Tình cảnh “khó cứu” của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib: Ankara “gọi”, Nga-Iran “không nhấc máy”
Mặc dù đang là bộ ba định hình cuộc xung đột ở Syria, những ước muốn của Thổ Nhĩ Kỳ tại đây không được Nga và Iran lắn nghe.
Nga-Iran đang ở bên đối lập với Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ sử dụng cuộc họp 3 bên sắp tới với Nga và Iran để kêu gọi lực lượng quân Chính phủ kiềm chế tấn công phiến quân ở phía tây bắc Syria, mặc dù khả năng thành công là khó xảy ra, các nhà phân tích nói với The Media Line.
Tính toán của Thổ Nhĩ Kỳ
Hội nghị thượng đỉnh Nga-Thổ-Iran dự kiến sẽ diễn ra tại Thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 16/9. Nga và Iran ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashir al-Assad của Syria trong khi Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ lực lượng phiến quân.
Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Hassan Rouhani ở phía đối lập so với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, ba nhà lãnh đạo vẫn có những nền tảng để có thể hợp tác giải quyết bế tắc ở Idlib – thành trì lớn cuối cùng của phiến quân đang chứng kiến các đợt giao tranh ngày càng khốc liệt.
Ryan Bohl, nhà phân tích chuyền về các vấn đề Trung Đông và Bắc Phi tại Stratfor, nói với The Media Line rằng, đã có một số thỏa thuận được đưa ra trong các hội nghị thượng đỉnh trước đây và trong khi các biện pháp “giữ thể diện” có thể vẫn được đề xuất, các trở ngại lớn vẫn còn tồn tại.
“Điều quan trọng là phải giải quyết được căn bản tình trạng hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực. Nếu không, Chính phủ Syria sẽ vẫn quyết tâm chiếm lại các vùng lãnh thổ này”, ông nói.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn duy trì ảnh hưởng ở Syria để giải quyết mối lo ngại an ninh của chính mình, cũng như để kẻ thù không thể lấn tới biên giới.
“Trong quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, kẻ thù của họ trong khu vực (như người Kurd) cần phải tiếp tục bị dằn mặt”, chuyên gia Bohl giải thích.
Video đang HOT
Ankara muốn các khu vực Syria giáp biên giới nước này sẽ được giải phóng khỏi lực lượng dân quân người Kurd, lực lượng mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là mối đe dọa hàng đầu.
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng hợp tác với Nga trong bế tắc ở tây bắc Syria, thì nước này cũng đang có một thỏa thuận mong manh với Mỹ ở phía đông bắc.
Hồi tháng 8, Washington và Ankara đã đồng ý thành lập một trung tâm điều hành chung để tiến tới thành lập một khu an toàn trong khu vực.
Mặc dù vậy, các điều khoản chi tiết về thỏa thuận vẫn chưa được hai bên đồng nhất, trong khi Ankara tiếp tục đe dọa sẽ tấn công người Kurd nếu kế hoạch xây dựng khu an toàn không diễn ra nhanh chóng.
Khả năng thành công
Sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria đang tiến thoái lưỡng nan.
Trang The Media Line dẫn lời chuyên gia về Nga và Thổ Nhĩ Kỳ Timothy Ash cho rằng, Tổng thống Erdogan sẽ sử dụng cuộc họp vào giữa tháng 9 tới để thúc đẩy các cam kết từ Syria trong việc không tiến xa hơn ở Idlib, mặc dù ông tin Nga và Iran khó có thể từ bỏ bất kỳ đòn bẩy nào đang có đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
“Họ thích tình trạng hiện tại”, Ash giải thích. “Ông Erdogan đang yếu thế hơn”.
Một cuộc tấn công vào Idlib sẽ gây rắc rối đặc biệt cho nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ vì nó có thể sẽ đẩy hàng trăm ngàn người Syria về biên giới nước này, mở ra một cuộc khủng hoảng tị nạn mới. Cần phải nhớ rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có nhiều người Syria di tản hơn bất kỳ quốc gia nào khác, với 3,6 triệu người.
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, hầu hết người dân Thổ Nhĩ Kỳ – vốn đang phải đối mặt với một nền kinh tế đang gặp khó khăn – đều muốn người tị nạn Syria sớm trở về nước.
Sự phẫn nộ đối với vấn đề người tị nạn được coi là nguyên nhân khiến đảng của ông Erdogan thua trong cuộc đua giành ghế thị trưởng Istanbul hồi tháng 6.
Chuyên gia Ash cũng nêu quan điểm rằng, mục tiêu hàng đầu của Moscow là đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi các đồng minh phương Tây, đặc biệt là Mỹ, với hành động thể hiện rõ nhất là thỏa thuận bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Ankara.
Simon Waldman, một thành viên nghiên cứu về Trung Đông tại Đại học King’s ở London, đồng tình với quan điểm Nga đang cố gắng đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi quỹ đạo của Mỹ, đồng thời làm hạn chế khả năng ảnh hưởng đến Syria của Washington thông qua Ankara.
“Nói một cách thẳng thắn, giấc mơ của Moscow trong nhiều năm là tạo ra một sự rạn nứt đáng kể trong NATO”, Waldman nói với The Media Line.
“Sự rạn nứt giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ là điều không thể tốt hơn cho lợi ích của Nga”, chuyên gia này nói thêm.
Theo nguoiduatin
Người mẫu nghi bị hạ sát, trộm nội tạng
Sofiya Lanshakova, 16 tuổi, qua đời vì viêm ruột thừa cấp khi du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ, lúc về Nga khám nghiệm tử thi thì tử cung cùng nhiều nội tạng đều biến mất.
Sofiya Lanshakova qua đời chỉ 9 tiếng đồng hồ sau khi được đưa tới bệnh viện. Ảnh:East2west.
Sofiya Lanshakova bị ốm khi đang cùng gia đình đi nghỉ dưỡng ở tỉnh Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Vyacheslav Lanshakov, 38 tuổi, bố của Sofiya, con gái anh được đưa vào vài bệnh viện tư. Cô ban đầu đau bụng, sau đó chuyển sang đau ngực. Các bác sĩ tại bệnh viện tư thứ hai được cho là đã muốn chuyển Sofiya tới thủ đô Ankara để điều trị nhưng không còn thời gian. Cô gái trẻ được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp và qua đời trong đau đớn ở bệnh viện Thổ Nhĩ Kỳ.
"Con gái chúng tôi qua đời trong cơn đau kinh hoàng. Chúng tôi đưa con đến bệnh viện lúc trưa, đến 20h thì con mất", ông bố này chia sẻ.
Bố mẹ Sofiya nghi ngờ khi bệnh viện không gửi bất cứ giấy tờ xác nhận về y tế hay kết quả xét nghiệm nào cho gia đình, ngoài giấy chứng tử. Vì thế, họ đề nghị khám nghiệm tử thi sau khi xác Sofiya được đưa về Nga.
Các bác sĩ Nga kết luận nguyên nhân tử vong là do viêm phúc mạc, trong khi các chuyên viên y tế Thổ Nhĩ Kỳ lại không hề đề cập đến tình trạng này. Viêm phúc mạc, một màng như lụa trải bên trong thành bụng và phủ các cơ quan trong bụng, đòi hỏi được chăm sóc y tế ngay lập tức để chống nhiễm trùng. Nếu không chữa trị, viêm phúc mạc có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn thân, đe dọa tính mạng người bệnh.
Bố mẹ Sofiya cho rằng con gái bị sát hại để lấy trộm nội tạng đem bán sau khi các nhà chức trách Nga khẳng định tử cung và các bộ phận khác của Sofiya đã biến mất khi họ khám nghiệm tử thi. Tình trạng buôn bán nội tạng xảy ra khá thường xuyên ở Thổ Nhĩ Kỳ.
"Họ ghi nhận trong cơ thể con gái tôi không còn vài cơ quan nội tạng, gồm cả tử cung", anh Vyacheslav Lanshakov, 38 tuổi, bố của Sofiya, nói. "Tôi nghi ngờ rằng đây là một vụ giết người, đánh cắp nội tạng đem bán".
Bố mẹ của Sofiya rất mong các nhà chức trách điều tra làm rõ cái chết của con gái. Ảnh: east2west.
Báo cáo pháp y đầy đủ về cái chết của người mẫu tuổi teen dự kiến sẽ được công bố ở Nga vào tháng tới.
Theo Mirror, Vyacheslav đã gửi thư lên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, yêu cầu điều tra vụ việc.
"Các bác sĩ đã làm gì suốt 9 tiếng đó?", anh thắc mắc. "Phải chăng họ đã giết con gái tôi. Chúng tôi muốn xin ngài hãy xử lý, làm rõ chuyện này".
Sofiya từng tham gia các cuộc thi sắc đẹp dành cho lứa tuổi teen ở thành phố Krasnoyarsk thuộc Nga. Cô cũng từng là một người mẫu nhí.
Hướng Dương / Ngoisao.net/Mirror
Theo baophapluat
Không có "liên minh" nào với Thổ-Iran-Trung Quốc: Nước Nga của ông Putin vẫn "kiêu hãnh" và giữ "đỉnh cao quyền lực"? Người ta vẫn thường nói về việc Nga đang thành lập những liên minh với Thổ Nhĩ Kỳ, Iran hay Trung Quốc, nhằm đối đầu với phương Tây. Nhưng đó có thực sự là liên minh hay không? Câu trả lời dường như là không. Nga-Thổ-Iran là các đối tác cho giải pháp hòa bình ở Syria. Bất chấp các lệnh trừng phạt...