Tỉnh đầu tiên ở miền Tây tiêm vắc xin cho học sinh
Sáng 1-11, Sóc Trăng bắt đầu tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho học sinh, dự kiến tiêm cho tất cả trẻ em từ 3 đến dưới 18 tuổi trong vài tháng.
Trong khi đó, Kiên Giang đề xuất cho học sinh được tiêm vắc xin và đến trường học trực tiếp.
Học sinh THPT ở Sóc Trăng làm thủ tục tiêm vắc xin ngừa COVID-19 – Ảnh: K.T.
Sáng 1-11, ngành y tế tỉnh Sóc Trăng bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho các em học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 trên địa bàn với số lượng gần 31.600 em.
Tại Trường THPT Trần Văn Bảy (huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng), từ sáng sớm, các em học sinh đã có mặt tại điểm tiêm vắc xin với tâm trạng phấn khởi khi được tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Em Phạm Hứa Thảo Nguyên (học sinh Trường THPT Trần Văn Bảy) cho biết em và các bạn tìm hiểu và biết dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường hợp bị dương tính do chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa nên khi nhận được thông báo học sinh sẽ tiêm vắc xin, em và các bạn rất vui.
Video đang HOT
Điều này đồng nghĩa cá nhân em được bảo vệ sức khỏe và sắp được trở lại trường để học trực tiếp. Sau khi tiêm vắc xin, em sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc khuyến cáo của ngành y tế về các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó có thông điệp 5K.
Ông Nguyễn Văn Quận – bí thư, chủ tịch UBND thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng – cho biết ngày hôm nay, thành phố sẽ triển khai tiêm vắc xin cho học sinh THPT đang có mặt trên địa bàn. Thứ tự tiêm bắt đầu cho lớp 12, sau đó là lớp 11 và lớp 10.
Ông Quận cho biết cái khó cho thành phố Sóc Trăng là học sinh của các trường trên địa bàn không chỉ là học sinh ở thành phố mà còn có nhiều học sinh ở các xã, huyện trong tỉnh, trong đó có không ít học sinh đang trong khu vực phong tỏa hoặc vùng có nhiều ca dương tính, nên UBND thành phố Sóc Trăng đề xuất học sinh ở địa phương nào tiêm ở địa phương đó để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Theo kế hoạch của tỉnh Sóc Trăng, từ tháng 11-2021 đến quý 1-2022, tổ chức tiêm 2 liều cho tất cả trẻ em từ 3 đến dưới 18 tuổi đang sinh sống trên địa bàn, bao gồm cả trẻ em tạm trú trong thời gian từ 6 tháng trở lên.
Theo đó, từ ngày 1-11 đến ngày 5-11, tiêm mũi 1 cho trẻ em từ 16 đến dưới 18 tuổi (học sinh lớp 10 đến lớp 12). Từ ngày 26-11 đến ngày 30-11, tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 16 đến dưới 18 tuổi. Từ ngày 1-12 đến ngày 6-12, tiêm mũi 1 cho trẻ em từ 12 đến dưới 16 tuổi (học sinh lớp 6 đến lớp 9). Từ ngày 26-12 đến ngày 30-12, tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 16 tuổi. Quý 1 năm 2022, tiêm cho trẻ em từ 3 đến dưới 12 tuổi.
Ông Trần Văn Lâu – chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng – đánh giá cao công tác chuẩn bị, xây dựng kế hoạch của ngành y tế đối với công tác tiêm vắc xin cho học sinh. Đồng thời, tỉnh yêu cầu thực hiện tiêm vắc xin đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, công tác chuẩn bị phải được thực hiện kỹ lưỡng, thực hiện tốt khâu tuyên truyền, tổ chức khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm vắc xin cho trẻ em.
Kiên Giang đề xuất cho học sinh được tiêm vắc xin và đến trường học trực tiếp
Ngày 1-11, ông Trần Quang Bảo – giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Kiên Giang – đã ký tờ trình gửi UBND tỉnh về việc đề xuất cho học sinh được tiêm vắc xin phòng COVID-19 và đến trường học trực tiếp.
Theo đó, dự kiến tiêm vắc xin cho học sinh lớp 12 vào ngày 1-11; ngày 8-11 tiêm cho khối lớp 10, 11; ngày 15-11 tiêm cho học sinh lớp 6, 7, 8, 9 và dự kiến đến ngày 29-11 sẽ tiêm vắc xin cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học.
Thời gian học sinh đến trường học trực tiếp: ngày 15-11 học sinh khối 12; ngày 22-11, học sinh khối lớp 10, 11; ngày 29-11, học sinh các khối 6, 7, 8, 9; ngày 13-12-2021, học sinh tiểu học, trẻ mầm non.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hà Văn Phúc – giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang – cho biết hiện sở đã có kế hoạch gửi UBND tỉnh về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh lớp 12, dự kiến tiêm vào ngày 3-11.
Mở rộng điều tra vụ gần 400 người dân bị ngộ độc ở Bình Định
Liên quan đến vụ gần 400 học sinh, người dân ngộ độc ở huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định), ngày 23-3, ông Bùi Ngọc Lân, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định (CDC Bình Định) đã có báo cáo về kết quả xét nghiệm các mẫu nước của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường.
Cụ thể, kết quả xét nghiệm 2 mẫu nước tại nhà máy nước sạch Bình Tường - Vĩnh An và mẫu nước tại vòi sử dụng của người dân mắc các chứng bệnh, nồng độ clo dư tự do thấp hơn ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 01-1:2018/BYT; không phát hiện vi khuẩn gây bệnh đường ruột; các thông số còn lại có giá trị trong giới hạn cho phép...
Cháu bé trong vụ ngộ độc được điều trị vào ngày 20-3
Còn kết quả xét nghiệm của CDC Bình Định cũng thể hiện, các thông số xét nghiệm vi sinh vật liên quan trong vụ việc đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 011:2018/BYT.
Qua đó, ngành chức năng kết luận, hầu hết các trường hợp bệnh có biểu hiện ở mức độ nhẹ và có triệu chứng tương tự nhau, bệnh xảy ra trên diện rộng trong cùng thời điểm, ở nhiều trường học, nhiều lứa tuổi (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và cả người lớn ở cộng đồng). Vì vậy có khả năng là tình trạng ngộ độc nhẹ.
Báo cáo của CDC Bình Định nêu, hiện vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân tình trạng ngộ độc nhẹ tập thể trên. CDC Bình Định đề nghị Trung tâm Y tế huyện Tây Sơn tiếp tục giám sát phát hiện các trường hợp bệnh tương tự tại địa phương, tổ chức khám bệnh và làm một số xét nghiệm phù hợp với triệu chứng bệnh để có gợi ý chẩn đoán nguyên nhân. Theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người dân; hướng dẫn người dân đến cơ sở y tế kịp thời nếu trường hợp bệnh nặng nhằm hạn chế các biến chứng.
Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng, ban ngành tại địa phương tổ chức điều tra mở rộng toàn diện các yếu tố khác để tìm nguyên nhân như: thực phẩm, không khí, vấn đề sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật...
Trước đó, quá trình điều tra yếu tố dịch tễ liên quan đến vụ việc, đơn vị chức năng chưa lấy được các mẫu thực phẩm, mẫu chất nôn, phân, không khí, vấn đề sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật...
Theo CDC Bình Định, các em học sinh tại 2 xã Bình Tường và Vĩnh An đều ăn sáng tại nhà hoặc các hàng quán gần trường, không ăn tập trung một chỗ, trưa và chiều về ăn chung cùng gia đình với các thức ăn như mọi ngày. Trước mắt, qua điều tra yếu tố dịch tễ, không có loại thức ăn khác lạ...
Do những người bệnh không tham dự bữa ăn tập trung, không cùng ăn 1 thời điểm nên không lấy được mẫu thực phẩm. Còn về mẫu chất nôn, phân thì thời điểm điều tra, các trường hợp bệnh đã khỏi, không có hiện tượng nôn hay tiêu chảy nên không lấy được chất nôn và phân...
Như Báo SGGP đã phản ánh, từ chiều 17-3 đến ngày 19-3, tại địa bàn 2 xã Bình Tường, Vĩnh An (huyện Tây Sơn) ngành chức năng phát hiện 383 ca (chủ yếu là học sinh) mắc các chứng bệnh, như: nôn ói, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy... Nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị.
Hơn 300 người ở Bình Định bị ngộ độc là do nguồn nước Nhiều người dân và học sinh bị ngộ độc phải nhập viện do sử dụng nguồn nước của Nhà máy nước Bình Tường-Vĩnh An (Bình Định). Ngày 21/3, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Tây Sơn (Bình Định) xác nhận, kết quả ban đầu gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định về vụ hơn 300 người bị ngộ độc...