Tình cảnh của gần 1.200 công nhân ở TP.HCM bị sa thải khi Tết cận kề
17 năm gắn bó, cô Hường dự tính sẽ làm công nhân thêm vài năm nữa để đủ tuổi về hưu.
Nhưng rồi đùng một cái, công ty thông báo sa thải hàng loạt, gần 1.200 công nhân mất việc. Trong khi, Tết đã cận kề.
Nước mắt công nhân…
16h30, sau một ngày làm việc vất vả, cô Đặng Thị Hường (51 tuổi) tranh thủ mua một ít thức ăn trước cổng công ty rồi vội quay về căn trọ nhỏ của mình. Chỉ còn 3 tuần nữa, cô Hường cũng như gần 1.200 công nhân của công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân) sẽ chính thức bị cho nghỉ việc vì công ty gặp khó khăn, quyết định thu hẹp sản xuất do không có đơn hàng.
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa, gần 1.200 công nhân của công ty TNHH Tỷ Hùng sẽ chính thức mất việc làm
Đưa đôi tay quệt nước mắt, cô Hường cho biết hơn 17 năm qua, cô rời Nghệ An để vào TP.HCM làm công nhân, số tiền 7-8 triệu mỗi tháng giúp cô trang trải sinh hoạt, gửi tiền về quê để chăm lo cho con cái, gia đình. Tuy cuộc sống không mấy khá giả nhưng có được công việc làm, đặc biệt ở tuổi ngoài 50 như cô đã là một điều may mắn.
“Cô làm ở đây 17 năm mấy tháng rồi, còn mấy năm nữa là về hưu thôi mà giờ công ty không cho làm nữa, mình lớn tuổi rồi, có chỗ nào nhận đâu”, cô Hường nghẹn lời.
Sau buổi tan làm, cô Hường buồn bã trở về phòng trọ và chưa biết những ngày sắp tới cuộc sống sẽ ra sao?
Ngày nhận được thông báo công ty cho nghỉ việc, cô Hường bật khóc. Về đến căn phòng trọ của mình, đối diện với 4 bức tường trống, cô chẳng biết những ngày sắp tới mình sẽ sống ra sao. Chỉ còn vài năm nữa, cô sẽ có lương hưu, tuy không nhiều nhưng 2-3 triệu/tháng ở quê nhà giúp phần đời còn lại của cô bớt cơ cực. Mọi dự định đều tan vỡ, cô Hường chết lặng…
Cũng giống như cô Hường, chị La Thị Lệ Xuân (40 tuổi) dựa vào đồng tiền lương của công nhân để gồng gánh nuôi 2 đứa con nhỏ. Từ lúc công ty thông báo cho nghỉ, chị Xuân chẳng còn biết tính gì nữa, nhất là khi cái Tết đã cận kề.
Thông báo của công ty khiến chị Xuân và những công nhân khác chết lặng…
Bàng hoàng, hụt hẫng và lo sợ khi nghĩ đến những ngày sắp tới, tiền học phí, tiền ăn uống, bánh sữa cho con, chị Xuân lấy đâu ra để lo liệu.
“30/11 công ty cho nghỉ, chị thất nghiệp chứ đâu có chỗ nào nhận đâu, gần Tết rồi, ai mà nhận người mới. Mọi năm có thưởng Tết, đỡ lắm, con mình còn có sữa uống. Giờ thì không có gì là chắc chắn nữa”, chị Xuân tâm sự.
Công nhân lớn tuổi, Tết nhất đến nơi, khó càng thêm khó…?
Trong số 1.185 công nhân của công ty TNHH Tỷ Hùng bị chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 1/12, có đến 50% lao động là nữ ngoài 40 tuổi. Điều này khiến cho việc xoay trở của những công nhân lớn tuổi sau khi mất việc khó càng thêm khó.
Tình cảnh khốn khổ của gần 1.200 công nhân bị cho nghỉ việc trước Tết tại TP.HCM
Lặng ngồi một góc trước cửa phòng trọ, chị Võ Thị Phượng (44 tuổi) chua xót khi đây là lần đầu tiên trong suốt 18 năm qua, chị lo sợ phải tìm một công việc mới, nhất là khi bản thân đã lớn tuổi.
Chồng mất, chị Phượng rời vùng quê nghèo Trà Vinh lên TP.HCM để kiếm việc làm, phụ gia đình trang trải chi phí. Thấm thoắt đã 18 năm 4 tháng, chị làm việc, gắn bó với công ty TNHH Tỷ Hùng. So với việc ở quê nhà không có đất đai, ruộng vườn, tiền lương mỗi tháng từ việc làm công nhân giúp chị Phượng lo đủ cho bản thân và gia đình mình. Nhưng chị không ngờ, công ty mà chị đã gắn bó hơn 18 năm ròng lại rơi vào tình cảnh khốn đốn, buộc phải sa thải hàng loạt công nhân.
18 năm 4 tháng gắn bó, chị Phượng không nghĩ rằng công ty của mình lại rơi vào tình cảnh khốn khổ như vậy
” Nghe xong chị không dám tin, chỉ nghỉ đó là tin đồn thôi. Lúc công ty thông báo sẽ cho nghỉ, chị sửng sốt, sắp Tết rồi, chị biết xin việc ở đâu”, chị Phượng bần thần nói.
Theo chị Phượng, mặc dù mấy tháng gần đây, lượng hàng để công nhân làm không còn nhiều như trước (không có tăng ca) nhưng vẫn có việc để công nhân làm, công ty còn có nhiều chi nhánh khác. Cho nên lúc thông báo cho gần 1.200 công nhân thôi việc, ai ai cũng bất ngờ.
“Như chị 44 tuổi rồi, cũng khó xin việc làm, Tết thì cũng gần tới, đâu chỗ nào chịu nhận mình lúc này đâu. Chị ở quê lên, 18 năm chỉ biết gắn bó với công ty này, giờ đùng một cái, chả biết tính gì nữa cả, xe máy thì cũng không biết chạy. Chắc chỉ mong có quán ăn nào cho rửa chén, giúp việc nhà cần người để đi làm thôi”, chị Phượng thở dài.
Cuộc sống của những người công nhân đã khó nay lại khó hơn…
Mọi năm, sau khi lĩnh tiền thưởng Tết, có hàng tăng ca nhiều, chị Phượng cũng có dư chút ít để về quê mua quà tặng gia đình, phụ lo cho mẹ già và con cái nuôi cháu. Giờ bất ngờ bị cho nghỉ việc, chị cũng như gần 1.200 công nhân hoang mang.
“Công ty cho nghỉ như vậy, xin việc ở đâu, người trẻ họ còn có cơ hội chứ như tụi chị, già rồi, ai mà mướn”, vừa nói, chị Phượng nhìn chị Trần Thị Giúp (48 tuổi, quê Đồng Tháp), buồn bã.
Hơn ai hết, cả chị Phượng và chị Giúp hiểu rằng, bị công ty cho nghỉ việc lúc này chẳng khác nào gia đình các chị mất đi chiếc cần câu cơm. Chị Phượng thì 18 năm gắn bó, chị Giúp cũng đã 17 năm, không ngại cực, sợ khó, họ vẫn mong có được một công việc ổn định để nuôi sống bản thân, phụ giúp gia đình.
Chị Giúp cho biết ở tuổi 48, nếu đi kiếm công việc mới sẽ rất khó, nhất là cái Tết đã cận kề
Những ngày làm việc ít ỏi còn lại ở công ty, cả hai chị biết rằng chẳng còn cơ hội hay phép màu nào để mình có thể thoát khỏi cảnh thất nghiệp.
Trong căn trọ xập xệ, những người phụ nữ lớn tuổi nhìn nhau, chẳng biết nói gì. Tiền trọ, tiền điện, tiền sinh hoạt mỗi tháng, tiền phụ nuôi mẹ già, chăm con…, tất cả như một mớ hỗn độn mà bản thân những người công nhân như chị Phượng, chị Giúp hay chị Xuân, cô Hường đang đối mặt.
Cuộc sống công nhân làm thuê, ở mướn trước giờ đã khổ, giờ lại càng thêm chồng chất khó khăn. Chẳng ai dám nghĩ đến tương lai ở những ngày sắp tới…
“Năm ngoái thì dịch bệnh, năm nay thì bị cho nghỉ việc”, sau câu nói chua chát của anh Minh (chồng chị Giúp), cả dãy trọ chỉ còn lại tiếng thở dài. Chưa bao giờ, cuộc sống của những người công nhân lại khổ như vậy, nhất là Tết đã cận kề đến nơi.
Trước đó, trên nhiều phương tiện truyền thông báo đài, công ty TNHH Tỷ Hùng cho biết đã quyết định thu hẹp sản xuất và chấm dứt hợp đồng lao động với 1.185 công nhân, bắt đầu từ ngày 1/12.
Sau khi chấm dứt hợp đồng, công ty TNHH Tỷ Hùng thông báo trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 là 2 tháng tiền lương cho cán bộ, công nhân viên có ngày vào công ty từ năm 2008 trở về trước.
Công ty thông báo trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại điều 47 Bộ luật Lao động năm 2019 là 2 tháng tiền lương cho toàn bộ lao động bị cắt giảm. Các trợ cấp thôi việc/mất việc làm được chi trả vào ngày 2/12.
Ngoài ra, công ty cũng đồng ý chi tiền thưởng năm 2022 cho toàn bộ người lao động bị cắt giảm đợt này. Mức thưởng cho người lao động làm đủ 12 tháng trong năm 2022 là 1 tháng lương. Tiền thưởng của người không làm đủ 12 tháng sẽ tính theo thời gian làm việc thực tế trong năm 2022.
Sau khi chi trả hết các quyền lợi, công ty TNHH Tỷ Hùng sẽ tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội, trả sổ cho công nhân từ ngày 19 đên 24/12 để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Tuyên truyền cảnh giác với 'tín dụng đen' trong công nhân
Thông qua các hình thức tuyên truyền, thời gian qua, các cấp Công đoàn trong tỉnh Bình Phước phối hợp cùng ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, giúp công nhân lao động tiếp cận nhanh các thông tin cần thiết liên quan đến chế độ, chính sách, nâng cao hiểu biết về pháp luật; đặc biệt là các thông tin liên quan đến "tín dụng đen".
(Ảnh tư liêu) Khuyến cáo của Công an Bình Phước về sự nguy hiểm của tín dụng đen.
Lực lượng thanh niên công nhân luôn được các cấp Công đoàn xem là đối tượng trọng tâm trong công tác tuyên truyền. Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất giày dép Grand Gain (Khu Công nghiệp Đồng Xoài 2) có trên 5.000 công nhân lao động. Đại diện công ty cho biết, kiến thức pháp luật của một số công nhân còn hạn chế. Thông qua các buổi tuyên truyền trực tiếp về chế độ, chính sách, trong đó có "tín dụng đen" đã giúp người lao động nhận thức được quyền lợi và nâng cao cảnh giác.
Theo Chủ tịch Công đoàn Công ty Grand Gain Thái Thị Huyền, thời gian qua, công ty có nhiều trường hợp vướng vào "tín dụng đen". Một số người lao động đã vay tiền từ các tổ chức "tín dụng đen". Sau khi các tổ chức tín dụng đó không đòi được tiền nợ đã quay lại tìm cán bộ công đoàn, nhân sự để đăng thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội nhằm uy hiếp người khác, tạo áp lực cho người vay nợ. Những trường hợp này đã ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của cán bộ trong doanh nghiệp.
"Các buổi tuyên truyền rất thiết thực để công nhân lao động trong công ty nắm bắt và tiếp nhận được nhiều kỹ năng hơn trong cuộc sống. Thông qua các buổi tuyên truyền đã giúp cho anh chị em nhận thức tốt hơn và cảnh giác hơn đối với an ninh trật tự bên ngoài", bà Thái Thị Huyền cho biết thêm.
Chị Phạm Thị Ngọc Nữ, nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất giày dép Grand Gain cho biết: "Tham gia các buổi tuyên truyền về pháp luật đã giúp tôi biết thêm những thông tin liên quan đến chế độ của người lao động, các quy định pháp luật, đặc biệt là "tín dụng đen". Đây là những thông tin trước kia tôi không để ý".
Thời gian qua, ngoài việc linh động các hình thức tuyên truyền pháp luật, việc ra quân triệt phá các băng nhóm "tín dụng đen" được Công an tỉnh Bình Phước đẩy mạnh. Trung tá Nguyễn Văn Thủy, Đội trưởng Phòng Xây dựng Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Công an tỉnh Bình Phước cho biết: "Hiện nay, chúng tôi đang tăng cường công tác tuyên truyền để đội ngũ công nhân nói riêng, các tầng lớp nhân dân nói chung nâng cao cảnh giác, không tham gia vào các hoạt động "tín dụng đen". Thời gian tới, nhất là dịp Tết, lực lượng Công an ra quân triệt phá các băng nhóm này, mục đích làm trong sạch địa bàn".
Việc tăng cường tuyên truyền cảnh giác với "tín dụng đen", phổ biến pháp luật trong thời gian qua đã góp phần nâng cao nhận thức cho người lao động về những chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền đã góp phần khơi dậy truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân cùng tinh thần đoàn kết, thi đua, sáng tạo trong lao động và sản xuất. Các ngành chức năng cùng Công đoàn các cấp đã linh hoạt trong tuyên truyền đã giúp công nhân lao động nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng hạnh phúc gia đình và an toàn xã hội.
Sinh viên, người lao động thuê trọ chỉ phải trả tối đa 2.014 đồng cho 1 số điện, nếu bị thu đắt hơn hãy gọi ngay đường dây nóng Theo quy định, công nhân, người lao động, sinh viên thuê trọ được tính giá điện tối đa là 2.014 đồng/kWh, chủ trọ thu tiền điện cao hơn quy định có thể bị xử phạt. Những ngày vừa qua, thông tin Bộ Công thương đề xuất cách tính giá điện mới đã thu hút sự quan tâm của người dân. Cụ thể, theo...