Tinh dịch đông đặc: căn bệnh “đáng gờm”
1. Mình nghe nói có một căn bệnh gọi là tinh dịch đông đặc, bệnh này là như thế nào và có nguy hiểm không? (boy_haiduong@gmail…)
Trả lời:
Chào bạn!
Đúng là có căn bệnh tinh dịch đông đặc đấy, và bệnh này vô cùng đáng gờm. Bình thường, tinh dịch khi vừa “phóng” ra khỏi cơ thể XY là những cục tinh dịch ngưng kết đặc quánh, có màu vàng đậm, sau đó đục dần và trong vòng từ 5 – 30 phút sẽ biến thành chất lỏng. Đó là ở những boy khỏe mạnh.
Còn ở những XY mắc bệnh tinh dịch đông đặc thì sau khi xuất ra ngoài, tinh dịch không thể hóa lỏng hoặc chảy ra nhưng có lẫn những khối vón cục (chiếm trên 10% dung tích). Bệnh này rất nguy hiểm vì nó có thể khiến cho “khổ chủ” mất khả năng làm papa đấy!
2. Em nghe nói ai mắc bệnh tinh dịch đông đặc thì rất khó có thể có baby. Em rất băn khoăn không hiểu làm sao để biết là mình có bị mắc bệnh này hay không? Và tại sao người mắc bệnh lại không thể có con được? (Ngọc Tuấn, Hải Phòng)
Trả lời:
Tuấn thân mến!
Bệnh tinh dịch đông đặc không khó để “nhận diện” nếu các boy quan tâm chú ý đến cơ thể mình. Bình thường, khi tinh dịch ra ngoài cơ thể, sẽ hóa lỏng trong vòng 5 – 30 phút. Còn nếu sau khi “phóng” ra ngoài tới 60 phút mà tinh dịch vẫn đông đặc hoặc trên 10% dung tích có những khối vón cục thì đó là hiện tượng tinh dịch không hóa lỏng.
Ở những boy khỏe mạnh, tinh dịch đã hóa lỏng là một thể dịch đồng nhất có tính lưu động cao, không có lẫn sợi hoặc lẫn một ít sợi nhỏ nhưng khều lên sẽ bị đứt. Trạng thái lỏng cùng với tính lưu động này giúp cho “tinh binh” trong tinh dịch dễ dàng di chuyển, tiến sâu vào “cấm cung” của XX để có thể kết hợp với trứng và thụ thai. Trong khi đó, ở những “khổ chủ” mắc bệnh, “tinh binh” lại mất khả năng di chuyển do bị “cầm tù” trong dịch đặc, không thể tiến sâu vào “cấm cung” để kết hợp với trứng. Đó là lí do tại sao XY nào mắc bệnh này lại không thể có baby được đấy.
Video đang HOT
3. Có phải ít khi “tự sướng” thì sẽ dễ mắc bệnh tinh dịch đông đặc không? Mình hơi lo lắng vì mình rất ít khi “tự sướng” (có khi vài tháng mới 1 lần thui). Mình sợ cứ “ứ đọng” trong đó lâu thì tinh dịch sẽ dần dần bị… đông đặc mất. Mình có nên tăng số lần “tự sướng” lên nhiều hơn không? (Quốc Toàn, Hà Nội)
Trả lời:
Bạn Toàn thân mến!
Xin nói ngay để bạn yên tâm là “tự sướng” nhiều hay ít không hề liên quan dính dáng gì đến căn bệnh này đâu nhé. Thủ dâm nhiều hay ít chỉ giải quyết vấn đề sinh lý của mỗi XY thui, thậm chí thủ dâm quá nhiều còn gây hại cho sức khỏe í chứ. Cho nên bạn hãy hoàn toàn yên tâm với “mật độ” ít ỏi của mình nhé. “Mỗi cây mỗi hoa” mừ.
Thêm nữa, cho dù bạn có “xuất quân” hay không thì tinh dịch vẫn nằm yên vị trong túi tinh, không “tụ tập” lại với nhau gây đông đặc đâu, nên bạn không phải lo lắng nha! Hãy cứ ăn ngủ điều độ, giữ vệ sinh “cậu nhỏ” sạch sẽ và thoáng mát, đi khám ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường ở “vùng kín” là chăm sóc tốt cho “cậu nhỏ” và có thể an tâm về tinh dịch rùi.
4. Mình muốn hỏi có phải XY nào bị tinh dịch đông đặc thì khi xuất tinh sẽ rất đau phải không (vì… đặc quá mừ). Và căn bệnh “đáng ghét” này từ đâu ra vậy? (boy_hathanh@yahoo…)
Trả lời:
Chào bạn!
Đúng như bạn nói, ở những boy bị tinh dịch đông đặc, do độ đặc dính của tinh dịch quá cao nên có thể dẫn đến xuất tinh khó khăn hay bị đau, thậm chí đôi khi lẫn những giọt trắng hay máu nữa đấy. Nói chung những triệu chứng này tùy theo nguyên nhân gây bệnh, “gốc gác” bệnh là gì sẽ có những biểu hiện bệnh tương ứng.
Theo Đông y, tinh dịch là một loại âm dịch được tạo ra ở tạng thận nên sự hóa lỏng của nó có liên quan trực tiếp đến chức năng khí hóa của thận. Nếu như thận có vấn đề, các chất sẽ bị ứ đọng, quá trình khí hóa của tạng thận sẽ bị trục trặc dẫn đến tinh dịch không thể hóa lỏng được. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác, song chủ yếu do cơ địa của từng người bạn ạ.
5. Có nhiều “boys xui xẻo” bị mắc bệnh này không? Và có thể chữa được nó không vậy? (Văn Đồng, Hà Nội)
Trả lời:
Bạn Đồng thân mến,
Bệnh tinh dịch đông đặc này “hoành hành” khá dữ dội đấy. Theo các thống kê thì trong số XY vô sinh, có tới 10% các trường hợp là do tinh dịch không thể hóa lỏng được đấy.
Bệnh này có thể cải thiện được bằng Đông y và cả Tây y nữa. Tuy nhiên, mỗi “khổ chủ” thích hợp với một bài thuốc hoặc một cách điều trị khác nhau, do đó bác sĩ sẽ dựa vào từng triệu chứng cụ thể và thể tạng của từng bệnh nhân để tìm ra phương pháp chữa bệnh tốt nhất.
Xoắn tinh hoàn: căn bệnh nguy hiểm
"Thoát hiểm" trong gang tấc
Sau khi tan học về nhà, M.Tuấn (Đội Cấn-Hà Nội) đột nhiên cảm thấy đau dữ dội ở khu vực "đèn dầu". Khi kiểm tra, Tuấn phát hoảng vì thấy túi bi đôi của mình đột nhiên bị sưng to. Do ở nhà một mình nên Tuấn chỉ nên giường nằm nghỉ và âm thầm chịu đựng. Mai sau hôm đấy, mẹ Tuấn đi làm về sớm thấy Tuấn nhăn nhó kêu đau vội đưa Tuấn vào bệnh viện. Tại đây Tuấn được các bác sĩ chuẩn đoán là bị xoắn tinh hoàn, phải mổ gấp. Ca mổ sau đó đã thành công tốt đẹp nhưng bác sĩ cũng tiết lộ rằng chỉ cần chậm một vài phút nữa là tinh hoàn của Tuấn sẽ bị hoại tử và phải cắt bỏ.
Không như các căn bệnh khác, thời gian phẫu thuật xoắn tinh hoàn rất "ngặt nghèo". Đây là căn bệnh mà trong nhiều trường hợp, teenboys chỉ có thể "thoát hiểm" trong gang tấc.
"Thời gian vàng" để điều trị bệnh xoắn tinh hoàn theo các bác sĩ là trong vòng 6 giờ đầu tiên tính từ khi có biểu hiện đau. Trong vòng 6 giờ đầu, khả năng "cứu" được túi bi đôi nguyên vẹn như cũ cho teenboys là 100%. Còn nếu đến trong khoảng 6-12 giờ thì khả năng chỉ còn 50%. Nếu kéo dài từ 12-24 giờ thì chỉ còn 20% thành công. Còn nếu trên 24h thì hi vọng bằng 0% và bạn phải chấp nhận "hi sinh" ít nhất 1 bên "túi bi đôi" của mình.
Xoắn tinh hoàn - căn bệnh nguy hiểm
Xoắn tinh hoàn thường xảy ra với trẻ sơ sinh hoặc các bạn trai ở lứa tuổi dậy thì. Xoắn tinh hoàn xảy ra là do tinh hoàn tự xoay quanh trục của nó làm tắc nghẽn một phần hay toàn bộ mạch máu đến nuôi tinh hoàn.
Triệu chứng điển hình của bệnh là đau đột ngột một bên của túi bi đôi, sưng to, và thường kèm theo nôn mửa. Khi có những triệu chứng này, teenboys cần phải hết sức lưu ý và nói với bố mẹ để được đưa đến bệnh viện kịp thời. Trong nhiều trường hợp, do bố mẹ quá bận bịu hoặc cho đây là hiện tượng bình thường teenboys phải giải thích cho bố mẹ hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh, tránh để quá lâu.
Nếu không được chữa trị kịp thời khi bị xoắn tinh hoàn thì teenboys có nhiều khả năng bị mất khả năng sinh sản do tinh hoàn không còn để thực hiện chức năng của mình là: tạo ra tinh trùng và nội tiết tố nam. Nếu chỉ một bên tinh hoàn bị ảnh hưởng thì tinh hoàn còn lại vẫn cung cấp được các nội tiết tố nam bình thường nhưng khả năng vô sinh vẫn rất cao. Vì khi này, hệ miễn dịch của cơ thể được tự động hình thành, tạo ra các tế bào "tấn công" tinh trùng và tiêu diệt chúng.
Nguyên nhân xoắn tinh hoàn
Hiện nay chưa tìm được nguyên nhân chính xác của bệnh xoắn tinh hoàn mà còn tùy vào từng trường hợp cụ thể. Một trong những yếu tố dễ dẫn đến hiện tượng này là do sự chuyển đổi đột ngột nột tiết tố trong cơ thể khi bước vào lứa tuổi dậy thì.
Ngoài ra là do tinh hoàn quá di động (lúc sờ có trong túi bi đôi lúc lại không có). Trong thời kỳ bào thai, tinh hoàn nằm trong ở bụng. Trong suốt quá trình phát triển, tinh hoàn di chuyển dần vào trong túi bi đôi, kéo theo mạch máu nuôi dưỡng nó và các thành phần liên quan. Kết quả là tinh hoàn được treo lủng lẳng trong túi bi đôi như quả lắc đồng hồ, dễ bị xoắn hơn. Dần về sau tinh hoàn sẽ càng được cố định vững chắc hơn. Đây cũng là lí do giải thích tại sao xoắn tinh hoàn thường xảy ra nhiều ở trẻ em và lứa tuổi dậy thì.
Vì vậy, để phòng tránh xoắn tinh hoàn teenboys cần kiểm tra túi bi đôi của mình thường xuyên. Nếu thấy túi bi đôi thỉnh thoảng bị trống chỉ có 1 bên thì bạn cần phải đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.