Tỉnh có nguy cơ “ế vợ” cao nhất Việt Nam: Nguyên nhân vì sao?
Hàng triệu đàn ông Việt Nam đang đối diện với nguy cơ không thể cưới được vợ, trong đó có một tỉnh được dự đoán là nơi có tỷ lệ “ế vợ” cao nhất trong cả nước.
Trong nhiều năm gần đây, vấn đề mất cân bằng giới tính đã trở thành một trong những vấn đề nóng. Kể từ năm 2006, chênh lệch giới tính giữa nam và nữ đã bắt đầu nổi lên rõ rệt khi tỷ lệ là 109 bé trai/100 bé gái. Số liệu này đã tăng lên thành 112,1 bé trai/100 bé gái vào năm 2022.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) đã nhận định rằng tình trạng mất cân bằng giới tính đang trở nên cực kỳ nghiêm trọng khi xuất hiện tại tất cả 6/6 vùng kinh tế – xã hội, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng và vùng miền núi trung du phía Bắc, nơi mà tỷ lệ mất cân bằng giới tính cao nhất.
Sẽ có nhiều đàn ông Việt Nam “ế vợ” trong tương lai (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Hiện tại, Việt Nam có 21 tỉnh có tỷ lệ giới tính cao hơn mức trung bình (112 bé trai/100 bé gái). Sơn La đứng đầu với tỷ lệ bé trai vượt quá bé gái (117 bé trai/100 bé gái), tiếp theo là Nghệ An (116,6 bé trai/100 bé gái), Hà Nội (112,7 bé trai/100 bé gái)… Điều này làm cho nơi này trở thành địa phương có tỷ lệ đàn ông “ế vợ” cao nhất Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ số này ở nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ lại thấp hơn mức trung bình với con số 108 bé trai/100 bé gái.
Với tình trạng này, dự báo vào năm 2034, Việt Nam sẽ có thêm 1,5 triệu đàn ông thừa ra và con số này dự kiến sẽ tăng lên 2,5 triệu vào 25 năm sau đó (theo Tổng cục Thống kê). Trong nhiều năm, Sơn La luôn là tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất cả nước.
Điều này có nghĩa là, đàn ông ở tỉnh này có nguy cơ “ế vợ” cao nhất Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng mất cân bằng giới tính này được cho là bắt nguồn từ định kiến giới và tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” vẫn còn sâu trong nhiều thế hệ ở Việt Nam. Hơn nữa, nhiều người còn can thiệp vào quá trình sinh sản để lựa chọn giới tính cho con.
Biến tướng chơi hụi và những hệ lụy đau lòng
Gần đây, trên địa bàn các tỉnh, thành Tây Nam Bộ nói chung, Bạc Liêu nói riêng liên tiếp xảy ra nhiều vụ vỡ hụi với số tiền bị chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng.
Mặc dù cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo, song không ít người vẫn sập bẫy (chủ yếu là phụ nữ) trước những biến tướng từ việc chơi hụi dẫn đến nhiều hệ lụy đau lòng.
Trong hai ngày 24, 25/4, TAND tỉnh Bạc Liêu mở phiên tòa xét xử 2 chủ hụi cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Đáng chú ý, bị cáo trong 2 vụ án là chị em ruột Ong Thị Kim Lợi (SN 1984) và Ong Thị Bích Ngọc (SN 1988, cùng ngụ ấp Béc Hen Lớn, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi).
Nguyễn Hoàng Ngân (áo sáng màu), lập hàng chục dây hụi online, tạo các tài khoản ảo để hốt hụi, chiếm đoạt gần 10 tỷ đồng.
Ngọc bắt đầu làm chủ hụi từ năm 2010, còn Lợi vào năm 2016. Cả hai mở hàng chục dây hụi ngày, tuần, tháng, 4 tháng... có giá trị từ 200.000 đến 5.000.000 đồng/phần và kêu gọi nhiều người dân sinh sống trên địa bàn các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, TP Bạc Liêu tham gia. Quá trình làm chủ hụi, cả 2 nhiều lần sử dụng tiền đóng hụi của hụi viên để chi tiêu cá nhân dẫn đến mất cân đối. Để bù đắp, Ngọc và Lợi lấy tên giả tham gia nhiều dây hụi, mạo danh hụi viên để hốt hụi, bán hụi khống... chiếm đoạt trên 20 tỷ đồng. Trong hai phiên tòa, bị hại ngồi kín ghế trong phòng xét xử với ánh mắt đầy lo âu. Nhiều trong số đó là những phụ nữ nông dân lam lũ ở quê. Họ chắt bóp tiền từ vụ lúa, vụ màu, tiền làm thêm để đóng hụi với mong muốn tích cóp tiền sửa căn nhà, mua thêm đồ gia dụng có giá trị, lo cho con đi học... Nhưng trong phút chốc, khi Lợi và Ngọc lánh mặt, tuyên bố vỡ hụi, nhiều người thất thần vì số tiền họ đóng hụi nay mất trắng, người ít thì vài chục triệu, người nhiều hàng trăm triệu đồng.
Với hành vi gây ra, Lợi, Ngọc lần lượt đối diện mức án 15 năm và 19 năm tù giam. Xót xa nhất vẫn là hàng trăm bị hại cho đến khi phiên tòa kết thúc vẫn còn ngơ ngác, vô định. Với bản án tuyên Lợi và Ngọc phải trả lại tiền cho các bị hại đúng với số tiền đã chiếm đoạt, nhưng khi nào, làm sao để lấy lại được khoản tiền đã mất đó thì còn là một câu chuyện... dài.
Chơi hụi là một hình thức tích góp tiền phổ biến dựa trên thỏa thuận về số thành viên, mức tiền đóng, thời gian khui và lợi nhuận qua các chu kỳ hốt. Về bản chất, chơi hụi không phải là hành vi phạm pháp, bởi nếu thật sự hoạt động đúng quy định, thì đây cũng là một hình thức tiết kiệm có lãi suất. Khi cần vốn để chi tiêu, kinh doanh, có thể hốt hụi để xoay xở, việc đóng tiền hụi hằng tháng với một ít lãi suất cũng không quá khó. Còn chủ hụi thì được nhận tiền hoa hồng xem như một hình thức trả công khi đứng ra tổ chức dây hụi, mở các kỳ khui hụi, thu gom tiền hụi và chịu trách nhiệm trước các hụi viên. Đây là một loại hình giao dịch không mới, đã được hình thành theo thói quen lâu đời trong đời sống người dân.
Đại tá Châu Quốc Huy, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết: "Việc chơi hụi đã được quy định cụ thể, chi tiết tại nhiều văn bản pháp luật có liên quan. Thời gian qua, lãnh đạo Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với các ban, ngành, địa phương rà soát, thống kê các nhóm hụi hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh, trên cơ sở đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định pháp luật liên quan đến hụi để người dân nắm, thực hiện; đồng thời, nắm chặt tình hình, kịp thời phát hiện, xác định tính chất, mức độ vi phạm khi có vụ vỡ hụi xảy ra để có hướng xử lý phù hợp".
Mặc dù việc chơi hụi đã được pháp luật cụ thể hóa bằng những văn bản quy định chi tiết nhưng thực tế việc chơi hụi ngày nay lại có quá nhiều biến tướng, với nhiều nguy cơ tiềm ẩn vỡ hụi, giật hụi. Một số đối tượng lợi dụng việc chơi hụi để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật... khiến nhiều hụi viên "trắng tay", lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.
Từ hình thức chơi hụi truyền thống, hiện với việc tham gia mạng xã hội rộng rãi, nhiều người dân bắt đầu tiếp xúc với hình thức chơi hụi trực tuyến hay còn gọi là "hụi online". Từ những nhóm chơi hụi nhỏ đến những nhóm hàng chục, hàng trăm thành viên, nơi mà hầu hết người chơi đều không quen biết nhau, thậm chí còn không biết chủ hụi ngoài đời thực. Họ chỉ biết chủ hụi thông qua các tài khoản mạng xã hội Facebook, Zalo, mọi hình thức giao dịch, thanh toán thông qua tài khoản ngân hàng và đương nhiên mức độ an toàn chỉ được kiểm chứng bằng... lòng tin.
Từ một hình thức góp vốn hỗ trợ lẫn nhau, nay lại ngày một biến tướng với những rủi ro và hệ lụy đau lòng. Phải chăng, đã đến lúc mỗi người dân nên tự cảnh giác và trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia chơi hụi. Song, thiết nghĩ người dân nên cân nhắc chọn lựa các hình thức khác để đầu tư, tiết kiệm phù hợp, an toàn, để những đồng tiền tích cóp của mình... không rơi vào túi kẻ lừa đảo.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Bạc Liêu đã tiếp nhận, điều tra 16 vụ, liên quan 20 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức chơi hụi, ước tính thiệt hại tài sản hàng chục tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã khởi tố 14 vụ, 18 bị can; hiện đang tiếp tục xác minh, làm rõ 2 vụ, 2 đối tượng.
4N3Đ "đẩy thuyền" về An Giang khám phá "vùng đất sơn kỳ thủy tú" của miền Tây Nam Bộ Được ví là "vùng đất sơn kỳ thủy tú", "vùng đất màu xanh" của miền Tây Nam Bộ, An Giang là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn. Cùng theo chân bạn Nhất Nam khám phá An Giang 4N3Đ nha! Thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ, nằm giáp với Campuchia, An Giang được ví là vùng đất "sơn kỳ thủy...