Tính cả tiền cam kết, Quỹ vaccine phòng COVID-19 nhận được hơn 8,3 nghìn tỷ đồng
Theo Kho bạc Nhà nước, tính đến 17 giờ ngày 23/7, Quỹ vaccine phòng COVID-19 đã nhận được 8,229 nghìn tỷ đồng (gồm ngoại tệ quy đổi), nếu tính cảm số tiền cam kết tài trợ, Quỹ nhận được hơn 8,3 nghìn tỷ đồng.
Ngân hàng tăng cường ủng hộ phòng, chống dịch. Ảnh: Trần Nguyên.
Dịch COVID-19 bùng phát kéo dài khiến cuộc sống người dân lao đao, nhiều doanh nghiệp kiệt quệ nên nhu cầu thuốc vaccine cũng như các giải pháp quyết liệt chống dịch được đặt lên hàng đầu. Hiện, nhiều ngân hàng, tổ chức vẫn đang tiếp tục ủng hộ kinh phí phòng, chống dịch, đặc biệt hỗ trợ Thành phố (TP) Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Mới đây, BIDV đã khẩn cấp hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 của TP Hồ Chí Minh trị giá 10 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được TP Hồ Chí Minh sử dụng cho việc mua sắm trang thiết bị y tế, triển khai công tác tiêm vắc-xin và các công tác phục vụ phòng chống dịch. Tổng giá trị BIDV thực hiện hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong 2 năm 2020, 2021 đến nay là hơn 135 tỷ đồng.
Tại nhiều địa phương khác trong cả nước, các chi nhánh BIDV trên địa bàn cũng đã nhanh chóng vận động cán bộ công nhân viên chung tay ủng hộ chia sẻ với chính quyền địa phương, các cơ sở y tế trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Sáng 23/7, Sacombank đã trao tặng 30 tỷ đồng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Cũng trong ngày, hơn 70 tỷ đồng đã được Tập đoàn Sovico, Vietjet và HDBank trao gửi nhằm nhanh chóng hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại TP Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Theo đó, Vietjet và HDBank đã trao tặng 10 xe cứu thương cho Sở Y tế TP Hồ Chí Minh. Hai đơn vị này cũng tài trợ trang thiết bị cho các khu chăm sóc tích cực bệnh nhân nặng, với tổng cộng hơn 1.000 giường cho các bệnh viện của thành phố.
Để bảo đảm minh bạch, công bằng, Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19 đã công khai đầy đủ các đơn vị, tổ chức, bao gồm cả những đơn vị đã chuyển tiền hoặc đã cam kết nhưng sẽ chuyển sau. Các đơn vị doanh nghiệp đã chuyển tiền đóng góp đều có xác nhận rõ ràng, thống kê đầy đủ.
Đây là cơ sở để cơ quan Thuế thực hiện tính chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị định 44/2021/NĐ-CP 31/3/2021 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.
Bên cạnh việc tiếp nhận ủng hộ tới Quỹ vaccine phòng COVID-19, Bộ Tài chính đã nhanh chóng ban hành Thông tư số 41/2021/TT-BTC hướng dẫn về tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và kế toán, quyết toán, công khai tài chính quỹ, bảo đảm công khai minh bạch, hiệu quả. Để quản lý chặt chẽ, hiệu quả số tiền ủng hộ, số dư tiền chuyển vào quỹ ở các ngân hàng thương mại đến cuối ngày được chuyển hết về Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước và chuyển tiếp ngay về Ngân hàng Nhà nước.
Theo Bộ Tài chính để tiêm được cho 75 triệu dân, nguồn lực cần khoảng 25.200 tỷ đồng; trong đó ngân sách đã chuẩn bị được hơn 14.000 tỷ đồng và cần thêm khoảng 11.000 tỷ đồng.
Xe đạp Thống Nhất qua hơn 60 năm phát triển: Luôn đồng hành cùng người Việt
Có tên tuổi từ hơn 60 năm qua, xe đạp Thống Nhất được đông đảo người dân biết đến.
Trong "cơn lốc" dịch Covid-19, Thống Nhất vẫn khẳng định bản lĩnh với kết quả sản xuất, kinh doanh hiệu quả nhờ tư duy và chiến lược hợp lý của đội ngũ lãnh đạo DN trẻ.
Doanh thu hàng nghìn tỷ
Đến Nhà máy sản xuất xe đạp Thống Nhất trong những ngày dịch đang diễn biến phức tạp, tiếp tôi theo đúng quy định của phòng chống dịch, Phó Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Thống Nhất Hà Nội Nguyễn Phúc Linh tự hào: Trái ngược với tình trạng ảm đạm của nhiều mặt hàng khi dịch Covid-19 bùng phát, kinh doanh xe đạp vẫn tăng mạnh, thậm chí luôn trong tình trạng cháy hàng...
Theo ông Linh, dịch Covid-19 bùng phát, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội làm thay đổi đời sống của người dân, mọi người chú ý hơn tới vấn đề rèn luyện và bảo vệ sức khỏe bản thân. Nhiều chuyên gia khuyến nghị, trong mùa dịch đạp xe chính là hình thức tập luyện nâng cao thể lực, giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Vì lý do đó, nhu cầu về xe đạp của người dân tăng cao, mở ra cơ hội tăng trưởng lớn cho thị trường xe đạp tại Việt Nam, trong đó có Thống Nhất với dòng xe bán chạy nằm ở phân khúc cận trung cấp giá dao động từ 1,5 - 3,3 triệu đồng.
Áp dụng công nghệ, sử dụng rô bốt vào dây chuyền sản xuất tại Công ty CP Thống Nhất Hà Nội. Ảnh: Khắc Kiên
Theo báo cáo của Thống Nhất, số lượng xe đạp được bán ra trong năm 2020 ước đạt 3 triệu xe với doanh thu trên 6.000 tỷ đồng; doanh thu linh, phụ kiện, dịch vụ là gần 1.000 tỷ đồng...
Tự hào hàng Việt Nam
Bên tiếng ồn trong dây chuyền sản xuất với sự miệt mài của người lao động để kịp các đơn hàng, ông Nguyễn Phúc Linh tâm sự, trải qua 61 năm đồng hành và phục vụ người tiêu dùng Việt Nam, xe đạp Thống Nhất hiện có mặt khắp mọi miền của Tổ quốc thông qua các kênh bán lẻ, bán buôn, dự án và thương mại điện tử. DN liên tục mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ, đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thống Nhất luôn hướng tới và mong muốn là một trong những DN có sản phẩm đa dạng được "Người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam". "Dự báo trước về nhu cầu tăng đột biến nhằm đáp ứng được về sản lượng, DN chủ động đầu tư máy móc công nghệ, tuyển thêm lao động, mở rộng quy mô sản xuất. Đối với chuỗi cung ứng xe đạp, Thống Nhất chủ động tìm kiếm thêm các nhà cung cấp trong và ngoài nước để đảm bảo nguồn cung ổn định..." - ông Linh nói.
Có được kết quả đó, ngày 27/2/2017 là cột mốc quan trọng, đánh dấu ngày xe đạp Thống Nhất (Công ty TNHH MTV Thống Nhất) chuyển đổi thành Công ty CP Thống Nhất Hà Nội. Trong vòng 4 năm sau cổ phần hóa, đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu trong và ngoài nước, xe đạp Thống Nhất vẫn đứng vững và luôn đạt mức tăng trưởng hàng năm. Giai đoạn 2017 - 2019 xe đạp Thống Nhất tăng trưởng trung bình 50%/năm, đặc biệt khi dịch Covid-19 xuất hiện năm 2020, Thống Nhất tăng trưởng 90% và dự báo năm 2021 tăng trưởng 115%.
Chủ động mục tiêu kép
Doanh thu khả quan trong bối cảnh dịch bệnh nhờ DN đã chủ động thực hiện mục tiêu kép. Không chỉ tập trung sản xuất, kinh doanh, Thống Nhất đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế; thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ chống dịch Covid-19 tại đơn vị; thực hiện các quy trình khai báo y tế, quy định giãn cách với các nhân viên, lái xe giao hàng liên tỉnh; tại các vị trí làm việc thường xuyên tiếp xúc với nhiều khách hàng (thu ngân, bảo vệ...), tăng khoảng cách giãn cách tối thiểu 2m đối với khu vực thanh toán; tăng cường việc trao đổi online, thư điện tử đối với các khách hàng, chuyên gia nước ngoài khi liên hệ làm việc với DN; đo thân nhiệt và yêu cầu 100% công nhân, người lao động rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang khi làm việc...
Với việc áp dụng công nghệ, cải tiến mẫu mã, chất lượng xe đạp Thống Nhất đã có rất nhiều sản phẩm trưng bày giới thiệu với khách hàng. Ảnh: Khắc Kiên
Công ty bố trí phân xưởng làm việc thông thoáng khí, hạn chế máy lạnh, điều hòa khi làm việc trong không gian kín; khu vực nhà ăn, nơi nghỉ trưa bố trí phân luồng, giãn cách tại nơi nhận thức ăn, thường xuyên phun, khử khuẩn, tăng cường tuyên truyền bằng hình ảnh, áp phích; lên danh sách cụ thể với toàn bộ nhân viên, người lao động tại đơn vị và sơ đồ hóa cụ thể tất cả các bộ phận, phân khu làm việc của DN để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch, truy vết trong trường hợp cần thiết...
Người tiêu dùng Việt luôn khát khao sử dụng sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đa dạng với giá thành hợp lý từ những thương hiệu trong nước và xe đạp Thống Nhất tự hào cùng người Việt trên hành trình ấy. "Chất lượng của xe đạp Thống Nhất luôn giữ được sự ổn định và an toàn, chúng tôi không ngừng cải tiến về thiết kế, kiểu dáng, mẫu mã, công năng, dựa vào các báo cáo nghiên cứu trải nghiệm của người dùng" - ông Phúc Linh nói.
Trên 4.400 nhân viên y tế trên cả nước đến hỗ trợ TP Hồ Chí Minh chống dịch Ngày 17/7, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, đã có 24 đoàn với trên 4.400 nhân viên y tế đến chi viện cho ngành y tế thành phố khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Về việc huy động nhân lực cho các bệnh viện điều trị COVID-19 đang quá tải, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc...