Tỉnh đầu tiên ở miền Trung công bố hết một dịch bệnh nguy hiểm trên đàn lợn
Đại diện Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết, đến nay tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh này đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi.
Đây là tỉnh đầu tiên trong khu vực Bắc Trung bộ công bố hết dịch.
Theo đó, từ ngày 20/9 đến 16/12/2021, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, dịch tả lợn châu Phi đã tái xuất hiện tại 650 hộ của 226 thôn thuộc 71 xã của 12 huyện, buộc phải tiêu hủy gần 4.200 con lợn với trọng lượng hơn 306 tấn.
Trước tình hình đó, Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các huyện có dịch tập trung triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp cấp bách để ngăn chặn, khống chế, dập tắt dịch bệnh.
Ngành chức năng kiên quyết tiêu hủy toàn bộ số lợn nhiễm bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo không làm phát tán mầm bệnh ra diện rộng. Ảnh: Hoài Thu
Ông Hoàng Viết Chọn – Phó Giám đốc Sở NNPTNT cho biết, việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch đã giúp tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch.
Video đang HOT
Đến nay, đã sau 21 ngày trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã không có lợn mắc bệnh hoặc chết do dịch tả lợn châu Phi. Trong đó, thị xã Nghi Sơn là địa phương cuối cùng của tỉnh Thanh Hoá công bố hết dịch tả lợn châu Phi.
Để kịp thời ngăn chặn, dập tắt ổ dịch không để lây lan ra diện rộng, Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn cụ thể các nhiệm vụ, biện pháp về phòng, chống dịch bệnh, phân công lãnh đạo Sở, lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y cùng 2 đội phản ứng nhanh ứng phó tại địa bàn có các ổ dịch tả lợn châu Phi.
Thành lập 6 chốt kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra vào vùng dịch theo quy định.
Kiểm tra, kiểm soát xe chở gia súc, gia cầm đi qua địa bàn tỉnh tại Trạm Kiểm dịch động vật và thủy sản TX. Nghi Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: Hoài Thu
Đồng thời, kiên quyết tiêu hủy toàn bộ số lợn của các hộ chăn nuôi có dịch tả lợn châu Phi đúng quy trình kỹ thuật, đúng theo chỉ đạo của Bộ NNPTNT, hướng dẫn của Cục Thú y, đảm bảo không làm phát tán mầm bệnh ra diện rộng.
Ngành chức năng cũng đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người dân tiêu độc khử trùng tiêu diệt mầm bệnh ngay từ khi phát sinh.
Cụ thể, đối với vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 3 tuần tiếp theo; đối với vùng đệm vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/tuần liên tục trong vòng 21 ngày kể từ khi có ổ dịch.
Tỉnh Thanh Hóa đã huy động gần 42.000 lít hóa chất phun tiêu độc khử trùng, trên 1.800 lít hóa chất diệt côn trùng và 38,7 tấn vôi bột để thực hiện phòng, chống dịch.
Lực lượng chức năng phun hóa chất tiêu độc khử trùng trước khi đưa lợn đi tiêu hủy. Ảnh: Hoài Thu
Ông Đặng Văn Hiệp – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết, các đơn vị vẫn đang tích cực tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để các doanh nghiệp, người chăn nuôi và cộng đồng doanh nghiệp, người dân nắm chắc, hiểu rõ mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, các chính sách hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định.
Ngoài việc tập trung triển khai các biện pháp dập dịch, tỉnh Thanh Hóa đang khuyến cáo người chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học để phòng, chống dịch và nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Chủ tịch Quảng Ngãi: "Mỗi năm có một cái Tết, phải để bà con về quê"
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh khẳng định, sẽ bỏ quy định xét nghiệm RT-PCR nhằm giảm chi phí cho người dân về quê đón Tết.
Trưa 7/1, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết, dịp Tết Nguyên đán đã đến gần, nhiều người dân Quảng Ngãi xa quê sẽ có nhu cầu về nhà đón Tết.
Để tạo điều kiện cho người dân, giảm gánh nặng chi phí, Quảng Ngãi sẽ bãi bỏ quy định yêu cầu người dân phải xét nghiệm RT-PCR khi về đến địa phương. Cùng với đó, tỉnh cũng xem xét, điều chỉnh các biện pháp cách ly y tế, theo dõi sức khỏe để người dân có điều kiện đón Tết thuận lợi nhất.
Ông Đặng Văn Minh khẳng định, thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã làm tốt các biện pháp chống dịch. Ý thức phòng dịch của người dân địa phương cũng tốt. Do đó, địa phương không khuyến cáo hay vận động người dân hạn chế về quê dịp Tết.
"Mỗi năm mới có một cái Tết, phải để bà con về thăm gia đình, thắp hương cho ông bà, tổ tiên. Tỉnh sẽ tạo điều kiện cho bà con xa quê về nhà dịp Tết", ông Minh nói.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người dân về quê dịp Tết Nguyên đán.
Người đứng đầu chính quyền tỉnh Quảng Ngãi mong muốn, mỗi người dân cần nâng cao ý thức phòng dịch để trước hết tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình, cho gia đình và toàn xã hội.
"Người dân bây giờ rất có ý thức phòng dịch nên tỉnh chỉ vận động, tuyên truyền, không phải cấm đoán. Thứ 2 tuần tới, tỉnh sẽ họp trung tâm chỉ huy phòng chống dịch để điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch, tạo điều kiện cho người dân về quê đón Tết", ông Minh nhấn mạnh.
Tính từ đầu năm 2021 đến nay, tỉnh Quảng Ngãi ghi nhận 6.248 ca mắc Covid-19. Toàn tỉnh có trên 96,2% số người trên 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine; trên 94% trẻ em từ 12 đến 17 tuổi được tiêm một mũi vaccine. Tỉnh Quảng Ngãi đang tiến hành tiêm mũi 3 vaccine phòng Covid-19 cho người dân.
Mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm dịch động vật dịp Tết Nhằm góp phần trong việc cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản tỉnh Hậu Giang bước vào đợt cao điểm kiểm tra hoạt động kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú...