Tinh dịch có màu vàng, bạn đừng chủ quan!
Tình trạng tinh dịch có màu vàng đôi khi do tinh dịch bị lẫn nước tiểu nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh mà bạn không nên chủ quan. Để kịp thời ngăn ngừa bệnh, bạn cần theo dõi thêm các dấu hiệu bất thường khác.
Chế độ ăn uống, tần suất xuất tinh hay các chứng viêm nhiễm đều có thể khiến tinh dịch có màu vàng. Bạn cần xác định nguyên nhân chính xác mới có thể giải quyết được tình trạng tinh dịch đổi màu này.
Tinh dịch của nam giới là gì?
Tinh dịch là một chất lỏng dạng gel có màu trắng đục mà nam giới xuất ra trong quá trình xuất tinh khi đạt cực khoái khi quan hệ hoặc thủ dâm. Tinh dịch chứa tinh trùng có thể thụ tinh với trứng cùng các chất dịch tiết từ các tuyến sinh sản của nam giới. Các bộ phận và tuyến chịu trách nhiệm sản xuất tinh dịch là:
Mào tinh hoàn và tinh hoàn: Tinh hoàn là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất tinh trùng. Mào tinh hoàn là ống vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn đến ống dẫn tinh.
Túi tinh: Túi tinh là bộ phận tạo ra một lượng tinh dịch đáng kể. Bộ phận này sản xuất ra chất dịch – một loại đường gọi là fructose có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng.
Tuyến tiền liệt: Tuyến này tạo ra một hóa chất gọi là kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (prostate-specific antigen – PSA) giúp tinh trùng bơi và tiếp cận trứng dễ dàng hơn.
Tuyến hành niệu đạo và tuyến niệu đạo: Những tuyến này chịu trách nhiệm sản xuất các chất nhầy giúp tinh dịch dễ dàng di chuyển hơn.
Mỗi bộ phận và tuyến của cơ quan sinh sản nam giới kể trên không những sản xuất tinh dịch mà cũng đóng vai trò trong việc xuất tinh. Nếu một hoặc nhiều cơ quan và tuyến này bị rối loạn chức năng, màu sắc của tinh dịch có thể thay đổi.
Đôi khi hiện tượng tinh dịch có màu khác thường chỉ xảy ra một lần duy nhất nhưng cũng có khi xảy ra thường xuyên. Mặc dù sự thay đổi màu sắc này không phải lúc nào cũng đáng lo nhưng có một số trường hợp, màu của tinh dịch có thể là dấu hiệu bệnh lý.
Hiện tượng tinh dịch đổi màu
Video đang HOT
Khi tinh dịch bị đổi màu, một trong những màu sắc thường thấy nhất là màu vàng. Một số nguyên nhân tiềm ẩn có thể khiến tinh dịch có màu vàng bao gồm:
Tinh dịch có lẫn nước tiểu: Tinh dịch và nước tiểu đều đi qua niệu đạo để ra khỏi cơ thể. Vậy nên, nước tiểu có thể bị lẫn với tinh dịch khiến tinh dịch có màu vàng.
Bệnh vàng da: Đây là bệnh xảy ra khi gan bị tổn thương và không thể phá vỡ bilirubin, khiến nồng độ chất này trong máu quá cao. Bilirubin là một hóa chất màu vàng có trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy trong tế bào hồng cầu. Một trong những dấu hiệu thường thấy nhất của bệnh vàng da là tình trạng vàng mắt nhưng bệnh này cũng có thể khiến da và tinh dịch có màu vàng.
Số lượng bạch cầu cao bất thường: Các chứng viêm có thể khiến số lượng tế bào bạch cầu cao lên bất thường. Lượng bạch cầu dư có thể được giải phóng qua tinh dịch, khiến tinh dịch có màu vàng. Tình trạng này được gọi là bệnh pyospermia hoặc leukocytospermia.
Các chứng nhiễm trùng lây qua đường tình dục: Các chứng nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) như chlamydia, herpes hoặc lậu có thể khiến tinh dịch có màu vàng. Khi bạn mắc các chứng viêm nhiễm này, tinh dịch cũng có thể có mùi khó chịu.
Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn những thực phẩm có chứa nhiều phẩm màu có thể gây ra tình trạng tinh dịch có màu vàng. Bên cạnh màu sắc, mùi của tinh dịch cũng có thể thay đổi nếu bạn ăn thực phẩm có mùi mạnh như tỏi, hành tây, măng tây hoặc bông cải xanh.
Không xuất tinh thường xuyên: Nếu bạn không xuất tinh trong một khoảng thời gian, tinh dịch có thể bị lẫn với nước tiểu và có màu vàng.
Mặc dù hiện tượng tinh dịch có màu vàng thường không quá nguy hiểm nhưng bạn vẫn nên theo dõi để đi khám khi cần thiết, đặc biệt là khi tinh dịch có màu vàng đậm. Nếu bạn thấy mình có các triệu chứng khác như da vàng, sốt, tinh dịch có mùi hoặc đau khi xuất tinh, hãy đi khám ngay.
Ngoài màu vàng, tinh dịch cũng có thể đổi thành các màu khác và những màu sắc này là dấu hiệu của các tình trạng khác nhau. Một số thay đổi về màu sắc của tinh dịch bạn có thể thấy là:
Nâu hoặc đỏ: Đôi khi các mạch máu xung quanh các túi tinh có thể bị rò rỉ hoặc vỡ. Việc này có thể khiến tinh dịch đổi màu nâu hoặc đỏ. Nếu tinh dịch tiếp tục có màu đỏ sau 1 – 2 ngày, bạn nên đi khám.
Màu xanh lá cây: Tinh dịch có màu xanh lá cây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng tuyến tiền liệt hoặc các mô xung quanh. Bệnh nhiễm trùng tuyến tiền liệt có thể đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, tiểu khó, đau khi xuất tinh… Vậy nên, bạn hãy đi khám ngay nếu hiện tượng tinh dịch có màu xanh lá đi kèm với những dấu hiệu trên.
Điều trị tình trạng tinh dịch có màu vàng
Phương pháp điều trị tình trạng tinh dịch có màu bất thường sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh cho bạn nếu nguyên nhân khiến tinh dịch chuyển màu vàng là do nhiễm trùng.
Nếu bạn nghi ngờ hiện tượng tinh dịch có màu vàng của mình là do nhiễm trùng, hãy hạn chế quan hệ tình dục cho đến khi bác sĩ kiểm tra để tránh lây cho bạn tình.
Nếu tình trạng tinh dịch đổi màu là do chế độ ăn uống, bạn có thể tự nấu ăn ở nhà để hạn chế ăn phải những thức ăn có phẩm màu, từ đó cải thiện tình trạng. Bên cạnh đó, việc uống nhiều nước cũng rất có ích trong trường hợp này.
Tình trạng tinh dịch có màu sắc, kết cấu và thậm chí là mùi khác thường không hẳn là do vấn đề nghiêm trọng nên bạn không cần quá lo lắng khi thấy tinh dịch có màu vàng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi khám ngay nếu màu sắc của tinh dịch đi kèm với các triệu chứng bất thường như đau, sốt, nước tiểu có máu… Hãy lưu ý những dấu hiệu bất thường, bạn sẽ ngăn ngừa được nhiều nguy cơ sức khỏe!
Theo Hellobacsi
Nguyên nhân dẫn đến thiểu năng tinh trùng khiến cả triệu đàn ông "ngã ngửa"
Thiểu năng tinh trùng là tình trạng suy giảm về số lượng, độ di động hoặc tỉ lệ hình dạng bình thường của tinh trùng. Cần hiểu rõ thiểu năng tinh trùng, để có cách phòng tránh một cách hữu hiệu, nhằm giảm thiểu tỉ lệ hiếm muộn ở nam giới.
Trong số những nguyên nhân gây vô sinh cho nam giới chủ yếu là do thiểu năng tinh trùng. Đây là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên.
Thiểu năng tinh trùng là tình trạng suy giảm về số lượng, độ di động hoặc tỉ lệ hình dạng bình thường của tinh trùng. Cần hiểu rõ thiểu năng tinh trùng, để có cách phòng tránh một cách hữu hiệu, nhằm giảm thiểu tỉ lệ hiếm muộn ở nam giới.
Vai trò của tinh trùng
Trong đời sống sinh lý - sinh dục nam, tinh trùng giữ vai trò hết sức quan trọng. Tinh trùng nói lên tình trạng sức khỏe cũng như khả năng sinh sản, bên cạnh đó có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng, gây ảnh hưởng không nhỏ cho quá trình sinh sản. Tinh trùng được sinh ra ở ống sinh tinh trong tinh hoàn, sau đó được tách khỏi các tế bào Sertoli và lớp biểu mô của ống sinh tinh để di chuyển từ ống sinh tinh đến mào tinh, ống dẫn tinh và túi tinh; tinh trùng dần dần trưởng thành để đảm bảo chức năng thụ tinh trứng sau khi đi vào đường sinh dục người phụ nữ.
Hút thuốc lá, uống rượu... sẽ ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng tinh trùng
Đánh giá mẫu tinh dịch đồ bình thường
Theo tổ chức Y tế Thế giới, một mẫu xét nghiệm được cho là tinh dịch đồ bình thường khi tinh dịch có thể tích từ 2 - 6ml, số lượng tinh trùng tối thiểu là 20 triệu/ml tinh dịch, thong thường lượng tinh trùng dao động từ 20 - 250 triệu/ml, hình dạng bình thường của tinh trùng phải trên 60%, tỉ lệ tinh trùng di động khoảng 1 giờ sau khi phóng tinh trung bình là 60%, nhưng tối thiểu không dưới 50%. Độ pH 7,2 - 8, màu sắc có màu trắng đục hay vàng nhạt. Hiện nay theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, tiêu chuẩn bình thường về mật độ tinh trùng trong tinh dịch của nam>20 triệu/ ml. So với năm 1999 là> 60 triệu/ml, tiêu chuẩn hiện nay thấp hơn nhiều.
Các yếu tố ảnh hưởng
Một số yếu tố tác động gây nên những rối loạn nội tiết tố sinh sản dẫn đến thay đổi rất lớn về số lượng và chất lượng của tinh trùng. Như nhiệt độ, tinh trùng chỉ được tạo thành và phát triển ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của cơ thể từ 1 - 20C. Chính vì vậy theo quy luật tự nhiên, trên cấu trúc cơ thể của nam giới bình thường, tinh hoàn nằm ở bùi được che chở bởi lớp da và 7 lớp cơ Dartos của bìu, có thể ví bìu như một hệ thống điều hòa nhiệt độ tự động, tùy theo nhiệt độ, nóng lạnh của môi trường bên ngoài, các, các lớp cơ ở bùi sẽ tự động co giãn để điều chỉnh sao cho vùng tinh hoàn luôn luôn giữ được nhiệt độ thích hợp nhất thuận lợi cho việc sinh sản sinh tinh trùng. Một số bệnh lý như tinh hoàn trong ổ bụng, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn không xuống bìu, dãn tĩnh mạch tinh sẽ làm tăng nhiệt độ vùng tinh hoàn ngang với nhiệt độ cơ thể sẽ ảnh hưởng đến việc sinh sản tinh trùng.
Ngoài ra, nam giới không nên mặc quần bó sát với cơ thể, điều này làm cho nhiệt độ vùng tinh hoàn tăng ngang với nhiệt độ cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến sinh sản tinh trùng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với nhiệt độ cao, ô nhiễm môi trường và hóa chất công nghiệp, các gốc oxy hóa tự do... có thể làm tổn thương cấu trúc di truyền của tinh trùng. Hút thuốc lá và uống rượu nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh sản tinh trùng, đến cả tính chất, số lượng và tính di động của tinh trùng. Uống nhiều rượu có thể làm giảm số lượng tinh trùng, nhưng tác hại chính của rượu là làm tổn thương tới sự chế tiết testosterol, do rượu làm tăng quá trình phân hủy hormone này và biến đổi ngược lại thành estrogen và làm giảm ham muốn tình dục.
Một số kháng sinh có thể làm lượng tinh trùng tụt xuống tận 0, sau khi ngưng sử dụng phải mất khoảng 70 ngày mới tạo ra thế hệ tinh trùng mới. Thuốc như: Cimetidin dùng điều trị loét dạ dày - tá tràng, Colchicin điều trị gout, Phenintoin điều trị động kinh, Salazopyrin điều trị viêm đại tràng, Nitrofurantoin điều trị viêm đường tiết niệu đều có thể ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng. Tuy nhiên, nếu dung thuốc xen kẽ sẽ không ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng, khi ngưng thuốc tinh trùng sẽ phục hồi hoàn toàn. Các loại thuốc điều trị ung thư như Cyclophosphamid khi dùng kéo dài và với liều cao có thể gây vô sinh vĩnh viễn.
Thuốc gây nghiện như morphin, ma túy có thể gây vô sinh và làm giảm hoóc-môn, là nguyên nhân hiển nhiên gây rối loạn cương dương và vô sinh, vì thuốc có thể kích thích chế tiết một loại hóoc-môn khác gọi là prolactin, dẫn đến tổn thương chức năng tạo tinh trùng.
Cách xác định thiểu năng tinh trùng
Thông thường xác định ban đầu nguyên nhân là vô sinh nam. Thiểu năng tinh trùng chiếm đa số các nguyên nhân gây vô sinh nam. Ta dựa vào mẫu xét nghiệm tinh dịch đồ để đánh giá thiểu năng tinh trùng bao gồm các bất thường về số lượng tinh trùng, độ di động và hình dạng tinh trùng. Bên cạnh đó cần hỏi kỹ tiền căn, thói quen hút thuốc lá, uống rượu hay đang sử dụng thuốc, đồng thời thăm khám bộ phận sinh dục ngoài về tinh hoàn của người bệnh, phát hiện những trường hợp bất thường về tinh hoàn.
Mỗi lần xét nghiệm mẫu tinh chất có sự thay đổi rất lớn giữa lần xét nghiệm này với lần xét nghiệm khác, chỉ khẳng định khi xét nghiệm nhiều lần cho thấy đều là bất thường thì mới có giá trị kết luận. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta thấy có khoảng 20% số nam giới có con khi có số lượng tinh trùng dưới 20 triệu/ml và bất kỳ một bệnh lý nào dù nhẹ hay nặng cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản tinh trùng, vì vậy thời điểm đánh giá phải tránh xa giai đoạn này. Thiểu năng tinh trùng do suy chức năng tinh hoàn, testosterone giảm, FSH, LH tăng.
Điều trị
Cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra thiểu năng tinh trùng để có kế hoạch điều trị một cách có hiệu quả. Điều đó mới mang lại niềm vui, niềm ao ước của các cặp vợ chồng hiếm muộn. Loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng gây ra thiểu năng tinh trùng, điều trị tốt các nguyên nhân như tinh hoàn ẩn, tinh hoàn trong ổ bụng.
Về dùng thuốc điều trị nội khoa hiện nay có nhiều quan điểm đã được giới thiệu và áp dụng để điều trị rối loạn chức năng tinh trùng không rõ nguyên nhân như: Androgens, gonadotropins, kháng estrogen, các chất chống oxy-hóa, nhưng không có phương pháp nào chứng minh được hiệu quả một các đáng tin cậy trên cải thiện chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, một số quan điểm vẫn ủng hộ điều trị thiểu năng tinh trùng bằng gonadotropins theo kinh nghiệm. Thời gian được điều trị thường kéo dài từ 3 - 6 tháng.
Hiện nay việc hỗ trợ sinh sản trong điều trị vô sinh đã mang lại kết quả tốt đẹp rất nhiều cho các cặp hiếm muộn về thụ tinh nhân tạo, tùy vào mức độ nguyên nhân gây ra hiếm muộn mà sử dụng các phương pháp điều trị như bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở thời điểm phóng noãn, thụ tinh trong ống nghiệm...
Theo Sức khỏe đời sống
Người vợ bị nhiễm trùng tiết niệu mãi không khỏi, chồng thú nhận lý do khiến bác sĩ chán nản Một người phụ nữ liên tục bị tái phát bệnh nhiễm trùng tiết niệu. Bác sĩ sau khi tìm hiểu cuối cùng phát hiện chính người chồng và nhân tình đã khiến cho người vợ mắc bệnh. Bác sĩ thận học Hong Yongxiang đã chia sẻ trong chương trình "Physician Spicy" về một trường hợp người vợ bị nhiễm trùng đường tiết niệu...