Tinh chất bọ cạp có trị được ung thư?
Nhiều người bệnh ung thư mách nhau dùng tinh chất bọ cạp để hỗ trợ điều trị, điều này có đúng?
Nhiều thông tin sử dụng nọc bọ cạp xanh phòng chống, điều trị ung thư đang được truyền miệng cũng như quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội, đa số được cho là có nguồn gốc từ Cuba. Tuy nhiên, các giáo sư đầu ngành về ung thư ở Cuba đều khẳng định họ không dùng sản phẩm này trong điều trị. Không có cơ sở khoa học về tác dụng điều trị ung thư của sản phẩm chứa nọc bọ cạp xanh.
Ngược lại, nhiều trích dẫn nghiên cứu cho thấy sản phẩm bổ trợ nọc bọ cạp xanh còn làm gia tăng sự xâm lấn của tế bào ung thư. Người bệnh cần tỉnh táo, hiểu rõ sản phẩm từ nọc bọ cạp, không phải là thần dược.
Video đang HOT
Thực tế, nọc bọ cạp xanh là hoạt chất nhiều công dụng trong y học, được nhiều nghiên cứu khẳng định tác dụng giảm đau, giảm nhẹ triệu chứng ở người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Điều này tạo điều kiện để sản phẩm từ nọc bọ cạp cả dạng thuốc và thực phẩm chức năng len vào thị trường, trong đó có cả hàng lậu, hàng giả, được ghi nhãn sản phẩm, hướng dẫn sử dụng mỗi nơi một kiểu.
Người bán lợi dụng lòng tin để quảng cáo sản phẩm với nguyên lý kích hoạt khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, từ đó điều trị một số loại ung thư như ung thư gan, phổi, vú, đường tiêu hóa giai đoạn sớm và muộn. Trong khi thực chất điều trị ung thư cần nhiều liệu pháp kết hợp chứ không chỉ dùng mỗi sản phẩm hay thực phẩm chức năng là có thể lui bệnh.
Mọi người không nên nghe theo các phương pháp dân gian, truyền miệng hay quảng cáo không có cơ sở mà đánh mất thời điểm vàng điều trị bệnh. Tốt nhất là nên gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hoặc sản phẩm bổ trợ nào khác, tránh các nguy cơ có thể xảy ra khi dùng thuốc không đúng cách.
Lý do không nên hoang mang khi nhận thông báo 'nguy cơ ung thư tuyến giáp cao'
Sau khi khám sức khỏe định kỳ, một số người lo sợ vì kết quả có bướu/nhân tuyến giáp với nguy cơ ung thư rất cao.
Kết quả siêu âm của tôi ghi nhân giáp phải, Tirads 5. Bác sĩ nói Tirads 5 nghĩa là 90% tôi bị ung thư tuyến giáp, cần khám chuyên sâu và điều trị sớm. Hiện tôi rất lo lắng, mong bác sĩ tư vấn thêm. (Hoài Linh, Đồng Nai).
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM), tư vấn:
Tirads là hệ thống ghi nhận và đánh giá bướu giáp dựa trên siêu âm. Trong đó, Tirads 1 là tuyến giáp bình thường, 2 là nhân giáp lành tính, 3 là nhân có khả năng lành tính, 4 là nghi ngờ ác tính, 5 là nghi ngờ ác tính cao.
Bạn cần lưu ý phân độ Tirads có tính gợi ý, dựa trên hình thái siêu âm, không thể chắc chắn một khối u lành tính hoặc ác tính (phải dựa trên xét nghiệm khối u). Do đó, người dân không nên tự tra cứu và suy diễn, gây hoang mang không đáng có.
Nhân giáp là tình trạng phổ biến với 60-70% người dân có nhân giáp và 90% là lành tính. Việc lạm dụng siêu âm cổ nhằm tầm soát ung thư giáp là không cần thiết, không khoa học. Trong một vài tình huống, có thể gây thêm biến chứng do can thiệp.
Phần lớn các trường hợp ung thư giáp diễn tiến chậm, không gây bất lợi cho người bệnh. Người dân nên đi khám khi có khối sưng gồ tại cổ hoặc hạch cổ, khàn tiếng, ho kéo dài.
Thực tế, trước đây, Hàn Quốc đã đẩy mạnh siêu âm vùng cổ, phát hiện bệnh nhân ung thư giáp tăng lên gấp 15 lần. Tuy nhiên, số bệnh nhân tử vong do bệnh lý này không thay đổi. Điều này có nghĩa là nhiều người hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với khối u giáp mà không cần can thiệp sớm.
Cũng cần lưu ý, việc điều trị như phẫu thuật, phóng xạ... có thể gây ra tỷ lệ thấp biến chứng như khàn tiếng, tê tay chân. Ngoài ra, không loại trừ hiện tượng một số nhân viên y tế có thể "hù dọa", lạm dụng xét nghiệm và can thiệp khiến người dân lo lắng, tốn kém không cần thiết.
Vì thế, nếu phát hiện bướu cổ, người dân bình tĩnh, không hoang mang hay tự suy diễn. Sau đó, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám, quyết định thời điểm và cách can thiệp tốt nhất.
Đột phá trong nghiên cứu phát hiện sớm ung thư ruột Các nhà nghiên cứu Australia đã đạt được bước đột phá mới khi tìm ra cách phát hiện ung thư ruột mà không cần xét nghiệm phân. Hiện nay, ung thư ruột chỉ có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT), nhằm tìm kiếm dấu vết máu không nhìn thấy bằng mắt thường trong mẫu phân. Trong nghiên...