“Tỉnh càng nghèo đề xuất viện phí càng cao”
Đến thời điểm này đã có 50 địa phương gửi đề xuất mức giá 447 dịch vụ y tế, trong đó, đa số đều tăng giá rất cao. Đặc biệt, càng những tỉnh nghèo, quỹ BHYT của tỉnh đã “vỡ” thì càng đề xuất giá cao.
Ông Lê Văn Phúc, Trưởng Phòng Chế độ Bảo hiểm Y tế, Ban Thực hiện chính sách BHYT-Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Ông Lê Văn Phúc, Trưởng Phòng Chế độ Bảo hiểm Y tế, Ban Thực hiện chính sách BHYT-Bảo hiểm xã hội Việt Nam trao đổi với phóng viên Dân trí xung quanh việc đề xuất giá viện phí tại các địa phương.
Mức giá không phù hợp!
Thưa ông, đến nay ngoài Bắc Ninh đã có địa phương nào áp dụng giá viện phí mới? Đánh giá của ông về những đề xuất giá viện phí này tại các địa phương?
Đến nay, Bắc Ninh là địa phương đầu tiên thực hiện mức giá viện phí mới. Còn lại, trên trên 20 tỉnh, thành khác đã có sự thống nhất giữa Sở Y tế, Sở Tài chính, cơ quan Bảo hiểm xã hội và đang trình lên HĐND. Ngoài ra, còn 10 tỉnh, thành phố vẫn đang trong quá trình thẩm định, xây dựng mức giá. Gần 20 tỉnh thành gửi đề xuất giá về BHXH VN nhưng đang bị kiến nghị bởi đề xuất mức giá quá cao, không phù hợp.
Cụ thể mức giá các địa phương đề xuất là như thế nào, thưa ông?
Trong số 50 địa phương gửi báo cáo về mức giá dịch vụ y tế, có 10 tỉnh đề xuất mức giá rất cao, tương đương 90-100% (so với khung giá kịch trần mà Bộ Y tế đưa ra), 15 tỉnh có mức giá từ 85-90% mức tối đa.
Trong khi đó, trong hướng dẫn thực hiện giá viện phí mới đã nêu rõ, giá viện phí mới được xây dựng dựa vào cơ cấu, định mức kinh tế – kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành và đặc biệt phải dựa trên thực trạng về chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực thực hiện các dịch vụ của cơ sở khám chữa bệnh tình hình kinh tế xã hội và khả năng cân đối quỹ BHYT trên địa bàn.
Nhưng trên thực tế, càng những tỉnh nghèo, vùng núi, vùng sâu vùng xa điều kiện kinh tế khó khăn, quỹ BHYT bội chi lại càng đề nghị mức giá cao. Các địa phương đề nghị mức viện phí cao gồm: Cao Bằng, Lào Cai, Đắc Lắc, Sơn La, Vĩnh Long… Mức giá ở các địa phương này đề xuất cao gần bằng mức kịch trần chỉ được áp dụng cho những BV hạng đặc biệt như BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, BV Trung ương Huế…. Trong khi đó, một số điạ phương khác có điều kiện kinh tế – xã hội tương đương lại đề xuất mức giá thấp hơn nhiều như: Lạng Sơn (78% so với giá tối đa), Bắc Giang (71%), Lai Châu (70%), Kon Tum (70%) Hà Nam (63%), Hà Tĩnh (74%). Ngay tại Hà Nội, Hải Phòng là hai thành phố mức giá đề xuất cũng chỉ chiếm 73% và 72%. Việc thực hiện giá viện phí mới tại Hà Nội cũng được áp dụng theo lộ trình để giảm sự tác động tới người dân.
Nói cụ thể hơn, như với mức giá khám bệnh mà Bộ Y tế đề xuất được tính khám 35 người bệnh/bàn khám. Trong khi đó, ở các địa phương rất khó đạt được mức khám này nhưng vẫn đề xuất giá tương đương là không công bằng.
Video đang HOT
Việc các địa phương đua nhau tăng giá kịch trần có tác động như thế nào đến quỹ BHYT cũng như những người dân trực tiếp đi khám bệnh, thưa ông?
Khi tăng viện phí thì 35- 40% người dân chưa có thẻ BHYT sẽ bị tác động mạnh khi đi khám chữa bệnh. Ngay cả những đối tượng đã có thẻ BHYT cũng chịu tác động nhất định bởi họ phải cùng chi trả 5 – 20%. Vì thế, nếu ở các vùng khó khăn mà vẫn phê duyệt mức giá viện phí cao sẽ tác động mạnh tới người dân.
Lại quá tải tuyến Trung ương!
Ngoài sự tác động trực tiếp đến người dân và quỹ BHYT, với mức giá này, liệu có xảy ra tình trạng người dân các địa phương đổ xô về tuyến TƯ khám không, thưa ông?
Theo tôi, chắc chắn điều đó xảy ra nếu các địa phương áp dụng mức giá cao tương đương tại các thành phố, thậm chí nhiều địa phương áp gần bằng mức kịch trần vốn chỉ được thực hiện tại một vài bệnh viện hạng đặc biệt.
Ví như tại Bắc Ninh hiện đang áp dụng giá viện phí mới với mức tăng trung bình bằng khoảng 85% so với khung giá tối đa. Cụ thể, giá ngày giường bệnh tương đương với 89%, giá khám bệnh là 89%, giá các dịch vụ kỹ thuật khoảng 87%… Trong khi đó, ngay tại các bệnh viện của Hà Nội, mức giá tăng trung bình chiếm 73%. Khi đó hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng người dân từ Bắc Ninh sẵn sàng chi thêm một chút tiền tàu xe đổ về Hà Nội khám.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có giải pháp gì để giảm xu hướng địa phương nào cũng tăng giá kịch trần, thưa ông?
Theo quy định, Bộ Y tế sẽ phê duyệt giá của các bệnh viện trực thuộc Bộ. Còn tại các địa phương, UBND và HĐND các tỉnh, thành phố mới là nơi có toàn quyền trong việc xem xét, phê duyệt giá viện phí mới của các BV thuộc địa phương quản lý.
Trên thực tế, với những địa phương đề xuất mức giá cao, chưa phù hợp, BHXH VN đã yêu cầu cơ quan BHXH các tỉnh báo cáo gửi UBND tỉnh về những bất hợp lý khi xây dựng giá viện phí mới và cả những tác động đến người dân, quỹ BHYT nếu áp dụng giá viện phí đó. Ngoài ra, BHXH VN cũng đã gửi văn bản tới lãnh đạo của các địa phương đó, đề nghị cân nhắc, phê duyệt mức giá phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và thu nhập bình quân chung của địa phương, bảo đảm có lộ trình thực hiện đến mức giá tối đa. Giá dịch vụ y tế tăng phải tính đến khả năng cân đối quỹ BHYT tại địa phương bởi khi tăng giá, dịch vụ y tế, quỹ BHYT phải chi thêm ít nhất 25%. Mục đích chính cũng là để việc tăng giá dịch vụ y tế không tác động mạnh đến đời sống của người dân mỗi khi đi khám chữa bệnh. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn là của UBND và HĐND tỉnh. Như Bắc Ninh, dù BHXH VN đã có văn bản nhưng mức giá vẫn được thông qua.
Xin cảm ơn ông!
Ông Lê Văn Phúc cho biết, sớm nhất đến 1/8 mới có khoảng 70% địa phương thực hiện được giá viện phí mới. Vì thế, trong năm 2012 quỹ BHYT vẫn đảm bảo khả năng chi trả. Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng chi phí như hiện nay, năm 2013 sẽ có nhiều địa phương bị bội chi quỹ BHYT và tính chung trên cả nước cũng thì quỹ BHYT khó có thể cân đối và sẽ phải đề nghị Chính phủ tăng mức đóng BHYT.
Theo dantri
Lời khai đê hèn của nhân viên y tế hãm hiếp bé 3 tuổi
Dư luận TP.Hồ Chí Minh đang xôn xao trước vụ hiếp dâm trẻ em do một nhân viên y tế thực hiện. Tại cơ quan điều tra, lời khai nhận của nghi phạm đã thể hiện thái độ coi thường luật pháp và tính dâm ô đê hèn của kẻ khoác áo blu.
Đối tượng Tạ Quang Bình trong đêm bị công an bắt giữ.
Kẻ bệnh hoạn mặc áo blue
Ngay sau khi nhận được tin báo, của gia đình nạn nhân bé Nguyễn Thị T (3 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) về nghi ngờ bé bị cán bộ trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng hiếp dâm, Công an phường 7 (quận 10, TP.Hồ Chí Minh) đã nhanh chóng có mặt tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng mời mẹ con cháu T cùng nghi can Tạ Quang Bình về trụ sở để làm việc.
Tại đây, cháu T vẫn hoảng sợ khi nhìn thấy Bình. Trên chiếc váy của cháu bé có dính một ít máu còn khá mới, bộ phận sinh dục bị bầm tím. Còn nghi can thì vẫn luôn khẳng định không làm chuyện gì bậy bạ để tổn thương với bé gái 3 tuổi này. Tuy nhiên những lời quanh coi chối tội của Bình đã vô ích vì ngay trên bộ quần áo blu màu trắng tinh của Bình đang khác trên mình vẫn còn rất nhiều vết máu mới dính vào.
Lập tức, các điều tra viên khám trên người nghi can thì nhận thấy dương vật Bình bị rách, chảy máu. Sau vài tiếng đồng hồ truy hỏi, "yêu râu xanh" này đã cúi đầu nhận tội. Sau đó, Công an phường 7 đã chuyển hồ sơ cùng nghi can lên Công an quận 10 thụ lý, tiếp tục điều tra làm rõ.
Tạ Quang Bình khai nhận: Trong lúc đo khám cho cháu T, hắn thấy ở trên lầu 1 vắng bệnh nhân đến khám, chỉ có một người đang ngồi ở phía tầng trệt và 2 nhân viên của Trung tâm. Sau khi đo lần một cho cháu T thành công, Bình tiếp tục đo thêm lần hai để cho kết quả được chuẩn xác. Biết cháu T sẽ có thể đo để chuẩn đoán bệnh ho hen suyễn nên Bình đưa bé gái ra ngoài rồi báo cho chị P xuống quầy thu ngân để đóng tiền và để bé gái ở trên để đo lại.
Khi đưa cháu T vào phòng, Bình nổi máu dâm tà nên đã hiếp dâm bé gái. Nhưng vì nạn nhân còn quá nhỏ nên chỗ kín của kẻ dâm ô đã bị tổn thương. Lúc này cháu T cũng bị đau nên gào khóc gọi mẹ. Sợ mọi người phát hiện, Bình luống cuống lấy giấy lau máu dính trên nền nhà rồi bế cháu T vào nhà vệ sinh với mục địch gột rửa để xóa dấu vết. Tuy nhiên Bình chưa kịp đưa nạn nhân vào nhà vệ sinh thì đã bị mẹ bé T bắt gặp. Cơ quan CSĐT Công an quận 10 đã ra quyết định bắt khẩn cấp đối với Tạ Quang Bình để tiếp tục điều tra về hành vi "hiếp dâm trẻ em".
Nhìn lại câu chuyện đau lòng
Sau khi sự việc xảy ra, gia đình đưa cháu T đi giám định tại Trung tâm Pháp y TP.Hồ Chi Minh và Bệnh viện Nhi đồng để xác định cháu đã bị xâm hại tình dục hay không. Lúc này bé gái luôn trong tình trạng hoảng loạn, sợ người lạ. Kết quả giám định xác định cơ quan sinh dục của cháu T đã bị xâm hại khiến tấy đỏ, màng trinh có hơi giãn nhưng chưa bị rách.
"Tôi không thể ngờ rằng một Trung tâm Chăm sóc sức khỏe uy tín như thế lại có một kẻ bệnh hoạn đáng kinh tởm như vậy. Đứa bé nó còn quá nhỏ có biết gì đâu vậy mà... Chúng tôi tôi sẽ nhờ các cơ quan bảo vệ trẻ em cũng như cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh kẻ thú tính này" - anh H. bức xúc cho biết.
Được biết, Bình từng theo học tại trường Trung Cấp điều dưỡng Phương Nam (quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh). Sau khi ra trường đã từng làm điều dưỡng tại Bệnh viện 115. Đến đầu năm 2011, Tạ Quang Bình xin vào làm việc tại Trung tâm. Bình được phân công trong việc đo chức năng hô hấp. Trong quá làm việc tại Trung tâm Bình được coi là nhân viên ít nói, hiền lành và rất nhiệt tình với công việc.
Kể lại sự việc trong sự uất ức, anh Nguyễn Văn H. (ngũ quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh), bố của bé Nguyễn Thị T cho biết: Do sức khỏe yếu, mỗi khi trái gió trở trời là lại trở bệnh ho và hen suyễn. Gia đình đã thường xuyên cho cháu đi khám và mua thuốc về uống nhưng bệnh tình vẫn chưa thuyên giảm.
Cách đây hơn nửa năm, vợ chồng anh H đưa con gái đi khám ở một số cơ sở y tế tư nhân. Do máy móc thiết bị không đủ, các bác sĩ đã giới thiệu anh H đưa con tới Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe cộng đồng (số 10, đường Lý Thường Kiệt, phường 7, quận 10, do Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh quản lý) để khám và chữa bệnh. Tại đây, cháu T được nam nhân viên kỹ thuật phụ trách máy móc đo khám chẩn đoán bệnh Tạ Quang Bình (26 tuổi, ngụ quận 10, TP. Hồ Chí Minh) tiếp nhận để tiến hành đo khám.
Sau khi sự việc xảy ra, Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh đã cử Thanh tra Sở xuống xác minh sự việc, đồng thời kiểm tra phạm vi hoạt động chuyên môn của Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng này. Đại diện Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh) cho biết, Bình đã có vợ và con nhỏ mới hơn một tuổi. "Thời gian gần đây Bình không có một biểu hiện gì bất thường.
Chúng tôi cũng đã tiếp xúc với gia đình của Bình để tìm hiểu nhưng mọi thứ đều hết sức bình thường, không có điều gì khác lạ xảy ra. Vì vậy sự việc xảy ra ngay tại Trung tâm khiến cho chúng tôi hết sức bất ngờ và không thể tin Bình lại làm điều động trời đến như vậy..." - vị đại diện Trung tâm phân trần.
Lần đó, do cháu T còn quá nhỏ nên chưa thể đo kiểm tra mức độ chính xác của bệnh nên các bác sĩ hẹn tái khám cho cháu sau vài tháng.
Gần đây, cháu T tiếp tục lại phát bệnh bị ho hen suyễn kéo dài nên vợ chồng anh H lại đưa con gái đến Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe cộng đồng để đo khám.
Khoảng 17h ngày 12/6, vợ anh H chở con gái đến Trung tâm để khám bệnh. Lúc này Trung tâm có 3 nhân viên trực, trong đó có Tạ Quang Bình. Cũng như những lần trước, mẹ bé T bế con vào trong phòng đo độ hen suyễn để cho Bình chụp, đo rồi rồi quay ra ngoài ngồi chờ. Đến khoảng 30 phút sau, Bình dắt cháu T ra ngoài rồi thông báo rằng cháu bé đã có thể đo khám được. Tuy nhiên mới chỉ đo được lần một, còn lần hai thì chưa thành công. Lúc này Bình cho mẹ bé T biết sẽ đưa cháu T vào phòng máy đo lại một lần nữa để có kết quả chính xác.
Sau đó Tạ Quang Bình yêu cầu mẹ cháu T đi xuống quầy thu viện phí ở tầng trệt để đóng tiền viện phí. Người mẹ định dắt con gái theo thì Bình liền nói nhanh: "Chị định đưa cháu đi đâu vậy? Chị cứ để tôi đưa cháu vào phòng ngồi chờ trước chứ bé đang bị ho suyễn nặng như thế này mà đi lại nhiều thì chút bé mệt lắm...". Nghe vậy, mẹ bé T rất cảm kích trước tấm lòng bác sĩ này.
Đóng viện phí xong, chị quay lại phòng đo thì nhìn thấy Bình đang bế cháu T đi rất nhanh về phía nhà vệ sinh với vẻ mặt khá hoảng hốt, còn con chị thì đang giãy giụa gào khóc. Cảm thấy có bất thường, mẹ bé T liền giằng lấy con để dỗ dành. Qua kiểm tra, chị hoảng hốt nhìn thấy khu vực vùng kín của cháu T bị chảy máu.
Nghi ngờ con gái bị xâm hại, người mẹ túm cổ Bình mà hỏi: "Anh đã làm gì con bé mà máu có cả trên áo của nó thế kia?". Bình mặt tái mét, miệng ấp úng: "Tôi không có làm gì đứa bé hết. Sao chị nói tôi thế". Thấy thái độ khả nghi đó, mẹ bé T liền bế con gái chạy ra đường hô hoán lên cho mọi người biết rồi nhờ báo công an.
Theo ANTD
Bệnh viện thu phí hơn 1 triệu đồng/ngày Nhiều bệnh nhân thấy mình như bị lừa sau khi được Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển sang "cơ sở" hai (còn gọi là vệ tinh) của bệnh viện này điều trị. Mỗi bệnh nhân dù bệnh nhẹ hay nặng cũng phải trả hơn 1 triệu đồng viện phí mỗi ngày. Vừa được Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển sang Trung tâm Chỉnh hình và...