Gugino và Greenwood trong phim.
Đạo diễn Mike Flanagan tập trung gần như toàn bộ cảnh quay trong căn phòng, khiến tác phẩm giống một vở kịch ba hồi diễn ra trong không gian hẹp. Dù được giới thiệu là phim kinh dị, Gerald’s Game giống một tác phẩm giật gân tâm lý hơn. Nhà làm phim tạo ra nỗi sợ hãi không nhiều từ những cú jumpscare (chèn tiếng động hay hình ảnh đột ngột) hay hình ảnh ghê rợn, mà chủ yếu từ tâm trí của Jessie khi thấy hy vọng của mình đang dần thu hẹp, cộng thêm nỗi bất an từ quá khứ. Chúng giúp tác phẩm vượt lên mô-típ sống còn quen thuộc, gợi mở thêm chiều sâu về sự tổn thương tâm lý.
Với dạng phim sinh tồn, diễn xuất của diễn viên chính luôn giữ vai trò quyết định. Carla Gugino thể hiện hàng loạt biểu cảm trong phim, từ sự háo hức lúc đầu, sự e ngại rồi phản kháng khi trò chơi tình dục diễn ra, sự bối rối không biết chồng chết thật hay giả vờ, sự hoảng hốt bộc lộ qua tiếng thét, nỗi sợ hãi khi bị giam cầm, cuối cùng đến lòng quyết tâm thoát thân.
Khi “Jessie thứ hai” xuất hiện, nữ diễn viên 46 tuổi một mình diễn hai vai. Nhân vật do Jessie tưởng tượng ra giống như một phiên bản cứng rắn, giàu lý tính hơn của chính cô với lối trò chuyện nhiều tính gợi mở. Đây có thể xem là vai diễn đáng nhớ bậc nhất sự nghiệp của Gugino – người trước nay thường bị đóng khung vào dạng vai gợi cảm.
Quá khứ của nhân vật nữ dần hé lộ.
Trong khi đó, Bruce Greenwood cũng tỏa sáng với nhân vật người chồng. Dưới vẻ ngoài của một doanh nhân thành đạt, nhân vật Gerald dần hiện lên là người thích áp chế, chỉ đạt được khoái cảm khi bạo dâm. Với những lời nói và hành động thô bạo của Gerald khi sắp quan hệ, khán giả thấu hiểu được sự sợ hãi của Jessie trước chồng mình trong trích đoạn này. Trong hình tượng thứ hai – một hồn ma do Jessie nghĩ ra, Greenwood gây ấn tượng với lối nói chuyện thẳng thừng, thường mỉa mai vợ.
Ở cuối phim, Flanagan trung thành với nguyên tác trong việc xử lý một nhân vật phụ. Tuy nhiên, hướng này có thể khiến một số khán giả không thích bởi làm mất không khí huyền bí trước đó. Trên Bloody Digusting, đạo diễn cho biết đã lường trước phản ứng phân cực của người xem, nhưng vẫn quyết định giữ nguyên cách kết thúc câu chuyện của nhà văn Stephen King.
Phim phát sóng từ ngày 29/9 trên kênh trực tuyến Netflix.
Theo VNN
Flatliners: Bộ phim bị ghét nhất năm nay, 0% trên Rotten Tomatoes trong tầm tay!
Cho tới thời điểm hiện tại, "Flatliners" đã xuất sắc leo được từ 0% đến 3% sau 1 tuần chiếu rộng rãi.
Hồi đầu tháng, tác phẩm kinh dị Mother! của đạo diễn Darren Aronofsky đã bị khán giả vùi dập không thương tiếc khi chấm điểm F trên trang CinemaScore. Tuy nhiên, các nhà phê bình thì vẫn có người khen đây là một tuyệt phẩm, nói chung là đáng tranh cãi. Nhưng trong số đó, cũng có những bộ phim đã bị vùi dập trong trứng nước, đó chính là Flatliners.
Có thể coi, Flatliners chính là một sự hồi sinh thừa thãi nhất lịch sử. Trên trang bình chọn phim uy tín Rotten Tomatoes, bộ phim đã vật vã ở ngưỡng "kịch sàn" 0% trước khi có 1 "mạnh thường quân" đến từ trang Daily Telegraph cứu rỗi với số điểm 3/5.
Làm lại từ một bộ phim cùng tên của Joel Schumacher năm 1990, Flatliners 2017 được đạo diễn bởi Niels Arden Oplev với sự tham gia của Ellen Page, Diego Luna, Nina Dobrev,... Nội dung chính của phim xoay quanh một nhóm học sinh trường y chơi ngông quyết định làm tim ngừng đập để... xem chuyện gì sẽ xảy ra. Không may mắn cho lắm, những gì họ nhìn thấy tiếp tục ám ảnh họ tới cả khi đã quay về cuộc sống bình thường.
Ngay từ bản gốc năm 1990, Flatliners cũng không phải là một thứ gì đó to tát với công chúng, nhưng ít nhất cũng có vẻ nuốt được với số điểm 49% trên Rotten Tomatoes. Về mặt doanh thu, bộ phim này ít nhất cũng có đồng ra đồng vào. Tuy nhiên, Flatliners 2017 với số vốn 19 triệu đô chỉ hy vọng thu được khoảng 5 - 8 triệu đô vào cuối tuần này.
Dưới đây là những cảm nhận thú vị của các nhà phê bình về "Gương mặt thương hại" mới của làng điện ảnh:
John DeFore từ The Hollywood Reporter: "Việc hồi sinh Flatliners - nỗ lực gần nhất của Hollywood trong việc cải tử hoàn sinh một cái tên nổi tiếng nhưng đã lỗi thời về với thực tại không liên quan - chắc chắn sẽ bị đùa cợt".
Ông cũng cho rằng điều duy nhất tiến triển trong phần phim này chính là sự đa dạng trong các nhân vật (có nhiều nữ hơn nam rồi!), nhưng bầu không khí u ám huyền hoặc của phim là một nỗi ám ảnh: "Các nhân vật cứ thậm thọt rồi sợ sệt với nhau mệt quá, mà chiếm hết cả thời lượng phim rồi".
David Ehrlich tại IndieWire cho biết bộ phim làm lại không thể khai thác thị trường bây giờ đã khác xưa - cái ngày bản gốc ra đời. "Bộ phim lười biếng làm lại những phân cảnh rất Joel Schumacher năm 90, và tất nhiên nó có cái nhịp điệu y hệt ngày xưa đó. Mỗi tội, thị trường của chúng ta thay đổi sau 30 năm, và đến bây giờ cái sự lố bịch kiểu xưa không còn phù hợp với nhiều người để tận hưởng một buổi tối nữa".
Glenn Kenny của The New York Times viết rằng Flatliners không có mấy tiến triển - điều mà phần lớn các bộ phim làm lại đều có thể làm được, nhất là bản gốc cũng không hẳn là một cái gì đó quá cao siêu. Tuy nhiên, theo ông, vẫn có một sự tiến bộ ở Flatliners 2017: "Bộ phim gốc của Schumacher dường như là một bài thơ sai nhịp hơn là một bộ phim kinh dị, và phiên bản mới này đã chỉnh sửa điều đó, khiến nó đi đúng hướng hơn và... giống phim kinh dị hơn".
Flatliners không hề có buổi chiếu sớm trước cho các nhà phê bình, và điều này đồng nghĩa với việc đến nhà sản xuất còn biết là nó dở.
Mike D'Angelo của trang A.V. Club tự hỏi liệu nhà sản xuất có biết xử lý cái chủ đề những năm 90 như thế nào không. Và câu trả lời là "Không hề. Flatliners 2017 vẫn ngu si y như cái ngày xưa đó, nếu có khác thì lần này còn ngu hơn thôi".
Sự khác biệt của phần phim này, chính là việc các nhân vật chính sau khi tỉnh lại thì đều sở hữu năng lực đặc biệt. Thế nhưng, "nguyên cái dàn diễn viên không ai diễn nổi cho đáng tin, hay thậm chí làm cho các nhân vật trông có vẻ có hồn chút. Toàn bộ nửa sau của phim giam cầm người xem trong những phân đoạn hù dọa nhạt nhẽo được dàn dựng một cách nhạt nhẽo bởi đạo diễn nhạt nhẽo Niels Arden Oplev".
Theo TTT
'Sex and the City' hủy kế hoạch làm phần ba Ngôi sao Sarah Jessica Parker đem tin buồn tới cho người hâm mộ thương hiệu "Sex and the City" khi cô tiết lộ rằng kế hoạch thực hiện tập phim điện ảnh thứ ba đã bị dẹp bỏ. Sex and the City (Sắc tình đô thị) là loạt phim truyền hình nổi tiếng về phái đẹp của kênh HBO và được phát sóng...